Vì sao gia đình càng nghèo khó càng dễ 'tan đàn xẻ nghé' - Lý do thực tế và rất phũ phàng!
Người giàu chưa chắc sung sướng nhưng người nghèo chắc chắn khổ.
Nhìn cuộc sống xung quanh, có phải bạn dễ dàng nhận ra những gia đình càng nghèo càng hay xảy ra mâu thuẫn, xô xát, lục đục. Những gia đình gặp khó khăn về tài chính thường dễ tan vỡ, vợ chồng mỗi người một nẻo, con cái trở nên bơ vơ. Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao điều này xảy ra không?
1. Nghèo thường sinh bực dọc, oán trách nhau
Vật chất quyết định ý thức, cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng và một gia đình nghèo khó không phải lỗi của một cá nhân. Đó là do các thành viên trong gia đình không có tư duy làm giàu khiến cuộc sống trở nên chật vật. Họ cũng không nhận ra vấn đề của chính mình, luôn đổ lỗi cho người khác khiến cuộc sống càng đi vào bế tắc.
Những người nghèo hay có văn hoá "đổ lỗi". Hễ gặp chuyện gì là họ đổ lỗi cho nhau, đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Những lời buộc tội vô tình ảnh hưởng đến phong thuỷ, tài lộc của gia đình, cũng như làm giảm đi sự gắn kết giữa các thành viên.
Vì nghèo nên ai cũng có oán. Vì oán nên lòng không êm, lòng không êm thì làm việc gì cũng đổ bể. Cuối cùng họ sống luẩn quẩn trong vòng tròn bế tắc. Cha mẹ đổ lỗi cho con cái, con cái trách móc ngược lại cha mẹ. Cuộc sống như vậy thật ngột ngạt, tù túng.
2. Nghèo nên cái giá của sai lầm quá đắt
Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, cái giá phải trả cho những sai lầm là rất cao.
Chẳng hạn trong một gia đình túng thiếu, nếu đứa trẻ lỡ tay làm vỡ cái cốc sẽ bị mẹ la mắng suốt một thời gian. Hay đứa trẻ nói sai một câu cũng bị chì chiết, trách móc cả tuần.
Đó là chưa kể nếu chẳng may trong nhà bị thất thoát một vài triệu thì các thành viên sẽ coi như trời sập đến nơi. Bởi nghèo khó nên họ để ý, căn cơ từng đồng bạc. Và thậm chí, nếu ai đó làm tổn hại đến lợi ích, họ sẵn sàng làm lớn chuyện.
Đối với những gia đình kinh tế khá giả, họ thường không quan tâm đến lợi ích nhỏ, ít xảy ra cãi vã nội bộ. Họ đặt mục tiêu lớn lên trên hết, tập trung làm việc trọng đại. Vì thế, gia đình họ ngày càng đoàn kết, trở nên sung túc, đủ đầy.
Ngược lại, những gia đình nghèo khó thường "đặt xe trước ngựa". Có việc gấp xảy ra, họ chỉ quan tâm đến tình tiết, tâm trạng rối bời, mất đi lý trí, chẳng còn tỉnh táo. Họ chỉ quan tâm đến những điều vô thưởng vô phạt, kém giá trị. Trong khi đó, họ lại mù mờ trước vấn đề trọng đại, suy nghĩ thiển cận nên dễ mất đi cơ hội quý giá.
Chẳng hạn những người túng thiếu thường quan tâm đồ ăn hôm nay mua có bị đắt không, miếng thịt này tăng giá lên bao nhiêu, mình có bị mua hớ thứ gì không? Chỉ vì mấy đồng bạc lẻ, họ sẵn sàng lớn tiếng, cãi vã với người khác. Họ luôn để trong đầu chuyện vặt vãnh, cố chấp phân đúng sai khiến tâm trạng sinh bực bội.
Một gia đình có các thành viên như vậy thường rơi vào vòng luẩn quẩn bế tắc, ngày càng nghèo khó. Hơn nữa, gia đình cũng thiếu đi sự hoà thuận, ấm êm. Một gia đình bất hoà trong thời gian dài sẽ lại càng túng bấn, cơ hàn.