Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg

Ảnh: Chí Toàn; Bài: Mia,
Chia sẻ

Hội vật cầu bùn là đặc sản văn hóa của tỉnh Bắc Giang, được tổ chức vào tháng 4 Âm lịch hàng năm tại làng Vân, xã Vân Hà (Việt Yên - Bắc Giang).

Hội vật cầu bùn (hay còn gọi là hội vật cầu nước) ở làng Vân, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang là một nét đặc trưng của nền văn hóa lúa nước. Hội diễn ra vào ngày 12, 13, 14 hằng năm, với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng quỷ đen của hai đức Thánh Tam Giang Trương Hống - Trương Hát theo truyền thuyết. Bên cạnh đó, người dân tổ chức hội để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. 

Trước khi tổ chức lễ hội, sân đền được dọn dẹp sạch sẽ. Làng cử ra các cô gái trẻ đẹp, nết na, chưa có chồng gánh nước từ sông Cầu đổ vào sân cầu. 16 quân cầu cũng được lựa chọn kỹ càng, phải là thanh niên chưa vợ, khoẻ mạnh,  không có bệnh tật, không có can phạm, can án. Họ sẽ được huấn luyện trước ngày hội vật cầu bùn diễn ra.

Khi thi đấu chia làm hai đội, tranh một quả cầu để đặt vào lỗ của đối phương. Quả cầu tượng trưng cho mặt trời, được mang, được vác, được tung từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Cướp được cầu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh nắng cho lúa khoai. 

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 1
Hội vật cầu bùn là một nét văn hóa đặc sắc của Bắc Giang.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 2
Sân đền được rửa sạch trước cuộc tranh đấu.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 3
Quả cầu bằng gỗ nặng gần 20 kg.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 4
Một người chủ trì cuộc tranh cầu.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 5
16 thanh niên chia làm hai đội Giáp thượng và Giáp hạ.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 6
Các trai tráng cởi trần, đóng khố.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 7
Trước trận đấu các quân cầu có màn xe đài ( khởi động) và các keo vật. Đội nào thắng sẽ được cầm cầu trước.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 8
Quả cầu tượng trưng cho mặt trời.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 9
Cuộc đấu diễn ra khá quyết liệt.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 10
Rất đông khán giả nhí đến theo dõi.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 11
Quả cầu to, nặng và trơn tuột cộng với sự tranh cướp quyết liệt của đối phương nên việc đưa được cầu vào lỗ không hề đơn giản.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 12
Có lúc các quân cầu công kênh cả người cầm cầu lên để đối phương không cướp được.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 13
Chỉ sau ít phút thi đấu không chỉ các quân cầu mà cả khán giả cũng lấm lem bùn đất

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 14
Đưa được cầu vào lỗ để ghi điểm không những đòi hỏi các quân cầu sức khỏe tốt mà còn phải có chiến thuật hỗ trợ chiến thuật và tính đồng đội rất cao.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 15
Với tính đối kháng cao và thi đấu trên sân bùn trơn trượt luôn thu hút khán giả bởi những pha tranh cướp cầu, bứt phá hay những cú trượt ngã tạo những pha cầu vui vẻ.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 16
Sau bao nỗ lực đội Giáp thượng cũng đưa bóng được vào lỗ và ghi điểm

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 17
Niềm vui chiến thắng.

Vật nhau trong bùn, thanh niên đóng khố tranh giành quả cầu gỗ nặng 20 kg 18
Kết thúc trận đấu, cầu được rửa sạch và đem dâng.

Chia sẻ