Vứt bỏ ngay 2 món đồ gia dụng này trong nhà vì kim loại nặng dễ vượt tiêu chuẩn, nhiều gia đình vẫn sử dụng
2 món đồ gia dụng này thường không an toàn vì có nguy cơ nhiễm quá nhiều kim loại nặng. Nhiễm kim loại nặng có thể dẫn đến sự tiến triển dần dần của quá trình thoái hóa về thể chất, cơ bắp và thần kinh.
Kim loại nặng là một loại nguyên tố kim loại có mật độ và độc tính cao. Các kim loại thường gặp bao gồm chì, thủy ngân, cadmium, crom,... Các nguyên tố này có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người ở một nồng độ nhất định, đặc biệt đối với các nhóm nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Trong cuộc sống hàng ngày, một số vật dụng gia đình có nguy cơ trở thành nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng do các vấn đề về nguyên liệu hoặc quy trình sản xuất.
Nếu trong nhà bạn có 2 món đồ gia dụng này, bạn không nên sử dụng vì có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao.
1. Đồ thuỷ tinh pha chì
Đồ thủy tinh được sử dụng rộng rãi vì có tính thẩm mỹ cao và đây cũng là vật dụng được thay thế cho một số đồ nhựa để bảo vệ môi trường và sức khoẻ.
Tuy nhiên, một số sản phẩm thủy tinh do nhà sản xuất không kiểm soát chặt chẽ về chất lượng có thể chứa lượng chì lớn. Chì là một chất độc hại. Việc hấp thụ quá nhiều chì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống của cơ thể con người, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Vì vậy, nếu trong nhà có đồ thủy tinh chứa chì thì bạn nên ngừng sử dụng ngay và vứt bỏ ngay.
Làm thế nào để biết thuỷ tinh có pha chì?
Để nhận biết xem thuỷ tinh có pha chì hay không, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
- Nghe tiếng vang của đồ dùng : Lấy tay búng nhẹ vào sản phẩm và tập trung lắng nghe âm thanh phát ra. Vật dụng chứa chì có tiếng kêu rất vang, thường kêu coong coong vang tai giống kim loại. Đồ không nhiễm chì tiếng kêu nghe đục và bé hơn.
- Quan sát trạng thái, màu sắc, hoa văn : Bạn có thể ngâm đồ thuỷ tinh vào dung dịch giấm ăn. Nếu thấy vật dụng đó trắng ra hoặc giấm chuyển màu thì có khả năng đồ vật đó có chứa kim loại nặng để giúp quá trình nung diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, mọi người nên mua bát, đĩa hay chai lọ thuỷ tinh có màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng. Tránh mua những những sản phẩm hoa văn lòe loẹt, nhiều họa tiết.
Khi mua đồ thuỷ tinh, bạn nên lưu ý 2 yếu tố trên và không nên mua đồ có giá thành quá rẻ vì sẽ không đảm bảo được độ an toàn.
2. Nồi bằng inox kém chất lượng
Đồ dùng nhà bếp bằng inox được nhiều hộ gia đình yêu thích vì độ bền và dễ dàng vệ sinh.
Tuy nhiên, trên thị trường có một số nồi nấu bằng inox chất lượng thấp có thể bị pha tạp kim loại nặng như cadmium và chì. Những kim loại nặng này dần dần được giải phóng trong quá trình nấu nướng, từ đó làm ô nhiễm thực phẩm. Việc tiêu thụ những thực phẩm như vậy trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
Việc nhiễm chì và cadmium trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể dẫn đến bệnh thận, xương và phổi,...
Làm thế nào để nhận biết nồi được làm từ inox kém chất lượng?
Để phân biệt nồi được làm từ inox chất lượng cao hay kém, mọi người có thể dựa vào một số đặc điểm:
- Màu sắc, độ sáng : Inox chất lượng tốt có màu sắc sáng bóng và mịn màng, còn những sản phẩm hàng nhái, inox mạ thường có những vết gờ do giáp nối, độ sáng nhờ nhợ.
- Độ vang của nồi : Gõ vào đáy nồi để kiểm tra độ vang của nồi, nếu là nồi inox dày, chất liệu tốt sẽ không có âm vang khi gõ.
- Dùng nam châm kiểm tra : Nồi inox tốt sẽ không hút hoặc hút nam châm nhẹ. Nếu nồi inox kém chất lượng, đặc biệt có pha nhiều sắt thì sẽ hút nam châm.
Một số lời khuyên mua và sử dụng đồ gia dụng an toàn
- Khi mua hàng, hãy chọn thương hiệu và thương gia uy tín, đồng thời chú ý kiểm tra chứng nhận tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm nếu đạt yêu cầu.
- Tránh mua đồ gia dụng cũ hoặc đã qua sử dụng
- Tránh mua hàng có giá thành quá rẻ
- Thường xuyên kiểm tra xem các đồ dùng nhà bếp có bị hư hỏng, ăn mòn hay không và thay thế ngay nếu phát hiện vấn đề.
Nguồn: Smzdm