Văn hóa “phi giới tính” của Nhật Bản: Đàn ông trang điểm, nhuộm tóc như con gái nhưng vẫn có... vợ

CÔ BA SPIDERUM,
Chia sẻ

Những con hẻm nhỏ của quận Harajuku (Tokyo, Nhật Bản) vốn nổi tiếng về những người đàn ông "phi giới tính". Đặc điểm nhận dạng của họ là gương mặt luôn được trang điểm như con gái, tóc nhuộm màu và được tạo kiểu chỉn chu, lông mày tỉa tót và vẽ sắc nét.

photo-1

Đặc điểm nhận dạng của những người đàn ông "phi giới tính" là gương mặt luôn được trang điểm như con gái, tóc nhuộm màu và được tạo kiểu chỉn chu.

Harajuku đã trở thành sàn diễn thời trang dành cho giới "phong cách phi giới tính". Dù phụ nữ ăn mặc theo kiểu đàn ông cũng được gọi là "phi giới tính", nhưng ở Nhật Bản, thuật ngữ jendaresu-kei thường dùng để chỉ những nam giới không quan tâm và cũng chẳng đầu tư vào vẻ ngoài, cụ thể là quần áo.

Chẳng hạn như, một số jendaresu-kei, điển hình như người mẫu nổi tiếng Ryuchell, không thích giả trang thành nữ giới và tất nhiên họ cũng chẳng phải gay. Họ không cảm nhận được trong họ còn một giới tính về mặt tinh thần khác so với giới tính sinh học sẵn có từ khi mới sinh ra.

Văn hóa “phi giới tính” của Nhật Bản: Đàn ông trang điểm, nhuộm tóc như con gái nhưng vẫn có... vợ - Ảnh 2.

Ryuchell (bên phải) đi bộ qua phố Tokyo cùng người vợ Peco.

Chúng ta không rõ Ryuchell và vợ anh ta - dù vô tình hay hữu ý - có phân chia giới tính sinh học hay giới tính tinh thần rạch ròi hay không. Nhưng đối với họ, cơ thể của một người nam giới không nhất thiết phải phù hợp với một khuôn mặt đàn ông kiểu mẫu.

Sở thích của họ là kết hợp những mẫu vải hoa văn và móng tay màu mè phối cùng mũ và ví. Họ là hiện thân cho phong cách nam tính sôi nổi mới mẻ. Đồng thời, họ còn đại diện cho những thay đổi lớn về vai trò của nam giới đang được nhìn nhận rõ nét hơn trong xã hội Nhật Bản.

Nhật Bản thừa nhận sự đa dạng về giới tính

Gần đây, công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng trở nên tân tiến. Vì lẽ đó, giới tính đã được xác định rõ ràng hơn và xu hướng giới tính lại trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Những quy ước chung về văn hoá có khuynh hướng giới hạn cơ thể sinh học vào hai loại giới tính riêng biệt: nữ tính và nam tính. Nhưng Nhật Bản có một lịch sử lâu dài về sự đa dạng của giới tính và việc áp dụng sự đối lập về giới tính trong cách ăn mặc (hay còn gọi là cross-dressing, hiểu nôm na là mặc trang phục ngược với giới tính của mình) cũng gần giống như khái niệm "phi giới tính" hiện nay.

Từ xa xưa, trong nền văn hóa Nhật Bản, nam giới nữ tính và nữ giới nam tính đã là những khái niệm rất phổ biến. Chẳng hạn như Onnagata (chỉ nam diễn viên đóng vai nữ trong những vở kịch Kabuki cổ điển) và otokoyaku (chỉ nữ diễn viên đóng vai nam giới trong đoàn kịch Takarazuka Revue) rất nổi tiếng ở nước ngoài nhờ khả năng biểu diễn giới tính của họ.

Văn hóa “phi giới tính” của Nhật Bản: Đàn ông trang điểm, nhuộm tóc như con gái nhưng vẫn có... vợ - Ảnh 3.

Câu lạc bộ cross-dressing là nơi các thành viên được hóa thân thành những con người nữ tính nhằm mục đích giải stress và nhiều lý do khác.

Ngày nay, Nhật Bản là nơi của hàng trăm câu lạc bộ cross-dressing (như câu lạc bộ Elizabeth nổi tiếng của Tokyo) hướng đến nam giới trung niên, nhân viên văn phòng có vẻ bề ngoài như một người đàn ông thực thụ. Các thành viên sẽ tham gia vào một môi trường giúp họ chuyển từ vị trí các doanh nhân sang những con người nữ tính nhằm mục đích giải toả căng thẳng và nhiều lý do khác.

Vốn dĩ từ xưa đến nay, con người thường xuyên bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài quyến rũ hơn là bởi giới tính sinh học của người đối diện. "Tình yêu của những chàng trai" trong thời buổi đương đại, thể hiện mối quan hệ rõ ràng và lãng mạn giữa các nhân vật nam giới là minh chứng thuyết phục nhất cho nhận định trên.

Xóa mờ đường ranh mang tên "giới tính"

Những câu lạc bộ cross-dressing và rạp hát truyền thống vẫn còn lưu giữ khái niệm chủ đạo về nữ tính và nam tính. Nhưng lịch sử Nhật Bản cũng chứa đựng không ít ví dụ về những người đi tiên phong trong việc xóa mờ ranh giới này.

Cụ thể hơn, cách đây một thế kỷ, những cô gái hiện đại phương Tây (hay còn gọi là "moga") đã xuất hiện ở Tokyo và để lại hình ảnh của những mái tóc ngắn, quần sooc rộng và những bộ trang phục giống như flapper. Trong khi đó, vào cùng thời điểm, hầu hết phụ nữ Nhật đều mặc kimono ở những nơi công cộng.

Văn hóa “phi giới tính” của Nhật Bản: Đàn ông trang điểm, nhuộm tóc như con gái nhưng vẫn có... vợ - Ảnh 4.

Moga đi dạo trên đường phố Tokyo năm 1928

Các moga thường bị cười nhạo trên đường phố với danh xưng "garçons" (nam giới) và bị bác bỏ vì thiếu đi nét nữ tính vốn có của người phụ nữ. Những người chỉ trích cho rằng: "Nếu phụ nữ trở nên nam tính hơn, điều đó có nghĩa là nam giới đã không còn là đàn ông nữa rồi". Tuy nhiên, những người thành thị với tư tưởng phóng khoáng hơn lại xem các cô gái hiện đại dám khác biệt này là những người tiên phong.

Dù là thời đại nào thì những người "phi giới tính" cũng đều rất chú trọng vẻ bề ngoài của mình. Điều này thể hiện qua lớp trang điểm và chiếc khăn tay tẩm nước hoa của họ. Các nhà phê bình cho rằng, người "phi giới tính" còn dành nhiều thời gian làm đẹp cho chính bản thân hơn cả phụ nữ.

Văn hóa “phi giới tính” của Nhật Bản: Đàn ông trang điểm, nhuộm tóc như con gái nhưng vẫn có... vợ - Ảnh 5.

"Trai ăn cỏ" (còn gọi là "soshoku danshi") luôn tỉ mỉ về diện mạo của mình.

Gần đây hơn, thuật ngữ "trai ăn cỏ" (còn gọi là "soshoku danshi") được dùng để mô tả những người đàn ông trẻ tuổi không có xu hướng bạo lực, luôn tỉ mỉ về diện mạo và đối xử với phụ nữ như bạn bè chứ không phải đối tượng tình dục. Các chuyên gia cố gán mác gọi họ là những kẻ hèn nhát không dám sống với đúng bản chất của mình.

Một cái nhìn khác hơn về những người phi giới tính

Những người đàn ông "phi giới tính" của quận Harajuku ngày nay không ý thức (hoặc không thừa nhận) những bậc tiền bối của họ. Chẳng hạn như Ryuchell giải thích, nguồn cảm hứng cho phong cách "phi giới tính" xuất phát từ ba kiểu thời trang:

1. Những nhóm nhạc pop Hàn Quốc dịu dàng;

2. "Visual kei"- thể loại nhạc rock lấp lánh vào năm 1980 với các nghệ sĩ nam biểu diễn trang nhã;

3. Thời trang của những năm 1980 và 1990 của Mỹ - sự kết hợp quần áo đầy màu sắc và các phụ kiện theo những cách không bình thường và bắt mắt.

Văn hóa “phi giới tính” của Nhật Bản: Đàn ông trang điểm, nhuộm tóc như con gái nhưng vẫn có... vợ - Ảnh 6.

Nhóm người "phi giới tính" ngày càng có nhiều cơ hội để hòa nhập với cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự kì thị

Về sau, sự xuất hiện của nhóm người "phi giới tính" này càng có nhiều cơ hội để hòa nhập với cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự kì thị. Một điều đáng mừng ở đây chính là những lời chỉ trích của những người chống đối dần càng ít đi, thay vào đó là những bình luận ủng hộ nhóm người "phi giới tính" này.

Nguồn: CNN

Chia sẻ