Với 2 cách đơn giản này, ruột gối sẽ nhanh chóng hết vết ố, bẩn
Để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đạt hiệu quả tẩy trắng ruột gối hoàn hảo, đây chính là những cách mà bạn nên áp dụng!
Ruột gối bị ố vàng, mốc và có mùi hôi khó chịu là những điều dễ xảy ra sau 1 thời gian dùng gối, chăn... Tuy nhiên, hầu như các chị em thường chỉ có thói quen giặt hoặc thay vỏ gối chứ xử lý các vấn đề đó thì không. Cùng lắm, sau 1 vài tháng kể từ khi xuất hiện, nhiều người sẽ chọn cách vứt bỏ, rất lãng phí.
Nhưng với những mẹo nhỏ sau đây, bạn sẽ không cần phải vứt bỏ những chiếc gối cũ của mình nữa, và việc giặt giũ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Cách giặt ruột gối, chăn bằng máy để đánh bay vết ố vàng
1. Chuẩn bị:
Để việc thực hiện được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, các chị em hãy chuẩn bị những thứ sau:
– Baking soda
– Bột giặt
– Nước rửa bát
– Chất tẩy trắng
– Nước ấm
2. Cách thực hiện:
– Đầu tiên, bạn cho nước vào một nửa lồng giặt với tỉ lệ 3 phần nước lạnh, 1 phần nước nóng.
– Tiếp theo, bạn cho nước rửa bát, nước tẩy, baking soda và bột giặt vào máy giặt theo tỉ lệ 1: 1: 1: 2.
– Cho gối vào bên trong lồng giặt, nhấn nút khởi động để máy giặt hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, khi máy xả hơi lần đầu tiên, hãy nhấn nút tạm dừng để đảo chiều bộ chèn gối và sau đó tiếp tục hoàn thành chu trình giặt. Như vậy, phần ruột gối sẽ được giặt sạch sẽ hơn.
Lưu ý:
Khi giặt áo gối bằng máy giặt, bạn nên cho áo gối vào lồng giặt theo chiều quay của máy để giặt hiệu quả hơn.
Tuyệt đối không nhồi nhét quá nhiều áo gối vào lồng giặt. Tốt nhất nên giặt riêng những đồ bị ố vàng bằng cách này.
Không chọn chế độ vắt mạnh để tránh bông của ruột gối bị xoắn.
Sau khi giặt xong, bạn nên phơi gối dưới ánh nắng mặt trời cho khô hẳn, tránh ẩm mốc.
Cách giặt ruột gối, chăn bằng tay để đánh bay vết ố vàng
1. Chuẩn bị
– Bột giặt
– Giấm trắng
– Baking soda
– Nước ấm
2. Cách thực hiện
– Thêm 1 thìa bột giặt, 1/2 cốc giấm trắng và 1/2 cốc muối nở hòa tan trong nước ấm. Để ruột gối ngâm trong dung dịch này khoảng 15 – 20 phút.
– Tiếp theo, bạn dùng tay xoa và bóp vỏ gối nhiều lần để làm sạch vỏ gối. Sau đó, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi hết bọt và có thể lau khô.
Trên đây là 2 cách giặt ruột gối hiệu quả. Hi vọng với cách này gối của bạn sẽ trắng sạch như mới mà không cần tốn quá nhiều chi phí để thay một chiếc mới.
Những lưu ý để hạn chế tình trạng ruột gối bị ố vàng
Tùy theo chất liệu của gối mà sẽ có những cách phù hợp, vậy nên hãy tham khảo thật kĩ để áp dụng và đạt hiệu quả cao nhé!
1. Ruột bông và ruột lông vũ
Đây là hai loại ruột gối không có khả năng kháng khuẩn, dễ bám bụi bẩn, khó làm sạch được nên sẽ dễ bị ố vàng. Theo đó, với những loại gối bông cần được giặt 1-2 tháng một lần, đồng thời cần thay gối mới sau nhiều tháng sử dụng vì tuổi thọ của chất liệu này không cao.
2. Gối cao su tự nhiên được làm từ mủ cao su nguyên chất
Với cấu trúc đặc và cứng nên có thể ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thường xuyên hút bụi gối để ngăn tình trạng các lỗ thông khí bị tắc bụi, gây ố vàng phần cao su bên trong. Đối với loại gối này, chỉ cần dùng khăn lau những chỗ ruột gối bị đổi màu chứ không cần giặt thường xuyên.
3. Giặt và phơi ruột gối vào những ngày có nắng
Vì ruột gối nếu không nhanh chóng phơi khô sẽ dễ bị ẩm mốc và bốc mùi khó chịu. Tuy nhiên phải phơi trong bóng râm hoặc tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dễ gây chuyển màu gối và giảm chất lượng.
Nếu bạn cần sấy khô bằng máy trong trường hợp cần gấp hay những ngày mùa đông ẩm thấp, hãy cho một vài quả bóng tennis vào trong những chiếc tất sạch và bỏ vào sấy cùng với gối giúp hút bớt nước và khiến gối nhanh khô hơn.
4. Đặc biệt lưu ý với gối của trẻ em
Đối với trẻ nhỏ từ 5 đến 10 tuổi thì gối nên được giặt 2 lần/tuần vì đây lứa tuổi trẻ hiếu động nhất, rất nhanh ra mồ hôi khiến gối nhanh bốc mùi và ố vàng.
5. Nên chọn loại vỏ bọc ruột chăn - gối tốt
Vì khi dùng vỏ bọc loại tốt, thì chỉ cần vệ sinh vỏ chăn - gối thường xuyên còn ruột gối 3-5 năm giặt - là khô 1 lần.
Nếu ruột gối đã quá cũ, ố vàng nặng hoặc thời gian sử dụng dài, hãy cân nhắc đến việc thay gối mới.
Nguồn: Cleanipedia