Vụ đột tử để lại 1.000 tỷ đồng: Đồng ý trả 100.000 USD
Liên quan đến vụ bà T.K.P. (SN 1946, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) đột ngột qua đời để lại khối tài sản trị giá gần 1.000 tỷ đồng nhưng không di chúc, em trai bà P. đã kiện con nuôi bà để đòi 100.000 USD. Sau khi hòa giải, con gái nuôi bà T. đã chấp nhận trả tiền.
Theo nội dung vụ việc, bà T.K.P. ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em, bà không có con đẻ mà chỉ có một người con nuôi duy nhất là bà T.H.H.L.(SN 1987). Quá trình nhận nuôi bà L., bà P. đã thực hiện đầy đủ các thủ tục về nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.
Lúc sinh thời, bà P. có nghề làm bún gạo do được cha mẹ truyền lại. Do làm ăn phát đạt nên cơ sở sản xuất bún gạo của bà ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Khối lượng tài sản bà sở hữu cứ thế lớn dần lên đến con số “khủng”, cả ngàn tỷ đồng, bao gồm: 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD; trang sức có rất nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm trị giá lên tới cả trăm tỷ đồng. Ngoài ra, bà P. còn có rất nhiều tài sản là bất động sản, đất đai khác.
Bà P. đột tử để lại rất nhiều tài sản, sổ tiết kiệm trị giá lớn nhưng không có di chúc (hình minh họa)
Do bà P. mất đột ngột không để lại di chúc nên sự việc từng gây xôn xao dư luận. Nhiều quan hệ pháp luật phát sinh liên quan đến khối tài sản khổng lồ trên. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, con nuôi của bà P. là T.H.H.L. trở thành người duy nhất được thừa hưởng khối tài sản nếu các bên không có một chứng cứ nào khác. Cô gái đã làm thủ tục khai nhận khối di sản thừa kế do mẹ nuôi để lại.
Cũng từ sau khi bà P. mất, nhiều mối quan hệ tranh chấp tài sản đã phát sinh giữa các anh chị em ruột bà P. và cô cháu nuôi T.H.H.L. Trong đó, ông T.L.K. (em trai bà P.) đã có đơn khởi kiện H.L. đòi lại 100.000 USD.
Trong đơn khởi kiện, ông Kim trình bày trước đây đã nhờ bà Thạch Kim P. gửi giùm số tiền 100.000 USD tại một ngân hàng của Việt Nam. Giấy tờ liên quan đến việc gửi ngân hàng do bà P. giữ. Sau đó đến ngày 10/03/2011 bà P. bị đột tử, con gái nuôi bà P. (tức T.H.H.L.) đã làm giấy cam kết sẽ trả lại cho ông số tiền trên sau khi hoàn tất việc khai nhận di sản thừa kế. Việc cam kết có hai người làm chứng là ông Lê Thanh Hùng và bà Hồ Mỹ Hạnh. Tuy nhiên, sau đó bà L. không thực hiện cam kết nên ông K. khởi kiện ra tòa.
Vụ kiện được tòa án thụ lý từ năm 2013, tòa đã triệu tập hai phía, hòa giải nhiều lần nhưng phía bị đơn luôn vắng mặt, vụ kiện kéo dài. Lần gần đây nhất phiên tòa dự kiến được mở là ngày 26/12/2014, bà L. tiếp tục vắng mặt, phiên xử không thể diễn ra.
Chiều nay (6/5), TAND TP.HCM dự kiến đưa vụ kiện ra xét xử. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, phía bị đơn là bà L. đã chấp nhận trả cho nguyên đơn 100.000 USD như cam kết trước đó. Về án phí dân sự, mỗi bên chịu một nửa. Do hai bên đạt được thỏa thuận nên tòa không đưa vụ kiện ra xét xử.
Theo quy định pháp luật, trong thời hạn 7 ngày nếu phía nguyên đơn và bị đơn vẫn giữ nguyên quan điểm chấp nhận việc hòa giải trên thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành để các bên thi hành. Như vậy, một trong 3 vụ kiện phát sinh từ việc bà P. đột tử không để lại di chúc đã tạm thời khép lại.
Lúc sinh thời, bà P. có nghề làm bún gạo do được cha mẹ truyền lại. Do làm ăn phát đạt nên cơ sở sản xuất bún gạo của bà ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Khối lượng tài sản bà sở hữu cứ thế lớn dần lên đến con số “khủng”, cả ngàn tỷ đồng, bao gồm: 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD; trang sức có rất nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm trị giá lên tới cả trăm tỷ đồng. Ngoài ra, bà P. còn có rất nhiều tài sản là bất động sản, đất đai khác.
Do bà P. mất đột ngột không để lại di chúc nên sự việc từng gây xôn xao dư luận. Nhiều quan hệ pháp luật phát sinh liên quan đến khối tài sản khổng lồ trên. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, con nuôi của bà P. là T.H.H.L. trở thành người duy nhất được thừa hưởng khối tài sản nếu các bên không có một chứng cứ nào khác. Cô gái đã làm thủ tục khai nhận khối di sản thừa kế do mẹ nuôi để lại.
Cũng từ sau khi bà P. mất, nhiều mối quan hệ tranh chấp tài sản đã phát sinh giữa các anh chị em ruột bà P. và cô cháu nuôi T.H.H.L. Trong đó, ông T.L.K. (em trai bà P.) đã có đơn khởi kiện H.L. đòi lại 100.000 USD.
Trong đơn khởi kiện, ông Kim trình bày trước đây đã nhờ bà Thạch Kim P. gửi giùm số tiền 100.000 USD tại một ngân hàng của Việt Nam. Giấy tờ liên quan đến việc gửi ngân hàng do bà P. giữ. Sau đó đến ngày 10/03/2011 bà P. bị đột tử, con gái nuôi bà P. (tức T.H.H.L.) đã làm giấy cam kết sẽ trả lại cho ông số tiền trên sau khi hoàn tất việc khai nhận di sản thừa kế. Việc cam kết có hai người làm chứng là ông Lê Thanh Hùng và bà Hồ Mỹ Hạnh. Tuy nhiên, sau đó bà L. không thực hiện cam kết nên ông K. khởi kiện ra tòa.
Vụ kiện được tòa án thụ lý từ năm 2013, tòa đã triệu tập hai phía, hòa giải nhiều lần nhưng phía bị đơn luôn vắng mặt, vụ kiện kéo dài. Lần gần đây nhất phiên tòa dự kiến được mở là ngày 26/12/2014, bà L. tiếp tục vắng mặt, phiên xử không thể diễn ra.
Chiều nay (6/5), TAND TP.HCM dự kiến đưa vụ kiện ra xét xử. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, phía bị đơn là bà L. đã chấp nhận trả cho nguyên đơn 100.000 USD như cam kết trước đó. Về án phí dân sự, mỗi bên chịu một nửa. Do hai bên đạt được thỏa thuận nên tòa không đưa vụ kiện ra xét xử.
Theo quy định pháp luật, trong thời hạn 7 ngày nếu phía nguyên đơn và bị đơn vẫn giữ nguyên quan điểm chấp nhận việc hòa giải trên thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành để các bên thi hành. Như vậy, một trong 3 vụ kiện phát sinh từ việc bà P. đột tử không để lại di chúc đã tạm thời khép lại.