Phim Kinh Dị Việt: xin đừng... "cắt"!
Thực tế, phim kinh dị tại Việt Nam sau khi qua khâu kiểm duyệt thì gần như đã không còn gì để... xem.
Khởi động và tái chiếm màn ảnh?
Điện ảnh Việt đang trên đà khởi sắc sau khi các dự án phim Việt bắt đầu thành công và lấy dần lại niềm tin của khán giả. Những mùa phim Việt đang bắt đầu được mở rộng dần, không còn phải chen nhau 3-4 phim vào một mùa tết mà đã bắt đầu xuất hiện vào những ngày không ... tết. Và khi Để Mai Tính công chiếu vào trái mùa bất ngờ thành công đã chính thức tạo nên một làn sóng mới cho phim việt. Các nhà làm phim đã không còn phải đau đầu trong việc tranh nhau thời điểm công chiếu duy nhất trong năm nữa. Bởi câu trả lời mà khán giả phim Việt dành cho điện ảnh Việt đã quá rõ:không cần phải là Tết thì khán giả mới đi xem phim rạp. Chỉ cần phim hay, có đầu tư thì lúc nào chiếu khán giả cũng đón nhận.
"Giữa Hai Thế Giới" sẽ mở màn loạt phim kinh dị Việt mới
Trong làn sóng phim Việt đang nhen nhóm lấy lại thị trường sau một thời gian dài bị phim ngoại độc chiếm, qua một số dự án công bố gần đây, khán giả khá bất ngờ khi dòng phim kinh dị đang là đề tài được các nhà làm phim Việt khai thác. Điểm sơ qua, đến thời điểm hiện tại đã có đến 7 bộ phim kinh dị đang chờ ngày ra mắt khán giả yêu phim Việt. Gần nhất là Giữa Hai Thế Giới (hãng BHD), tiếp đến là Lời Nguyền Huyết Ngãi (hãng Thiên Ngân), rồi đến Cột Mốc 23 (LS Pro. và V.Art), Bẫy Cấp 3 là những phim ít nhiều công bố rầm rộ những thông tin cũng như hình ảnh của mình đến với khán giả. Xa hơn một chút là các dự án vẫn đang được khởi động một cách im ắng như Bầu Trắng của Wee Ent., Những Con Búp Bê và Mùa Noel Năm Ấy của hãng Chánh Phương. Không hẹn mà gặp, đề tài phim kinh dị đã có một cuộc chào sân hoành tráng với khán giả Việt đánh dấu sự trở lại của một dòng phim ăn khách. Nhưng liệu sẽ thành công?
Câu chuyện của "cắt" và "kiểm duyệt"
Còn nhớ, khoảng năm 2006-2007, dòng phim này đã nhen nhóm sự trở lại với khán giả nhưng bất thành với những phim được PR rầm rộ xen lẫn thể loại hợp tác cùng nước ngoài để tăng giá trị của phim. Phim lớn có Mười của hãng Phước Sang cộng tác cùng Hàn Quốc, trong nước có Ngôi Nhà Bí Ẩn, Suối Oan Hồn và Chết Lúc Nửa Đêm. Từ lúc bắt đầu, các phim đều tạo nên sự kỳ vọng lớn cho khán giả Việt nhưng khi công chiếu thì ... có một sự thất vọng rất rõ của khán giả dành cho dòng phim này của Việt Nam. Phần đông đều tập trung vào điểm yếu duy nhất: phim kinh dị gì mà ... hài quá. Ngoại trừ Mười còn tạo được chút không khí ma quái thì các phim còn lại đều khiến khán giả bật cười vì những tình tiết dọa ma hết sức ngô nghê của nhà làm phim.
"Ma" - Xưa rồi Diễm ơi!
Nhưng, cũng đừng đổ lỗi cho việc "cắt" để lấp liếm cho sự thất bại của phim kinh dị Việt. Những khán giả của dòng phim này dư sức biết rằng, để khán giả sợ thì không chỉ là ma mà còn có nhiếu yếu tố khác. Phim kinh dị Việt bất ngờ "nổi lên" khi nhận được nhiều sự đầu tư nhưng lại thiếu sự đa dạng khi chỉ chăm chăm khai thác vào yếu tố ma quái mà quên đi các yếu tố khác làm nên sự sợ hãi. Tính đến nay, ngoại trừ con ma của Con Ma Nhà Họ Hứa là dọa được khán giả thực sự và tạo nên dấu ấn khó quên cho điện ảnh Việt. Nhưng ... con ma này cũng đã là hơn 30 năm về trước. Còn ma Việt Nam hiện giờ làm nên chuyện vẫn chưa thấy đâu.
Hai phim sắp công chiếu gần đây nhất thì cũng là liên quan đến những gì ma quái, liêu trai. Giữa Hai Thế Giới là câu chuyện trả thù của một hồn ma, Lời Nguyền Huyết Ngãi là câu chuyện về bùa ngãi, Cột Mốc 23 dù khẳng định là không ma nhưng cũng lại úp mở sẽ "mang hơi huớm liêu trai", Bầu Trắng chưa công bố hình ảnh nhưng qua một số tranh phác thảo của phim thì cũng có thể đoán được nội dung ma của phim, ... Nghĩa là dù thế nào đi nữa thì các phim cũng "dọa" khán giả bằng các yếu tố siêu nhiên, thần bí. Trong khi đó, cả một mảng đề tài kinh dị gần như "dọa tuyệt đối" khán giả liên quan đến các nhiều thứ mà đặc biệt là tâm lý con người, các mối quan hệ thực tế xã hội giữa người với người gần như bị quên lãng.
Có nhiều cách để các nhà làm phim dọa khán giả chứ không hẳn cứ "ma" thì mới sợ. Chắc hẳn các fan của điện ảnh còn nhớ Jaws (Hàm Cá Mập) hay Piranha (Cá Hổ) đã dọa khán giả thế giới đến mức nào? Thực thể sống đấy, chả cần ma quái mà khán giả vẫn kinh hãi như thường. Tiếp đến, các phim kinh dị thuộc dạng tâm lý như là When a Stranger Calls (Cuộc Gọi Lúc Nửa Đêm), 1408 (Căn Phòng Bí Ẩn), Shutter Island (Đảo Kinh Hoàng) ... cũng là đề tài được khai thác mạnh. Các sê-ri phim như Final Destination, Saw (Lưỡi Cưa) vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại khi cứ đều đều ra phần mới. Có thể thấy, phần lớn các nhân vật khiến khán giả "chết khiếp" trong phim không phải là một hồn ma nào hết mà chính là ... con người và các mối quan hệ phức tạp. Các nhà làm phim quốc tế đã khai thác đúng hướng của câu nói truyền miệng "con người còn đáng sợ hơn cả ma quỷ".
Tạm kết
Nhưng thế nào đi nữa, là phim kinh dị về ma hay tâm lý con người thì những cảnh kinh dị vẫn là thứ tối quan trọng không thể thiếu của dòng phim này. Vì thế mà dù nói đi nói lại hay phân tích thế nào đi chăng nữa thì cửa khẩu kiểm duyệt phim tại Việt Nam vẫn chính là nguyên nhân trực tiếp đánh rớt "chất lượng" của dòng phim ăn khách này.
Phim kinh dị mà không có cảnh kinh dị thì liệu có còn hấp dẫn? Mỗi một dòng phim thì đều có một điểm đặc biệt và sức hút riêng cũng như khán giả riêng của nó. Chả có lý do gì mà cấm nó phát triển trong khi nó đã là một phần của lịch sử phim ảnh thế giới. Cửa khẩu kiểm duyệt là phải có nhưng như hiện nay thì vẫn còn quá chặt chẽ đến độ vô lý đối với dòng phim này. Và như thế, điện ảnh Việt liệu sẽ còn có cơ hội phát triển tiếp không khi tính phong phú và đa dạng bị thắt chặt đến nghẹt thở như thế?
Có lẽ, một lần nữa, các nhà kiểm duyệt phim của Việt Nam nên có một cái nhìn đúng đắn hơn với dòng phim đặc biệt này. Vẫn có nhiều cách để cho dòng phim này đến với được khán giả mà không ảnh hưởng nhiều đến xã hội. Các rạp chiếu phim vẫn có thể giới hạn độ tuổi xem bằng chứng minh thư hay một cách khác tương tự.
Tại sao phải "cắt" trong khi chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát? Gần đây, khi các hãng phim nhập về các phim công chiếu cùng ngày với thế giới đã có những cách kiểm soát khán giả rất chặt chẽ và tương đối tốt. Hoàn toàn có thể tham khảo các cách làm này để hạn chế các đối tượng khán giả nhỏ tuổi, chưa định hình được hành vi. Trên thế giới, độ tuổi xem dòng phim này cũng được giới hạn và được thực hiện kiểm tra rất tốt, chả lẽ Việt Nam lại không mà cứ phải là "cắt" thì mới đảm bảo an toàn?
Điện ảnh Việt đang trên đà khởi sắc sau khi các dự án phim Việt bắt đầu thành công và lấy dần lại niềm tin của khán giả. Những mùa phim Việt đang bắt đầu được mở rộng dần, không còn phải chen nhau 3-4 phim vào một mùa tết mà đã bắt đầu xuất hiện vào những ngày không ... tết. Và khi Để Mai Tính công chiếu vào trái mùa bất ngờ thành công đã chính thức tạo nên một làn sóng mới cho phim việt. Các nhà làm phim đã không còn phải đau đầu trong việc tranh nhau thời điểm công chiếu duy nhất trong năm nữa. Bởi câu trả lời mà khán giả phim Việt dành cho điện ảnh Việt đã quá rõ:không cần phải là Tết thì khán giả mới đi xem phim rạp. Chỉ cần phim hay, có đầu tư thì lúc nào chiếu khán giả cũng đón nhận.
Câu chuyện của "cắt" và "kiểm duyệt"
Còn nhớ, khoảng năm 2006-2007, dòng phim này đã nhen nhóm sự trở lại với khán giả nhưng bất thành với những phim được PR rầm rộ xen lẫn thể loại hợp tác cùng nước ngoài để tăng giá trị của phim. Phim lớn có Mười của hãng Phước Sang cộng tác cùng Hàn Quốc, trong nước có Ngôi Nhà Bí Ẩn, Suối Oan Hồn và Chết Lúc Nửa Đêm. Từ lúc bắt đầu, các phim đều tạo nên sự kỳ vọng lớn cho khán giả Việt nhưng khi công chiếu thì ... có một sự thất vọng rất rõ của khán giả dành cho dòng phim này của Việt Nam. Phần đông đều tập trung vào điểm yếu duy nhất: phim kinh dị gì mà ... hài quá. Ngoại trừ Mười còn tạo được chút không khí ma quái thì các phim còn lại đều khiến khán giả bật cười vì những tình tiết dọa ma hết sức ngô nghê của nhà làm phim.
Lời Nguyền Huyết Ngãi đi vào thế giới bí ẩn của bùa chú
Khán giả chê, nhà làm phim sau khi lắng nghe cũng đã phân trần rất nhiều. Và đáp án chính xác được đưa ra là: do kiểm duyệt. Phần lớn các cảnh "dọa được" khán giả đều bị cắt cúp "ráo trọi" trước khi công chiếu. Thậm chí Mười còn suýt bị cấm chiếu tại Việt Nam. Nhiều khán giả đã tiếc rẻ vì điều này, nhưng các khán giả trung thành với rạp chiếu phim thì không lấy làm lạ lắm. Bởi trước đó, khi phim kinh dị bom tấn Final Destination 3 (tựa tiếng Việt: Linh Cảm Của Wendy) công chiếu tại Việt Nam cũng bị cắt thê thảm không kém. Chỉ sau một ngày công chiếu, các khán giả đã rủ nhau mua đĩa về nhà xem vì ... vào rạp còn gì nữa đâu mà coi. Và tất nhiên, phần phim tiếp theo của sê-ri phim kinh dị này đã không được chiếu tại Việt Nam. Lý do thì ai cũng hiểu. "Ma" - Xưa rồi Diễm ơi!
Nhưng, cũng đừng đổ lỗi cho việc "cắt" để lấp liếm cho sự thất bại của phim kinh dị Việt. Những khán giả của dòng phim này dư sức biết rằng, để khán giả sợ thì không chỉ là ma mà còn có nhiếu yếu tố khác. Phim kinh dị Việt bất ngờ "nổi lên" khi nhận được nhiều sự đầu tư nhưng lại thiếu sự đa dạng khi chỉ chăm chăm khai thác vào yếu tố ma quái mà quên đi các yếu tố khác làm nên sự sợ hãi. Tính đến nay, ngoại trừ con ma của Con Ma Nhà Họ Hứa là dọa được khán giả thực sự và tạo nên dấu ấn khó quên cho điện ảnh Việt. Nhưng ... con ma này cũng đã là hơn 30 năm về trước. Còn ma Việt Nam hiện giờ làm nên chuyện vẫn chưa thấy đâu.
Có nhiều cách để các nhà làm phim dọa khán giả chứ không hẳn cứ "ma" thì mới sợ. Chắc hẳn các fan của điện ảnh còn nhớ Jaws (Hàm Cá Mập) hay Piranha (Cá Hổ) đã dọa khán giả thế giới đến mức nào? Thực thể sống đấy, chả cần ma quái mà khán giả vẫn kinh hãi như thường. Tiếp đến, các phim kinh dị thuộc dạng tâm lý như là When a Stranger Calls (Cuộc Gọi Lúc Nửa Đêm), 1408 (Căn Phòng Bí Ẩn), Shutter Island (Đảo Kinh Hoàng) ... cũng là đề tài được khai thác mạnh. Các sê-ri phim như Final Destination, Saw (Lưỡi Cưa) vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại khi cứ đều đều ra phần mới. Có thể thấy, phần lớn các nhân vật khiến khán giả "chết khiếp" trong phim không phải là một hồn ma nào hết mà chính là ... con người và các mối quan hệ phức tạp. Các nhà làm phim quốc tế đã khai thác đúng hướng của câu nói truyền miệng "con người còn đáng sợ hơn cả ma quỷ".
Bẫy Cấp 3 sẽ làm nên chuyện khi mở ra một hướng đi mới?
Gần đây nhất, tại Việt Nam cũng chỉ có duy nhất Giao Lộ Định Mệnh là khai thác theo hướng này. Dù thu được doanh thu lên đến 14 tỷ nhưng cũng bị chê khi vướng vào nghi án "đạo phim" và bị khán giả đánh giá ... chả ra phim tâm lý kinh dị mà y chang phim đánh ghen. Chỉ duy nhất trong số 7 phim sắp tới, Bẫy Cấp 3 - một phim kinh dị được công bố là dành cho teen là có một nội dung hoàn toàn khác không liên quan đến ma. Hy vọng bộ phim này sẽ làm nên chuyện với cách xây dựng tình tiết mới thoát khỏi kiểu "dọa" khán giả thông thường bằng ma vốn thường gặp ở phim Việt.Tạm kết
Nhưng thế nào đi nữa, là phim kinh dị về ma hay tâm lý con người thì những cảnh kinh dị vẫn là thứ tối quan trọng không thể thiếu của dòng phim này. Vì thế mà dù nói đi nói lại hay phân tích thế nào đi chăng nữa thì cửa khẩu kiểm duyệt phim tại Việt Nam vẫn chính là nguyên nhân trực tiếp đánh rớt "chất lượng" của dòng phim ăn khách này.
Phim kinh dị mà không có cảnh kinh dị thì liệu có còn hấp dẫn? Mỗi một dòng phim thì đều có một điểm đặc biệt và sức hút riêng cũng như khán giả riêng của nó. Chả có lý do gì mà cấm nó phát triển trong khi nó đã là một phần của lịch sử phim ảnh thế giới. Cửa khẩu kiểm duyệt là phải có nhưng như hiện nay thì vẫn còn quá chặt chẽ đến độ vô lý đối với dòng phim này. Và như thế, điện ảnh Việt liệu sẽ còn có cơ hội phát triển tiếp không khi tính phong phú và đa dạng bị thắt chặt đến nghẹt thở như thế?
Tranh phác thảo của phim Bầu Trắng
Nếu đã đồng ý cho một bộ phim kinh dị được thực hiện và công chiếu thì hãy nên chấp nhận những cảnh kinh dị của nó. Còn không, hãy cấm ngay từ khi phim được bắt đầu làm. Nhà làm phim tốn công sức làm phim, khán giả tốn công sức chờ đợi và cuối cùng đều bị hụt hẫng khi phim ra rạp chỉ vì lý do kiểm duyệt. Chả phải còn hao phí, tổn hại hơn gấp nghìn lần?Có lẽ, một lần nữa, các nhà kiểm duyệt phim của Việt Nam nên có một cái nhìn đúng đắn hơn với dòng phim đặc biệt này. Vẫn có nhiều cách để cho dòng phim này đến với được khán giả mà không ảnh hưởng nhiều đến xã hội. Các rạp chiếu phim vẫn có thể giới hạn độ tuổi xem bằng chứng minh thư hay một cách khác tương tự.
Tại sao phải "cắt" trong khi chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát? Gần đây, khi các hãng phim nhập về các phim công chiếu cùng ngày với thế giới đã có những cách kiểm soát khán giả rất chặt chẽ và tương đối tốt. Hoàn toàn có thể tham khảo các cách làm này để hạn chế các đối tượng khán giả nhỏ tuổi, chưa định hình được hành vi. Trên thế giới, độ tuổi xem dòng phim này cũng được giới hạn và được thực hiện kiểm tra rất tốt, chả lẽ Việt Nam lại không mà cứ phải là "cắt" thì mới đảm bảo an toàn?
Cơ hội trổ tài cho các bạn nấu ăn ngon chụp ảnh đẹp đây: click vào GIA ĐÌNH KHEN NGON để xem thể lệ dự thi và xuýt xoa với giải thưởng nào!!! |