Với tay lấy mấy nguyên liệu bếp nhà "có cả đống", đũa gỗ, muỗng gỗ sẽ chẳng còn mùi ẩm mốc khó chịu nữa

Newben,
Chia sẻ

Không cần phải mua dung dịch tẩy rửa làm gì, bạn chỉ cần mở tủ bếp ra và lấy mấy nguyên liệu này ra, những đôi đũa bạn dùng sẽ trông như mới, hoàn toàn an toàn để sử dụng, chẳng còn mùi khó chịu nữa.

Đũa là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dùng đũa một thời gian, việc vệ sinh không đúng cách, bảo quản chưa hợp lý đã góp phần khiến đũa có dấu hiệu bị mốc, có mùi khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời, những đôi đũa gỗ này sẽ là môi trường hoàn hảo để các vi khuẩn, vi trùng có hại ẩn náu, góp phần gây hại cho sức khỏe của người dùng. Thế nên việc bạn nên nắm những cách thức để vệ sinh đũa, giữ đũa không bị ẩm mốc là cực kì cần thiết để bảo quản sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Không cần phải mua dung dịch tẩy rửa làm gì, bạn chỉ cần mở tủ bếp ra và lấy mấy nguyên liệu này ra, những đôi đũa bạn dùng sẽ trông như mới, hoàn toàn an toàn để sử dụng, chẳng còn mùi khó chịu nữa.

Muối

Với tay lấy mấy nguyên liệu bếp nhà có cả đống, đũa gỗ, muỗng gỗ sẽ chẳng còn mùi ẩm mốc khó chịu nữa - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Đây chính là nguyên liệu hoàn hảo để loại bỏ mùi ẩm mốc trên các vật dụng bằng gỗ, cụ thể là đũa gỗ, muỗng gỗ... Bạn chỉ cần cho muối vào nồi nước lã, cho thêm vật dụng bằng gỗ có dấu hiệu ẩm mốc vào nồi rồi đun sôi. Không cần lâu, bạn chỉ cần đun khoảng 5 đến 10 phút là được. Sau khoảng thời gian đó, bạn vớt đũa gỗ hay muỗng gỗ ra rồi phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời trong 1 ngày. Nhớ thường xuyên đảo mặt đũa, muỗng để đảm bảo toàn bộ vật dụng được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Thường xuyên áp dụng cách vệ sinh này, đũa gỗ, muỗng gỗ sẽ sáng đẹp, trông như mới, chẳng lo nấm mốc.

Baking soda

Với tay lấy mấy nguyên liệu bếp nhà có cả đống, đũa gỗ, muỗng gỗ sẽ chẳng còn mùi ẩm mốc khó chịu nữa - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Công dụng làm vệ sinh của nguyên liệu nấu ăn này thì chúng ta đã quá quen thuộc rồi. Giờ đây, bạn cũng có thể dùng nguyên liệu này để làm sạch đũa gỗ, muỗng gỗ có dấu hiệu nấm mốc, ẩm rồi đấy. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn baking soda với nước cốt chanh thành hỗn hợp sền sệt, thoa đều lên đồ vật gỗ cần làm vệ sinh. Sau đó mang đi phơi nắng trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước nóng, phơi cho thật khô, thật ráo nước.

Nước ấm

Với tay lấy mấy nguyên liệu bếp nhà có cả đống, đũa gỗ, muỗng gỗ sẽ chẳng còn mùi ẩm mốc khó chịu nữa - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

Bạn biết nước ấm có công dụng làm sạch vết dầu mỡ một cách nhanh chóng phải không? Và đây cũng sẽ là một cách nhanh chóng để mùi ẩm mốc khó chịu trên đũa gỗ, muỗng gỗ bay đi mất đó. Với những đồ dùng bằng gỗ có mùi ẩm mốc, bạn chỉ cần ngâm vào thau nước ấm nóng từ 5 đến 10 phút, sau đó vớt ra phơi dưới nắng cho khô, ráo nước hoàn toàn. Đây là cách bạn có thể áp dụng mỗi ngày nhé.

Chanh

Với tay lấy mấy nguyên liệu bếp nhà có cả đống, đũa gỗ, muỗng gỗ sẽ chẳng còn mùi ẩm mốc khó chịu nữa - Ảnh 4.

Cùng với nước sôi, chanh là một nguyên liệu an toàn để giúp loại bỏ mùi ẩm mốc khó chịu, góp phần diệt vi khuẩn trên các vật dụng bằng gỗ như đũa gỗ, muỗng gỗ. Bạn pha loãng nước cốt chanh với nước sôi, sau đó ngâm đũa gỗ, muỗng gỗ vào trong khoảng 15 phút. Chưa đến 15 phút mà nước nguội, bạn có thể thay bằng thau nước chanh nóng loãng khác để ngâm. Cuối cùng vớt ra, phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời.

Giấm

Với tay lấy mấy nguyên liệu bếp nhà có cả đống, đũa gỗ, muỗng gỗ sẽ chẳng còn mùi ẩm mốc khó chịu nữa - Ảnh 5.

Cũng tương tự như chanh, giấm rất thích hợp để làm vệ sinh đũa gỗ, muỗng gỗ. Cách sử dụng cũng tương tự như với chanh bạn nhé.

Ngoài ra, để hạn chế đũa bị mốc, bạn nên biết những điều sau:

- Đầu tiên khi mới mua đũa về, việc cần thiết phải làm là rửa thật sạch, trụng đũa qua nước sôi, sau đó phơi nắng thật ráo rồi mới được sử dụng. Bởi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, đũa đã có thể bị nhiễm khuẩn, virus hay chất hóa học nào đó.

- Sau khi dùng đũa để gắp thức ăn, nên rửa sạch bằng xà phòng, rửa lại 3 lần bằng nước sạch bởi nếu để xà phòng còn bám lại trên đũa, chúng sẽ theo thức ăn thâm nhập vào cơ thể bạn. Đũa rửa xong phải được phơi nắng cho khô ráo, tránh để ẩm dễ bị mốc, mối mọt, gây ngộ độc thực phẩm, nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, nặng hơn sẽ trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Đặc biệt, khi rửa đũa, bạn không nên mạnh tay chà xát như thói quen từ trước đến nay vẫn làm (được cho là sẽ sạch đũa). Tuy nhiên, đây là cách khiến lớp sơn bảo vệ đũa bị mất đi, từ đó tạo ra rãnh nhỏ là nơi trú ẩn cho vi sinh vật.

- Ngoài ra, hàng tuần bạn nên trụng, luộc đũa trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó phơi khô ráo rồi mới cất. Đó là cách loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ