Vụ bé gái 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu: Cần làm rõ vai trò của người mẹ

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Bé gái từng phải đi viện, từng phát hiện những dấu hiệu bạo hành, tại sao người mẹ không cầu cứu hàng xóm, cầu cứu chính quyền hoặc người thân.

Liên tục trong thời gian qua cả nước xảy ra nhiều vụ án khiến trẻ em là nạn nhân đáng thương sau những cuộc tình "chắp vá".

Cụ thể như trong vụ bé gái 8 tuổi tại TP HCM, sau khi ly hôn, bé ở với bố và bồ của bố. Người gây án chính là người tình của bố, sau đó cơ quan chức năng xác định vai trò của người cha cũng rất quan trọng (vì anh ta biết người tình bạo hành con nhưng lại không can thiệp...).

Mới đây nhất là vụ bé gái 3 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì 9 cái đinh ghim do người tình của mẹ gây ra.

Vụ bé gái 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu: Cần làm rõ vai trò của người mẹ - Ảnh 1.

Bị can Nguyễn Trung Huyên

Trước những vấn đề trên, bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam vừa có chia sẻ ý kiến liên quan đến vấn đề an toàn đối với trẻ em.

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chia sẻ, khi cuộc hôn nhân tan vỡ, mỗi người sẽ tự quyết định cho vận mệnh của mình, chúng ta cần tôn trọng sự tự do đó của họ. Có nhiều cặp đôi "rổ rá cạp lại" đã rất hạnh phúc, không phải tất cả nhưng nhất là những người mẹ nếu cảm thấy không đem lại sự an toàn cho những đứa con của mình thì hãy bình tâm, không nên vì cái riêng của mình mà đánh mất hạnh phúc của trẻ.

Theo bà Hồng, truyền thống phụ nữ Việt Nam vẫn có câu để đời "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn", hay "Cá chuối đắm đuối vì con".

Đối với vụ bé gái 3 tuổi nghi bị người tình của mẹ bạo hành, bà Hồng không bình luận về việc đúng sai vì cơ quan chức năng đã vào cuộc và đang làm rõ.

Khu nhà trọ nơi bé gái sống cùng mẹ

Khu nhà trọ nơi bé gái sống cùng mẹ

Tuy nhiên, với vai trò của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Phó chủ tịch cho rằng, bé gái từng phải đi viện, từng phát hiện những dấu hiệu bạo hành, tại sao người mẹ không cầu cứu hàng xóm, cầu cứu chính quyền hoặc người thân.

Liệu các lần con gái bị người tình bạo hành, người mẹ này có biết không, hay biết mà không lên tiếng, đó còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân.

Hàng xóm không phát hiện dấu hiệu lại của cặp đôi

Hàng xóm không phát hiện dấu hiệu lạ của cặp đôi

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho biết thêm, Luật Phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi đang soạn thảo cần có những điều luật cụ thể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em tại các gia đình.

Các cấp chính quyền cần tuyên truyền để người dân hiểu và có ý thức tố giác tội phạm, bảo vệ trẻ em ngay trong cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống.

Chia sẻ