Về quê ăn Tết là dịp để "tiêu tiền": Người lo lắng lì xì bao nhiêu thì đủ, người thì băn khoăn mua quà thế nào mới là đúng!

Lam Anh,
Chia sẻ

Trải qua 1 năm kinh tế nhiều biến động, những cuộc trò chuyện bày tỏ sự lo lắng khi nghĩ tới khoản chi tiêu Tết của mọi người dường như diễn ra sôi động hơn.

Phần lớn những lo lắng này đều xuất phát từ thói quen cũ, hoặc phong tục tập quán của quê hương. Có người cho rằng lẽ ra họ nên về nhà vui vẻ đón Tết nhưng cuối cùng lại cảm thấy khá căng thẳng khi nghĩ đến việc phải tiêu hết một tháng lương, thậm chí cả tiền thưởng cuối năm.

Sau Tết, tiền "bay" hết sạch

Sau 10 năm lên thành phố học tập và làm việc, Vân Anh (sinh năm 1997, quê ở Nghệ An) tóm tắt những khoản chi chính khi về quê ăn Tết như sau: Tiền biếu bố mẹ, quà biếu họ hàng/người thân, tiền mua đồ sắm Tết, tiền mua quần áo, tiền lì xì và chi phí phát sinh (đi chơi, đi du xuân đầu năm...).

"May mắn là mình chưa lập gia đình nên về cơ bản chỉ có ngần đó khoản chi cần tiêu cho dịp Tết Nguyên đán. Số tiền dự trù vẫn như năm ngoái, khoảng 30 triệu đồng", Vân Anh nói.

Nhưng với Minh Dương (sinh năm 1996, quê ở Lào Cai) - người đã kết hôn được 3 năm, chi phí tiêu Tết mà 2 vợ chồng phải gánh tăng lên rất nhiều, thậm chí gấp đôi.

"Không những phải sắm sửa chuẩn bị thực phẩm/đồ ăn, trang hoàng nhà cửa đón Tết mà còn phải biếu bố mẹ 2 bên, tiền mua quần áo cho các con, rồi lì xì người thân/họ hàng,... Năm nào nhà mình cũng phải chi tối thiểu 50 triệu đồng mà vẫn không đủ. Mọi thứ chỉ ở mức vừa đủ thôi. Cũng phải co kéo mãi", Minh Dương chia sẻ.

Tương tự như gia đình Minh Dương, tiền tiêu Tết cũng là khoản chi đau đầu nhất đối với vợ chồng Thùy Dung (sinh năm 1992, quê ở Yên Bái).

"Đi làm xa đã lâu nên mỗi khi về quê vào dịp Tết, hai vợ chồng tôi rất đau đầu khoản lì xì. Vì trong họ hàng có nhiều người không quen biết, thậm chí có nhiều người mà vợ chồng tôi chỉ gặp đúng 1 lần vào dịp Tết. Mỗi gia đình lại mang theo vài đứa con hoặc cháu nhỏ. Chúng tôi không thể không lì xì nhưng thực sự rất khó nói".

Giới trẻ về quê ăn Tết “tiêu tiền”: Tiêu hàng chục nghìn mua quà, ép mình phát phong bao lì xì đỏ - Ảnh 1.

Thùy Dung thừa nhận, từ góc độ kinh tế, việc về quê ăn Tết không phải là điều hoàn toàn là xả stress: "Chúng tôi cần dành quỹ ngân sách sớm trước Tết cả vài tháng may ra mới đủ. Điều đó khiến Tết bỗng dưng trở thành gánh nặng với chúng tôi".

Điều này rõ ràng không có gì đáng ngạc nhiên. Những người trẻ đang dần trở thành trụ cột của gia đình nên áp lực chi tiêu chắc chắn sẽ đè nặng lên vai họ.

Nhiều người trẻ đau đầu vì tiền, nhức óc... vì chọn quà biếu Tết

Ngoài số tiền lì xì cuối năm, việc chọn quà biếu cũng khiến nhiều bạn trẻ đau đầu. Họ không biết phải làm thế nào để tặng những món quà có thể chạm đến trái tim của ba mẹ.

"Tôi đã tặng mẹ những sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng thông dụng, cũng như đồng hồ, máy mát xa, loa thông minh… mà tôi nghĩ là rất thiết thực. Nhưng mẹ tôi cho rằng những sản phẩm đó thật lãng phí và ba mẹ cũng không mấy khi nhớ ra để dùng chúng", Thùy Dung chia sẻ.

Đã từng có năm dành cả chục triệu chỉ để mua quà biếu ba mẹ vào dịp Tết, Phương Thanh (sinh năm 1995) bày tỏ, vấn đề nan giải của cô trong việc tặng quà vẫn là làm sao để tặng quà cho bố mẹ có giá trị và mức độ hữu ích tương đương nhau.

"Mình thường dành dịp Tết Nguyên đán để báo hiếu, tặng ba mẹ những món quà giá trị nhất nên ưu tiên các đồ đắt tiền. Mình sẵn sàng và thoải mái với điều này nhưng cũng chính vì thế mà năm hết Tết đến, mình mất nhiều thời gian cho đầu việc này lắm".

Xã hội và văn hóa của nước ta coi trọng tình cảm gia đình. Người trẻ bày tỏ sự khao khát và biết ơn cha mẹ bằng cách tặng tiền mặt hoặc quà tặng. Đây là một loại hành vi xã hội tốt (mọi người tự nguyện đối xử tốt với người khác, điều này không mang lại lợi ích rõ ràng cho bản thân họ). Nhưng làm sao để phù hợp với xã hội, số lượng, hình thức và tác dụng của những món quà đó còn liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm thu nhập cá nhân, tình trạng kinh tế của cha mẹ, chất lượng mối quan hệ cha mẹ và con cái, phong tục địa phương, kỳ vọng của xã hội,...

Phần lớn những lời phàn nàn của cư dân mạng về việc cạn ví trong dịp Tết đều xuất phát từ suy nghĩ này. Vợ chồng Minh Dương đã từng khá chật vật với những mối lo này ngày Tết. Cô cảm thấy mình thường xuyên tiêu tiền để giữ thể diện.

Trên mạng xã hội, không ít người cũng bày tỏ chung nỗi lo lắng. Bên cạnh đó, nhiều người khẳng định, mọi hành vi kinh tế đều phải tuân theo nguyên tắc sống trong khả năng của mình, và quà tặng gia đình cũng không ngoại lệ.

Giới trẻ về quê ăn Tết “tiêu tiền”: Tiêu hàng chục nghìn mua quà, ép mình phát phong bao lì xì đỏ - Ảnh 3.

Nhìn chung, việc trao gửi tình yêu thương/những lời chúc tốt lành và cầu may mắn không chỉ thể hiện thông qua những phong bao lì xì hay những món quà đắt tiền. Điều quan trọng nằm ở tấm lòng và trái tim của bạn.

Hơn nữa, việc tặng quà cho cha mẹ nên trở thành hành vi lâu dài, đa điểm và không cần tập trung vào dịp Tết. Đừng để Tết trở thành gánh nặng, dù vì bất cứ lý do gì!

Chia sẻ