Vô sinh vì... những kẻ “rong chơi”
Trong số rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, có hai kẻ “đi lạc” mà giới y học chỉ mặt đặt tên: tinh hoàn ẩn và lạc nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, không dễ để phát hiện ra những kẻ “rong chơi” này để đưa chúng về đúng vị trí.
Ẩn mình gây họa
Tinh hoàn ẩn (hay tinh hoàn đi lạc) là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở bé trai. Từ lúc còn trong bào thai, do nhiều yếu tố mà “hạt giống” này di chuyển không “tới nơi tới chốn”, cho đến khi sinh ra vẫn còn “mắc kẹt” ở ổ bụng hoặc ở ống bẹn mà không đến đúng “bến” là bìu. Theo thống kê, có khoảng 90% các trường hợp tinh hoàn ẩn còn rong ruổi ở bẹn (có thể sờ thấy khi thăm khám) và 10% tinh hoàn không sờ thấy được, trong số không sờ được này có 1/2 nằm trong ổ bụng, 1/2 tinh hoàn còn lại có thể teo đi ngay từ trong bụng mẹ hoặc có kích thước quá nhỏ không thể sờ thấy (một số ít trường hợp khác, tinh hoàn “rày đây mai đó” khi thì về bìu, khi chạy lên bẹn).
PGS-TS-BS Lê Tấn Sơn, trưởng bộ môn Ngoại nhi Đại học Y Dược TP.HCM, Trưởng khoa Niệu BV Nhi Đồng II cho biết, bé trai từ lúc sinh ra cho đến gần một tuổi, tinh hoàn có thể tự di chuyển để tìm đường về đúng chỗ là bìu mà không cần can thiệp. Sau một tuổi, tinh hoàn không tự xuống được mà cần phải được phẫu thuật. Lứa tuổi để mổ đưa tinh hoàn về đúng chỗ lý tưởng nhất là một tuổi, vì theo PGS-TS Sơn, sau một tuổi, các cấu trúc mô học của tinh hoàn bị thay đổi theo hướng xấu và nó sẽ làm ảnh hưởng cả tinh hoàn của phía bên còn lại. Tinh hoàn ẩn nếu điều trị trễ sẽ tăng nguy cơ vô sinh. Ngoài biến chứng về vô sinh, tinh hoàn ẩn có khả năng gây ra ung thư cho nam giới khi trưởng thành. Thậm chí khi đã được phẫu thuật thì tỷ lệ ung thư ở người từng có tiền sử về tinh hoàn ẩn cũng cao hơn người bình thường.
Tinh hoàn nằm lạc chỗ còn có thể dẫn đến biến chứng xoắn tinh hoàn cực kỳ nguy hiểm. PGS-TS Sơn cho biết, nếu không được mổ cấp cứu trong vòng 12 giờ để kịp thời tháo xoắn thì tinh hoàn có khả năng bị hoại tử, phải cắt bỏ.
TS-BS Nguyễn Thành Như, nguyên Trưởng khoa Nam học BV Bình Dân cho biết, tỷ lệ người trưởng thành đến thăm khám và điều trị biến chứng từ tinh hoàn lạc chỗ khá cao (khoảng vài chục ca/năm), nhiều trường hợp bị ung thư ở độ tuổi dưới 30. Các bệnh nhân này, đa số là do từ nhỏ phụ huynh thiếu hiểu biết nên không được điều trị sớm. Bệnh nhân được mổ càng sớm thì càng có cơ hội có con khi trưởng thành.
Bởi vậy, các bà mẹ cần theo dõi con em mình từ lúc sơ sinh, nếu thấy những bất thường nơi bộ phận sinh dục như bìu bên to bên nhỏ, đưa tay sờ không thấy có “hạt” bên trong, tức chỉ có “vỏ” bọc bên ngoài, hoặc bìu xẹp lép một bên, có khi cả hai bên, thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời, tránh nguy cơ vô sinh và ung thư tinh hoàn về sau.
Lạc lối gây vô sinh
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một bệnh lý nội khoa của phụ khoa do rối loạn nội tiết, là tình trạng nội mạc (niêm mạc) tử cung phát triển không đúng nơi. Nếu tinh hoàn đi lạc chỉ trong “phạm vi” bẹn, ổ bụng thì LNMTC lại có mức độ lan tỏa hơn nhiều, nó di chuyển “búa xua” đến bất cứ nơi nào trong cơ thể. Nó có thể “lạc” đến thận, gan, phổi, hậu môn, thậm chí là não, da… nhưng vùng “đi hoang” chủ yếu của nó là các bộ phận sinh dục trong và sinh dục ngoài như lớp cơ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo…
Các tế bào nội mạc tuy “lạc lối” nhưng “gốc” là niêm mạc tử cung nên vẫn biến đổi theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của nội tiết buồng trứng và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt, từ đó gây đau bụng khi hành kinh.
Người bị LNMTC có thể gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau, tùy cơ quan nào có tế bào nội mạc “lạc” tới, nhưng chủ yếu xảy ra trong tử cung và vùng bụng dưới nên triệu chứng chủ yếu vẫn là đau bụng khi hành kinh, đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau dữ dội có khi ngất xỉu phải vào cấp cứu. Tuy nhiên, mức độ của cơn đau đôi khi không tỷ lệ thuận với mức độ của bệnh… Một số trường hợp khác ít phổ biến hơn, các đám nội mạc đi “lang bang” xa hơn sẽ gây ra một số bệnh dễ lầm tưởng với bệnh khác vào thời kỳ kinh nguyệt, như ở thận thì có thể có triệu chứng tiểu ra máu, ở phổi thì ho ra máu, ở hậu môn gây táo bón và mắc đi cầu…
BS Huỳnh Thị Trong, Trưởng khoa Sản BV An Sinh cho biết, bệnh LNMTC là bệnh nội tiết nên chỉ xảy ra trong độ tuổi sinh sản (từ khi có kinh đến mãn kinh), nếu không điều trị sớm sẽ dễ gây vô sinh về sau. Điều trị bệnh LNMTC khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nếu bệnh nhẹ, mới tiến triển thì bệnh nhân sẽ được cho uống các thuốc về nội tiết để ức chế quá trình phát triển của các lớp nội mạc, nếu bệnh nặng và các lớp nội mạc đã dày lên thì phải phẫu thuật bóc tách rất khó khăn. Khi các lớp nội mạc “lạc lối” còn nhỏ được điều trị thì khả năng có con còn nhiều, khi chúng đã thành những lớp mô dày, lan tràn thì khả năng có con của người phụ nữ ít đi hoặc vô sinh. Đây là bệnh thuộc về nột tiết nên đến nay y học vẫn chưa có cách phòng ngừa.
Tốt nhất, theo BS Trong thì chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện ra bệnh tật, trong đó có bệnh LNMTC và có hướng điều trị kịp thời. Bởi, chỉ với những cơn đau bụng có khi dễ nhầm với đau bụng kinh thông thường, chị em bỏ qua, đến khi các đám nội mạc phát triển nhiều mới đến bệnh viện thì khả năng điều trị và phục hồi để được làm mẹ sẽ khó khăn hơn nhiều.
Ẩn mình gây họa
Tinh hoàn ẩn (hay tinh hoàn đi lạc) là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở bé trai. Từ lúc còn trong bào thai, do nhiều yếu tố mà “hạt giống” này di chuyển không “tới nơi tới chốn”, cho đến khi sinh ra vẫn còn “mắc kẹt” ở ổ bụng hoặc ở ống bẹn mà không đến đúng “bến” là bìu. Theo thống kê, có khoảng 90% các trường hợp tinh hoàn ẩn còn rong ruổi ở bẹn (có thể sờ thấy khi thăm khám) và 10% tinh hoàn không sờ thấy được, trong số không sờ được này có 1/2 nằm trong ổ bụng, 1/2 tinh hoàn còn lại có thể teo đi ngay từ trong bụng mẹ hoặc có kích thước quá nhỏ không thể sờ thấy (một số ít trường hợp khác, tinh hoàn “rày đây mai đó” khi thì về bìu, khi chạy lên bẹn).
Cần theo dõi con em mình từ lúc sơ sinh để phát hiện sớm những bất thường nơi bộ phận sinh dục nếu có - Ảnh: Internet
PGS-TS-BS Lê Tấn Sơn, trưởng bộ môn Ngoại nhi Đại học Y Dược TP.HCM, Trưởng khoa Niệu BV Nhi Đồng II cho biết, bé trai từ lúc sinh ra cho đến gần một tuổi, tinh hoàn có thể tự di chuyển để tìm đường về đúng chỗ là bìu mà không cần can thiệp. Sau một tuổi, tinh hoàn không tự xuống được mà cần phải được phẫu thuật. Lứa tuổi để mổ đưa tinh hoàn về đúng chỗ lý tưởng nhất là một tuổi, vì theo PGS-TS Sơn, sau một tuổi, các cấu trúc mô học của tinh hoàn bị thay đổi theo hướng xấu và nó sẽ làm ảnh hưởng cả tinh hoàn của phía bên còn lại. Tinh hoàn ẩn nếu điều trị trễ sẽ tăng nguy cơ vô sinh. Ngoài biến chứng về vô sinh, tinh hoàn ẩn có khả năng gây ra ung thư cho nam giới khi trưởng thành. Thậm chí khi đã được phẫu thuật thì tỷ lệ ung thư ở người từng có tiền sử về tinh hoàn ẩn cũng cao hơn người bình thường.
Tinh hoàn nằm lạc chỗ còn có thể dẫn đến biến chứng xoắn tinh hoàn cực kỳ nguy hiểm. PGS-TS Sơn cho biết, nếu không được mổ cấp cứu trong vòng 12 giờ để kịp thời tháo xoắn thì tinh hoàn có khả năng bị hoại tử, phải cắt bỏ.
TS-BS Nguyễn Thành Như, nguyên Trưởng khoa Nam học BV Bình Dân cho biết, tỷ lệ người trưởng thành đến thăm khám và điều trị biến chứng từ tinh hoàn lạc chỗ khá cao (khoảng vài chục ca/năm), nhiều trường hợp bị ung thư ở độ tuổi dưới 30. Các bệnh nhân này, đa số là do từ nhỏ phụ huynh thiếu hiểu biết nên không được điều trị sớm. Bệnh nhân được mổ càng sớm thì càng có cơ hội có con khi trưởng thành.
Bởi vậy, các bà mẹ cần theo dõi con em mình từ lúc sơ sinh, nếu thấy những bất thường nơi bộ phận sinh dục như bìu bên to bên nhỏ, đưa tay sờ không thấy có “hạt” bên trong, tức chỉ có “vỏ” bọc bên ngoài, hoặc bìu xẹp lép một bên, có khi cả hai bên, thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời, tránh nguy cơ vô sinh và ung thư tinh hoàn về sau.
Lạc lối gây vô sinh
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một bệnh lý nội khoa của phụ khoa do rối loạn nội tiết, là tình trạng nội mạc (niêm mạc) tử cung phát triển không đúng nơi. Nếu tinh hoàn đi lạc chỉ trong “phạm vi” bẹn, ổ bụng thì LNMTC lại có mức độ lan tỏa hơn nhiều, nó di chuyển “búa xua” đến bất cứ nơi nào trong cơ thể. Nó có thể “lạc” đến thận, gan, phổi, hậu môn, thậm chí là não, da… nhưng vùng “đi hoang” chủ yếu của nó là các bộ phận sinh dục trong và sinh dục ngoài như lớp cơ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo…
Các tế bào nội mạc tuy “lạc lối” nhưng “gốc” là niêm mạc tử cung nên vẫn biến đổi theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của nội tiết buồng trứng và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt, từ đó gây đau bụng khi hành kinh.
Ảnh: GETTYIMAGES
Người bị LNMTC có thể gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau, tùy cơ quan nào có tế bào nội mạc “lạc” tới, nhưng chủ yếu xảy ra trong tử cung và vùng bụng dưới nên triệu chứng chủ yếu vẫn là đau bụng khi hành kinh, đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau dữ dội có khi ngất xỉu phải vào cấp cứu. Tuy nhiên, mức độ của cơn đau đôi khi không tỷ lệ thuận với mức độ của bệnh… Một số trường hợp khác ít phổ biến hơn, các đám nội mạc đi “lang bang” xa hơn sẽ gây ra một số bệnh dễ lầm tưởng với bệnh khác vào thời kỳ kinh nguyệt, như ở thận thì có thể có triệu chứng tiểu ra máu, ở phổi thì ho ra máu, ở hậu môn gây táo bón và mắc đi cầu…
BS Huỳnh Thị Trong, Trưởng khoa Sản BV An Sinh cho biết, bệnh LNMTC là bệnh nội tiết nên chỉ xảy ra trong độ tuổi sinh sản (từ khi có kinh đến mãn kinh), nếu không điều trị sớm sẽ dễ gây vô sinh về sau. Điều trị bệnh LNMTC khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nếu bệnh nhẹ, mới tiến triển thì bệnh nhân sẽ được cho uống các thuốc về nội tiết để ức chế quá trình phát triển của các lớp nội mạc, nếu bệnh nặng và các lớp nội mạc đã dày lên thì phải phẫu thuật bóc tách rất khó khăn. Khi các lớp nội mạc “lạc lối” còn nhỏ được điều trị thì khả năng có con còn nhiều, khi chúng đã thành những lớp mô dày, lan tràn thì khả năng có con của người phụ nữ ít đi hoặc vô sinh. Đây là bệnh thuộc về nột tiết nên đến nay y học vẫn chưa có cách phòng ngừa.
Tốt nhất, theo BS Trong thì chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện ra bệnh tật, trong đó có bệnh LNMTC và có hướng điều trị kịp thời. Bởi, chỉ với những cơn đau bụng có khi dễ nhầm với đau bụng kinh thông thường, chị em bỏ qua, đến khi các đám nội mạc phát triển nhiều mới đến bệnh viện thì khả năng điều trị và phục hồi để được làm mẹ sẽ khó khăn hơn nhiều.