Vào bếp từ khi học lớp 3, nhìn mâm cơm không quá 120k của cô gái trẻ Sài Gòn khiến chị em ai nấy đều nức nở khen ngon

Giang Nguyễn,
Chia sẻ

Trung bình 1 tuần Huyền sẽ chi khoảng 2.5 triệu đồng tới 3 triệu đồng cho thực phẩm, tương đương với 8 triệu tiền ăn/tháng, 270.000 đến 300.000 đồng/ngày.

Hiện đang độc thân, làm việc tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, thành phố Hồ Chí Minh, Huyền rất thích nội trợ, nấu ăn. Ngoài thời gian làm việc, khi về nhà Huyền luôn dành thời gian vào bếp nấu món ngon để người thân cùng thưởng thức.

Trịnh Huyền, 25 tuổi, sinh sống tại Sài Gòn chia sẻ, cô chính thức vào bếp từ khi học lớp 3. Bà cố cô nấu ăn ngon, dạy cho cô rất nhiều bí quyết làm món. Ban đầu cô vào bếp mang tính bắt buộc hơn là yêu thích. Tuy nhiên vào bếp nhiều, dần dần khiến Huyền thích nấu ăn và xem công việc là 1 niềm vui trong cuộc sống.

Vào bếp từ khi học lớp 3, mâm cơm không quá 120k của cô gái trẻ Sài Gòn khiến chị em ai nấy đều nức nở khen ngon - Ảnh 1.

Huyền học nấu ăn khi mới vào lớp 3, dần dần cô coi việc nấu nướng là niềm vui trong cuộc sống của mình

"Khi vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, ở chung với gia đình cậu mợ, tính cả mình thì gia đình gồm 3 người lớn và 1 bé em 2 tuổi. Ngày làm việc của mình là từ thứ 2 đến thứ 6, thời gian từ 7h30 sáng đến 16h30 chiều. Do đặc thù công việc của cậu mợ bận rộn lại có con nhỏ nên sau khi hoàn thành công việc ở cơ quan, về nhà mình sẽ đảm nhận việc nấu ăn trong gia đình.

Việc nấu ăn đối với mình không hề khó và mất thời gian như nhiều người nghĩ, với mình vào bếp nấu ăn vừa thỏa niềm đam mê nấu nướng, vừa giảm cẳng thẳng sau ngày dài làm việc", Huyền tâm sự.

Vào bếp từ khi học lớp 3, mâm cơm không quá 120k của cô gái trẻ Sài Gòn khiến chị em ai nấy đều nức nở khen ngon - Ảnh 2.

Ngoài thời gian làm ở cơ quan, Huyền sẽ dành thời gian vào bếp nấu các món ngon để người thân cùng thưởng thức

Vì bận công việc cơ quan nên chủ yếu Huyền chỉ đi siêu thị mua vào dịp cuối tuần. Cô mua thực phẩm tươi sống như cá, thịt, tôm… Còn với củ quả trái cây, các loại rau xanh bảo quản được ít ngày thì Huyền mua với số lượng đủ dùng trong vòng 2 tới 3 ngày. Hôm nào đi làm về sớm, Huyền sẽ tạt qua các sạp rau ở chợ, mua thêm rau củ để đảm bảo các món ăn đa dạng, phong phú, bổ sung chất xơ.

"Trung bình 1 tuần mình sẽ chi khoảng 2.5 triệu đồng tới 3 triệu đồng cho thực phẩm, tương đương với 8 triệu tiền ăn/tháng, chia ra thành 270.000 đến 300.000 đồng/ngày. Nhà mình nấu ăn ngày 3 bữa, mình chia cụ thể, chi phí thực phẩm cho 2 bữa trưa tối mỗi bữa dao động trong khoảng 100.000 đồng tới 120.000 đồng. Bữa sáng mình làm đơn giản hơn, chi phí trong khoảng 50.000 đồng tới 60.000 đồng đổ lại cho 3 người lớn. Em bé có chế độ ăn riêng".

2 bữa trưa tối mỗi bữa dao động trong khoảng 100.000 đồng tới 120.000 đồng

Huyền kể, khi chia chi phí cụ thể cho mỗi bữa như thế, đi chợ cô cũng dễ chọn thực phẩm hơn và tránh tiêu lạm phát. 2 bữa trưa tối là bữa chính, cô sẽ đầu tư hơn cả về thời gian nấu cũng như làm nhiều món. Bữa sáng Huyền hay mua xương hầm để nấu bún, phở vừa dễ ăn mà chi phí cũng thấp.

Vì thường xuyên đi chợ theo tuần nên cô gái trẻ này cũng rất cẩn thận trong việc bảo quản đồ ăn. Huyền cho biết: "Đối với thực phẩm tươi sống khi mua về, mình sẽ rửa sạch, để ráo nước sau đó chia thành từng phần nhỏ đủ bữa ăn và bỏ vào hộp hoặc túi zip cấp đông ở ngăn đá trước khi ăn rã đông. Để giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm, tránh mất thời gian thì nhà mình sẽ lấy đồ cấp đông bỏ xuống ngăn mát từ đêm hôm trước, đến lúc nấu là vừa tan.

Mỗi bữa ăn của Huyền đều đảm bảo ít nhất 3 món: món mặn, canh, rau luộc hoặc xào…

Rau củ mua về sau khi loại bỏ các phần hư để rau thật ráo nước sau đó cuốn 1 lớp giấy báo ra ngoài bỏ vào túi nilon bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Mục đích của việc này chính là để giấy báo hút ẩm, từ đó giữ được rau tươi lâu hơn.

Những bữa cơm trong tuần mình sẽ nấu đơn giản, những món phức tạp như lẩu, nướng thì sẽ nấu vào những ngày cuối tuần vì có thời gian chăm chút hơn.

Những món cầu kỳ như lẩu, nướng Huyền sẽ nấu vào những ngày cuối tuần vì có thời gian chăm chút hơn.

Mình dành khoảng 45 - 60 phút cho mỗi bữa ăn tùy vào từng mức độ đơn giản hay cầu kỳ của chúng, nhưng vẫn đảm bảo ít nhất 3 món (món mặn, canh, rau luộc hoặc xào …).

Mâm cơm của Huyền luôn trình bày bắt mắt, các món đều rất hấp dẫn

Để tiết kiệm thời gian nấu nướng mình sẽ nấu các món mặn như: Cá trắm kho riềng, cá nục kho thơm, thịt kho trứng,… có thể ăn được 2 – 3 bữa, sau đó nấu thêm món canh, rau củ hấp hoặc xào nữa là có 1 bữa cơm chiều để gia đình quây quần bên nhau. Bên cạnh những bữa cơm chính hằng ngày, trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 mình cũng làm thêm rất nhiều loại bánh mì, có thể dùng làm ăn sáng, ăn xế đổi bữa cho gia đình.

Trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 Huyền còn làm thêm rất nhiều loại bánh mì, có thể dùng làm ăn sáng, ăn xế đổi bữa cho gia đình.

Các thành viên trong gia đình là người truyền cảm hứng nấu nướng mỗi ngày cho mình. Mỗi lần tìm hiểu được một món mới và tự tay nấu cho người thân trong gia đình thưởng thức được mọi người khen ngon vậy là đủ vui cả ngày", Huyền vui vẻ kể.

Bài viết ghi theo chia sẻ của nhân vật - Ảnh: NVCC

Chia sẻ