Vợ quỳ lạy cầu xin chồng vào nhà vệ sinh nhớ đóng cửa, tưởng bạo lực gia đình, nào ngờ là hành động bảo vệ con gái của mẹ trẻ

Trung Hạ,
Chia sẻ

Mới đây, một đoạn trích xuất video trong một hộ gia đình ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người xôn xao bàn tán.

Gia đình chỉ có 3 người, hai vợ chồng trẻ và đứa con gái nhỏ.

Người chồng chậm rãi từ trong toilet đi ra ngồi trên sofa, bên cạnh là con gái 2 tuổi đang tự chơi một mình. Người vợ đứng bên cạnh con gái nói với giọng điệu bất lực, “cầu xin” chồng đi vệ sinh nhớ đóng cửa, không để cho con gái nhìn thấy nữa.

Có lẽ vì cảm xúc kích động, nhắc nhở nhiều lần trước đó mà anh vẫn vô ý để tình trạng này tiếp tục xảy ra, người vợ trực tiếp quỳ rạp xuống, không ngừng dập đầu, nói như van nài:

"Em quỳ xuống xin anh có được không, dập đầu như vậy được chưa? Anh đừng làm như vậy nữa, em cầu xin anh… Không yêu cầu gì cả, chỉ cần anh đi vệ sinh đóng cửa lại…".

Vợ quỳ lạy cầu xin chồng vào nhà vệ sinh nhớ đóng cửa, tưởng bạo lực gia đình, nào ngờ là hành động bảo vệ con gái của mẹ trẻ - Ảnh 1.

Vợ quỳ lạy cầu xin chồng vào nhà vệ sinh nhớ đóng cửa, tưởng bạo lực gia đình, nào ngờ là hành động bảo vệ con gái của mẹ trẻ - Ảnh 2.

Người ngoài nhìn thấy cảnh tượng này hẳn rất khó tin, cứ ngỡ là bạo lực gia đình. Trong khi đó, anh chồng vẫn hiển nhiên bình tĩnh, cúi đầu chơi điện thoại di động, chỉ nói "Ừm" qua loa.

Bé gái bên cạnh dường như không hiểu chuyện gì đang xảy ra, vì sao mẹ lại quỳ lạy bố. Bé vẫn tự chơi đồ chơi trong tay, hoàn toàn không biết hành động của mẹ thật ra là vì muốn bảo vệ con gái bé bỏng của mình.

Vì đoạn trích xuất video được chia sẻ quá rộng rãi trên mạng xã hội nên người vợ đã lên tiếng giải thích ngắn gọn: “Tôi không phải sợ chồng, cũng không hèn mọn yếu đuối, chỉ là bất lực trước thói quen của chồng, tất cả vì muốn tốt cho con gái mà thôi”.

Thì ra, anh chồng ở nhà đi vệ sinh hoặc tắm không có thói quen đóng cửa. Vì cửa nhà vệ sinh đối diện với phòng khách, nơi con gái thường chơi đùa nên nhiều lúc người mẹ đã chứng kiến cảnh con nhìn thấy bố đang tắm.

Người mẹ vô cùng sợ hãi, nhiều lần nhắc nhở chồng phải đóng cửa nhà vệ sinh, đừng để con gái thấy những gì không nên, nhưng người chồng một mực không làm theo vì cho rằng bé còn nhỏ không biết gì.

Sau nhiều lần nhắc nhở mà vẫn chứng nào tật đó, cho nên người vợ đã tức giận, chỉ còn cách quỳ xuống như thể cầu xin chồng đừng làm như vậy nữa.

Vợ quỳ lạy cầu xin chồng vào nhà vệ sinh nhớ đóng cửa, tưởng bạo lực gia đình, nào ngờ là hành động bảo vệ con gái của mẹ trẻ - Ảnh 4.

Chỉ một đoạn video ngắn ngủi nhưng chứa đựng nhiều nội dung khiến người ta không khỏi suy ngẫm.

Nhiều cư dân mạng lên tiếng bức xúc trước thói quen không tốt khi đi vào nhà vệ sinh của anh chồng, đồng thời lên án thái độ thờ ơ khi vợ quỳ xuống cầu xin.

Không ít cư dân mạng chia sẻ sự đồng cảm với người vợ, đồng thời cho rằng cô rất có ý thức giáo dục con cái, hiểu rõ tâm lý và biết điều gì tốt xấu đối với con gái nhỏ của mình. Tuy nhiên, một số người cho rằng cô không nên có hành động “hạ thấp mình” như việc quỳ xuống cầu xin chồng như vậy, thậm chí họ còn khuyên cô nên suy nghĩ lại cuộc hôn nhân của mình vì thái độ và hành động của anh chồng “quá báo động”.

Hành động của người vợ trong đoạn video cũng dễ hiểu vì tục ngữ có câu: “Nam lớn tránh mẹ, nữ lớn tránh cha”.

Mặc dù trẻ em có thể chưa hiểu nhiều thứ, nhưng là cha mẹ thì lúc nào cũng nên đặt “giới hạn” lên hàng đầu, xây dựng ý thức về giới tính cho trẻ em từ nhỏ, điều này thể hiện sự tôn trọng dành cho trẻ, cũng là đang bảo vệ chúng.

Người ta thường nói, tình yêu trưởng thành thật sự đều phải có “cảm giác ranh giới”. Biết tôn trọng khoảng cách cần thiết giữa người với người, cũng là đang tôn trọng người khác như một cá thể độc lập, bao gồm cả quyền tôn trọng những gì đối phương nhìn thấy và không thể nhìn thấy, đặc biệt là trẻ em.

Chỉ khi giúp trẻ xây dựng ý thức ranh giới rõ ràng và nhận thức về giới tính, để trẻ cảm thấy được tình yêu giữa cha mẹ và con cái, trẻ mới sở hữu quan điểm cảm xúc của mình một cách đúng đắn nhất, lớn lên cũng có thể biết tự bảo vệ bản thân tốt hơn.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ