Về già, 3 điều này càng "lười nói" thì càng tránh khổ đau, là đường lui cho chính mình

Phương Mộc,
Chia sẻ

Ở đời này, một người giỏi giao tiếp là người có trí tuệ cảm xúc cao. Nhưng người giỏi im lặng mới là người khôn ngoan, nhất là khi về già.

‏Khi một người đi qua tuổi trung niên đi, cơ thể dần dần lão hóa, sự nghiệp cũng bắt đầu đi xuống. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang bước vào đoạn dốc cuối của cuộc đời. Thời điểm này, khả năng giải quyết vấn đề không còn tốt như trước, nhiều thứ đã nằm ngoài tầm với. Vì thế, mọi người nên bắt đầu học cách sống khiêm nhường và cẩn trọng, tránh xa những rắc rối không đáng có.‏

‏Đặc biệt, người xưa có câu: "Họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào". Nếu muốn cuộc sống thuận lợi hơn, tốt nhất phải dặn lòng "lười nói" 3 điều sau đây. ‏

‏01. "Lười nói" về tình hình tài chính của bản thân‏

‏Khi bạn già đi và hao hụt năng lực tài chính, người mà bạn thường xuyên phải đối mặt nhất chính là con cái của mình. Công bằng mà nói, không phải ai cũng có thể tự tin sống nửa quãng đời còn lại chỉ dựa vào lương hưu và tiền tích lũy của bản thân. Cũng không phải ai cũng có thể nhẹ nhõm đặt hết gánh nặng tài chính lên vai con cái, để được phụng dưỡng đến cuối đời. ‏

photo-1696242262534

‏Đặc biệt, người xưa có câu: "Họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào". Nếu muốn cuộc sống thuận lợi hơn, tốt nhất phải dặn lòng "lười nói" 3 điều. Ảnh minh họa: Internet‏

‏Nhưng dù ở trong trường hợp nào, tình hình tài chính cá nhân cũng là điều không nên tiết lộ, kể cả với các con. Điều đó có thể khiến phát sinh những vấn đề, mâu thuẫn trong gia đình. Nếu mâu thuẫn bị đẩy lên cao, người thân tranh chấp, rất có thể chúng ta sẽ đối mặt với nỗi đau tuổi già là không có ai bên cạnh quan tâm, chăm sóc thật lòng.‏

‏02. "Lười nói" về những scandal thời trẻ‏

‏Người lớn tuổi sợ nhất điều gì?‏

‏Một là về già không còn ai để nương tựa, hai là về già danh tiếng sẽ bị hủy hoại.‏

‏Đối với một số người cao tuổi, nỗi đau buồn khi về già không có ai chăm sóc còn ít hơn nhiều so với sự bất lực khi bị chế giễu. Biến thành tâm điểm bàn tán của người khác thực sự rất khó chịu.‏

‏Chính vì thế, nên hạn chế tiết lộ những trải nghiệm tồi tệ của thời trẻ. Bạn cho rằng mình đang truyền thụ kinh nghiệm cho thế hệ con cháu, nhưng thực tế, đây cũng là tiết lộ yếu điểm của bản thân. Khi câu chuyện được lan truyền công khai và rộng rãi trước mặt đông đảo mọi người, bạn sẽ không thể lường hết được hậu quả mà nó để lại. Rất có thể, bạn còn đánh mất sự kính trọng của mọi người.‏

‏Mong ước lớn nhất của người già là được sống một cuộc sống bình thường. Đừng để những câu chuyện cũ gây ra sóng gió trong cuộc sống tương lai.‏

photo-1696242264396

‏Khi câu chuyện được lan truyền công khai và rộng rãi trước mặt đông đảo mọi người, bạn sẽ không thể lường hết được hậu quả mà nó để lại. Ảnh minh họa: Internet‏

‏03. "Lười" phàn nàn với người ngoài ‏

‏Con người không thể sống thuận buồm xuôi gió trong mọi việc. Nhưng phàn nàn có ích gì? Những khó khăn ập đến sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm đi. Những hoàn cảnh cuộc sống mà bạn phải đối mặt sẽ vẫn như cũ. Ngược lại thái độ sống của bạn sẽ ngày càng tiêu cực khi bạn không ngừng sống trong những lời phàn nàn.‏

‏Nếu chỉ để tâm tới những điều không như ý, bạn sẽ chẳng còn thời gian để tận hưởng cuộc sống hiện tại. Đặc biệt, tâm trạng chán nản, u uất cũng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng rất lớn.‏

‏Có thể thấy, phàn nàn là sát thủ lớn nhất ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này, nếu từ bây giờ bạn học cách đối mặt với khó khăn của cuộc sống một cách bình tâm. Dù đã đi đến giai đoạn cuối của cuộc đời, bạn vẫn có thể tận hưởng niềm vui đích thực của những năm tháng bình yên và dành thời gian nuôi dưỡng tâm hồn của chính mình.‏

‏Lời kết‏

‏Về bạn già đi, khi bạn không còn nói về 3 điều trên, cuộc đời sẽ dần trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn.‏

‏Im lặng khi còn trẻ là để giảm bớt rắc rối, im lặng khi về già là để tích phúc cho chính mình.‏

‏Nếu bạn làm được ba điều này, phước lành sẽ đến một cách tự nhiên và cuộc sống của bạn trong những năm sau này sẽ ngày càng thuận lợi, tránh được những rắc rối đau đầu. 

Chia sẻ