Việt Nam làm phim ... "siêu nhanh"
Tiêu chí "nhanh, nhiều, rẻ" không những đảo lộn mọi quy tắc mà còn tạo ra những "ngôi sao" khiến người xem không thể chấp nhận nổi. Câu hỏi đặt ra là tự trọng nghề nghiệp của họ ở đâu?
Khi được hỏi về thực trạng làm phim truyền hình Việt Nam, đạo diễn Đỗ Thanh Hải ngao ngán nói: "Trước đây tôi không hề nghĩ rằng với tất cả những điều kiện như bây giờ mà cũng có thể làm phim". Anh bảo, nếu bây giờ các đạo diễn mà được lấy bút danh thì chắc sẽ nhiều không đếm xuể. Nếu như trước đây làm phim giống như bước vào một ngôi đền thiêng thì bây giờ ra trường quay thấy bát nháo kinh khủng. Các đạo diễn đã có tên tuổi sẵn sàng từ chối những kịch bản không hay vì không muốn bôi nhọ uy tín mà mình đã xây dựng bao năm nhưng các đạo diễn trẻ thì sẵn sàng nhận bất cứ kịch bản nào vì họ chẳng có gì để mất.
Với số lượng phim sản xuất mỗi năm lên đến hàng ngàn tập nhưng hiện nay, việc thiếu kịch bản hay là dễ hiểu, khát diễn viên là đương nhiên. Mức độ phủ sóng của các diễn viên miền Bắc trên sóng phim Việt giờ vàng của VTV1 vốn đã được coi là nhiều nhưng thực ra, mức độ xuất hiện của các diễn viên phía Nam còn nhiều hơn bởi có quá nhiều phim, quá nhiều kênh, quá nhiều đài truyền hình phát phim Việt. Chính vì vậy, khán giả từ thái cực được xem phim Việt nhiều lại chuyển sang chán ngán những bộ phim na ná nhau, chán luôn cả những gương mặt đã quá quen xuất hiện hết phim này đến phim khác mà các vai diễn chẳng có gì khác biệt.
Diễn viên chuyên nghiệp thì chỉ có hạn và họ lại vốn kén phim, không phải lúc nào cũng sẵn sàng đóng phim thị trường. Vậy nên các đạo diễn dù kỹ tính đến mấy rồi cũng phải có lúc dùng đến diễn viên tay ngang. Và đôi khi, dù không muốn nhưng vì yêu cầu của nhà sản xuất họ buộc phải để dành vai chính cho một cô người mẫu, một nàng hoa hậu dù diễn nhạt như nước ốc nhưng có thể giúp phim gây chú ý mà bán quảng cáo. Cơ hội làm phim nhiều, những diễn viên mới vì thế mà xuất hiện với tốc độ chóng mặt. Nghề diễn dần bị nghiệp dư hóa đến mức có cảm giác ai cũng có thể trở thành diễn viên.
Để đáp ứng yêu cầu làm phim mỗi ngày 1 tập và chạy sô hết đoàn này đến đoàn khác, họ không có thời gian đọc kịch bản, thậm chí còn không biết nhân vật mình đóng là thế nào. Đó là lý do khán giả gặp ngày càng nhiều những cái máy nói với vẻ mặt vô hồn trên màn ảnh. Bước vào guồng quay sản xuất phim "nhanh, nhiều, rẻ", những diễn viên thực sự tâm huyết với nghề cũng bị vạ lây. Cảnh quay nào không vừa ý họ cũng không được làm lại bởi không có nhiều thời gian. Đôi khi vì nể ai đó, họ nhận lời tham gia một bộ phim mà chỉ khi bấm máy mới biết những diễn viên nghiệp dư đóng cùng mình quá dở còn kịch bản và lời thoại thì như trên trời rơi xuống. Danh tiếng vì thế mà cũng bị ảnh hưởng lây. Nhiều người ra hiện trường mà phát ngượng vì phải diễn chung với một diễn viên mà không biết họ ở đâu ra.
Sự xuất hiện quá nhiều của các diễn viên tay ngang không có nghề đang trở thành bài toán nhức nhối trong lĩnh vực phim truyền hình. Một mặt họ đáp ứng được nhu cầu làm phim đang nở bung hiện nay, một mặt họ thu hút bằng ngoại hình bắt mắt và danh tiếng sẵn có từ những lĩnh vực khác. Nhưng những diễn viên tay ngang diễn xuất tốt lại không nhiều. Hoàng Xuân và Hồng Diễm của Cầu vồng tình yêu là trường hợp hiếm có. Diễn cùng dàn diễn viên chuyên nghiệp, phim thu hình và tiếng trực tiếp nhưng họ tỏ ra nổi trội cả về diễn xuất, ý thức nghề nghiệp. Điều đáng nói là cả hai đều xuất thân từ nghề người mẫu và chỉ đóng phim khi gặp được kịch bản yêu thích.
Thêm vào đó, rất nhiều diễn viên đang hành nghề hiện nay đều chưa từng trải qua các khóa đào tạo diễn xuất. Phần đông nhảy ngang từ lĩnh vực khác. Chính vì không được đào tạo nên rất ít nhiều có thể gây ấn tượng được lâu dài, nhất là khi họ chỉ coi diễn viên là nghề tay trái, đóng phim để lấy danh tiếng dùng vào lĩnh vực khác. Các trường điện ảnh vẫn tuyển sinh thường xuyên nhưng rất ít trong số đó có thể đứng vững bằng nghề. Và trong bối cảnh đó, các lớp đào tạo diễn xuất ngắn hạn nhiều khi lại tỏ ra phát huy tác dụng.
Từ năm 2003, đạo diễn Khải Hưng, Đỗ Thanh Hải và NSND Hoàng Dũng đã bàn với nhau mở một lớp đào tạo diễn viên truyền hình để tạo điều kiện cho diễn viên tay ngang có năng khiếu đang làm việc trong lĩnh vực khác cơ hội đóng phim. Những lớp đào tạo diễn xuất như vậy có thể cung cấp cho họ những kỹ năng diễn xuất cơ bản, chỉ cho họ cái đúng cái sai, khơi dậy năng khiếu trong họ. Rất nhiều diễn viên trưởng thành từ lò đào tạo diễn viên truyền hình ngắn hạn mở năm 2003, 2007 của Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) như Duy Khoa, Diệu Hương, Việt Anh, Minh Hương... Các gương mặt đoạt giải trong cuộc thi tìm kiếm diễn viên phim truyền hình VN lần thứ nhất 2010 như Hồng Nhung, Phùng Thu Huyền cũng đã bắt đầu được giao các vai nữ chính trong một số phim của VFC.
Và nói như đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC thì "không ai cứu mình thì tự mình cứu mình trước". Để giảm cơn khát diễn viên phim truyền hình trong điều kiện sản xuất phim hiện nay, sắp tới VFC sẽ mở khóa đào tạo diễn viên truyền hình lần thứ 3. Mục đích là "để diễn viên tay ngang làm phim bớt nghiệp dư hơn". Các diễn viên có kinh nghiệm sẽ lên lớp để truyền lại kinh nghiệm diễn xuất cho các bạn trẻ đang khao khát làm phim. "Các bạn có hình thức tốt, không được đào tạo thì vẫn có nơi mời. Thà rằng huấn luyện, đào tạo 1 chút để các bạn ấy biết nghề còn hơn", NSND Hoàng Dũng, thành viên khởi xướng dự án đồng thời là giảng viên của các khóa đào tạo diễn viên của VFC từ năm 2003 đến nay, nói.
Với thực trạng làm phim như hiện nay, nói như diễn viên Quyền Linh thì "có cảm giác họ không nấu nữa mà họ ăn sống luôn", khó có thể hy vọng một sự đột phá ở khâu diễn viên, nhất là khi "hình thức vẫn đang lấn át nội dung". Khi các nhà sản xuất vẫn còn ưa chuộng các chân dài và thổi họ lên mây xanh bằng những chiêu PR hoành tráng thì những diễn viên tay ngang không có nghề vẫn còn đất sống. Chỉ khán giả, những người đang nắm quyền lực tối thượng trong tay là quyền được tảy chay những diễn viên tồi thì những thảm họa trên màn ảnh mới có khả năng giảm bớt.
Với số lượng phim sản xuất mỗi năm lên đến hàng ngàn tập nhưng hiện nay, việc thiếu kịch bản hay là dễ hiểu, khát diễn viên là đương nhiên. Mức độ phủ sóng của các diễn viên miền Bắc trên sóng phim Việt giờ vàng của VTV1 vốn đã được coi là nhiều nhưng thực ra, mức độ xuất hiện của các diễn viên phía Nam còn nhiều hơn bởi có quá nhiều phim, quá nhiều kênh, quá nhiều đài truyền hình phát phim Việt. Chính vì vậy, khán giả từ thái cực được xem phim Việt nhiều lại chuyển sang chán ngán những bộ phim na ná nhau, chán luôn cả những gương mặt đã quá quen xuất hiện hết phim này đến phim khác mà các vai diễn chẳng có gì khác biệt.
Diễn viên chuyên nghiệp thì chỉ có hạn và họ lại vốn kén phim, không phải lúc nào cũng sẵn sàng đóng phim thị trường. Vậy nên các đạo diễn dù kỹ tính đến mấy rồi cũng phải có lúc dùng đến diễn viên tay ngang. Và đôi khi, dù không muốn nhưng vì yêu cầu của nhà sản xuất họ buộc phải để dành vai chính cho một cô người mẫu, một nàng hoa hậu dù diễn nhạt như nước ốc nhưng có thể giúp phim gây chú ý mà bán quảng cáo. Cơ hội làm phim nhiều, những diễn viên mới vì thế mà xuất hiện với tốc độ chóng mặt. Nghề diễn dần bị nghiệp dư hóa đến mức có cảm giác ai cũng có thể trở thành diễn viên.
Các khóa đào tạo diễn xuất ngắn hạn cung cấp lượng diễn viên đáng kể cho phim truyền hình.
Để đáp ứng yêu cầu làm phim mỗi ngày 1 tập và chạy sô hết đoàn này đến đoàn khác, họ không có thời gian đọc kịch bản, thậm chí còn không biết nhân vật mình đóng là thế nào. Đó là lý do khán giả gặp ngày càng nhiều những cái máy nói với vẻ mặt vô hồn trên màn ảnh. Bước vào guồng quay sản xuất phim "nhanh, nhiều, rẻ", những diễn viên thực sự tâm huyết với nghề cũng bị vạ lây. Cảnh quay nào không vừa ý họ cũng không được làm lại bởi không có nhiều thời gian. Đôi khi vì nể ai đó, họ nhận lời tham gia một bộ phim mà chỉ khi bấm máy mới biết những diễn viên nghiệp dư đóng cùng mình quá dở còn kịch bản và lời thoại thì như trên trời rơi xuống. Danh tiếng vì thế mà cũng bị ảnh hưởng lây. Nhiều người ra hiện trường mà phát ngượng vì phải diễn chung với một diễn viên mà không biết họ ở đâu ra.
Sự xuất hiện quá nhiều của các diễn viên tay ngang không có nghề đang trở thành bài toán nhức nhối trong lĩnh vực phim truyền hình. Một mặt họ đáp ứng được nhu cầu làm phim đang nở bung hiện nay, một mặt họ thu hút bằng ngoại hình bắt mắt và danh tiếng sẵn có từ những lĩnh vực khác. Nhưng những diễn viên tay ngang diễn xuất tốt lại không nhiều. Hoàng Xuân và Hồng Diễm của Cầu vồng tình yêu là trường hợp hiếm có. Diễn cùng dàn diễn viên chuyên nghiệp, phim thu hình và tiếng trực tiếp nhưng họ tỏ ra nổi trội cả về diễn xuất, ý thức nghề nghiệp. Điều đáng nói là cả hai đều xuất thân từ nghề người mẫu và chỉ đóng phim khi gặp được kịch bản yêu thích.
Thêm vào đó, rất nhiều diễn viên đang hành nghề hiện nay đều chưa từng trải qua các khóa đào tạo diễn xuất. Phần đông nhảy ngang từ lĩnh vực khác. Chính vì không được đào tạo nên rất ít nhiều có thể gây ấn tượng được lâu dài, nhất là khi họ chỉ coi diễn viên là nghề tay trái, đóng phim để lấy danh tiếng dùng vào lĩnh vực khác. Các trường điện ảnh vẫn tuyển sinh thường xuyên nhưng rất ít trong số đó có thể đứng vững bằng nghề. Và trong bối cảnh đó, các lớp đào tạo diễn xuất ngắn hạn nhiều khi lại tỏ ra phát huy tác dụng.
Đan Lê là một trong những diễn viên tay ngang tham gia phim "Cầu vồng tình yêu".
Từ năm 2003, đạo diễn Khải Hưng, Đỗ Thanh Hải và NSND Hoàng Dũng đã bàn với nhau mở một lớp đào tạo diễn viên truyền hình để tạo điều kiện cho diễn viên tay ngang có năng khiếu đang làm việc trong lĩnh vực khác cơ hội đóng phim. Những lớp đào tạo diễn xuất như vậy có thể cung cấp cho họ những kỹ năng diễn xuất cơ bản, chỉ cho họ cái đúng cái sai, khơi dậy năng khiếu trong họ. Rất nhiều diễn viên trưởng thành từ lò đào tạo diễn viên truyền hình ngắn hạn mở năm 2003, 2007 của Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) như Duy Khoa, Diệu Hương, Việt Anh, Minh Hương... Các gương mặt đoạt giải trong cuộc thi tìm kiếm diễn viên phim truyền hình VN lần thứ nhất 2010 như Hồng Nhung, Phùng Thu Huyền cũng đã bắt đầu được giao các vai nữ chính trong một số phim của VFC.
Và nói như đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC thì "không ai cứu mình thì tự mình cứu mình trước". Để giảm cơn khát diễn viên phim truyền hình trong điều kiện sản xuất phim hiện nay, sắp tới VFC sẽ mở khóa đào tạo diễn viên truyền hình lần thứ 3. Mục đích là "để diễn viên tay ngang làm phim bớt nghiệp dư hơn". Các diễn viên có kinh nghiệm sẽ lên lớp để truyền lại kinh nghiệm diễn xuất cho các bạn trẻ đang khao khát làm phim. "Các bạn có hình thức tốt, không được đào tạo thì vẫn có nơi mời. Thà rằng huấn luyện, đào tạo 1 chút để các bạn ấy biết nghề còn hơn", NSND Hoàng Dũng, thành viên khởi xướng dự án đồng thời là giảng viên của các khóa đào tạo diễn viên của VFC từ năm 2003 đến nay, nói.
Với thực trạng làm phim như hiện nay, nói như diễn viên Quyền Linh thì "có cảm giác họ không nấu nữa mà họ ăn sống luôn", khó có thể hy vọng một sự đột phá ở khâu diễn viên, nhất là khi "hình thức vẫn đang lấn át nội dung". Khi các nhà sản xuất vẫn còn ưa chuộng các chân dài và thổi họ lên mây xanh bằng những chiêu PR hoành tráng thì những diễn viên tay ngang không có nghề vẫn còn đất sống. Chỉ khán giả, những người đang nắm quyền lực tối thượng trong tay là quyền được tảy chay những diễn viên tồi thì những thảm họa trên màn ảnh mới có khả năng giảm bớt.
Cơ hội trổ tài cho các bạn nấu ăn ngon chụp ảnh đẹp đây: click vào GIA ĐÌNH KHEN NGON để xem thể lệ dự thi và xuýt xoa với giải thưởng nào!!! |