Văn hóa bán hàng rong của Singapore được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

JIA YOU,
Chia sẻ

Sau hơn hai năm trình đề cử, cuối cùng UNESCO đã công nhận Văn hóa bán hàng rong của Singapore là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Sau hơn hai năm trình đề cử, cuối cùng UNESCO đã công nhận Văn hóa bán hàng rong của Singapore là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại bên cạnh nhạc cụ độc đáo Angklung của Indonesia và Kimjang (phong tục làm Kim Chi) của Hàn Quốc. Trước Văn hóa bán hàng rong, Singapore từng đưa Vườn Bách Thảo của quốc gia vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2015.

Văn hóa bán hàng rong của Singapore được Unesco công nhân là di sản văn hóa thế giới - Ảnh 1.

Văn hóa bán hàng rong của Singapore có hơn 463 vật phẩm được ghi vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể. 

Trong một bài đăng trên Facebook, Thủ tướng Lý Hiển Long đã cảm ơn những người đã làm việc chăm chỉ để đưa văn hóa bán hàng rong được ghi vào danh sách. Ông viết: “Lời cảm ơn lớn nhất phải được gửi đến các thế hệ hàng rong vì đã “nuôi dưỡng dạ dày và tinh thần một quốc gia”. Sự công nhận này sẽ không thể có nếu như không có những giọt mồ hôi, công sức và tinh thần cống hiến hết mình cho nghề nghiệp của những người bán hàng”. 

Văn hóa bán hàng rong của Singapore được Unesco công nhân là di sản văn hóa thế giới - Ảnh 2.

Ngoài ra, Thủ tướng Lý Hiển Long còn kêu gọi người dân Singapore ăn mừng bằng cách gọi ăn ngay những món hàng rong mà họ yêu thích. UNESCO công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể là “di sản sống’, nơi truyền thống và tập quán được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Vào tháng trước, khi văn hóa bán hàng rong được đưa vào danh sách, một cơ quan đánh giá gồm 12 thành viên đã lưu ý rằng văn hóa bán hàng rong là không thể thiếu trong lối sống của người đảo quốc sư tử. Văn hóa này được lưu truyền qua các thế hệ và từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Singapore.

Hội đồng UNESCO cho biết: "Những người bán hàng rong đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường tương tác cộng đồng và củng cố kết cấu xã hội”.

Văn hóa bán hàng rong của Singapore được Unesco công nhân là di sản văn hóa thế giới - Ảnh 3.

Bộ trưởng Văn hóa, Cộng đồng và Thành niên của Singapore, ông Edwin Tong, đã ca ngợi đây là một “thành tựu quan trọng” vì văn hóa bán hàng rong của Singapore là “sự thể hiện mạnh mẽ về việc chúng ta là ai”.

“Nếu bạn bước vào bất kỳ gian hàng bán hàng rong nào, bạn sẽ thấy các gian hàng khác nhau với những món ăn khác nhau, và người bán hàng cũng khác nhau. Họ là những người đến từ những nơi khác nhau, từ mọi tầng lớp xã hội, nhưng đều ngồi cạnh, kề vai sát cánh bên nhau", ông Tong nói. 

Vào tháng 3/2019, Singapore bắt đầu trình lên UNESCO văn hóa bán hàng rong. Văn hóa này bao gồm các trung tâm bán hàng rong như không gian ăn uống cộng đồng, kỹ năng nấu nướng của người bán hàng rong. Gian hàng bán hàng rong phản ánh xã hội đa văn hóa của Singapore và “văn hóa thịnh vượng” trong một môi trường đô thị cao.

Văn hóa bán hàng rong của Singapore được Unesco công nhân là di sản văn hóa thế giới - Ảnh 4.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Today, Victor Yue, thủ quỹ danh dự của Hiệp hội Di sản Singapore nói rằng, sự công nhận của UNESCO sẽ thúc đẩy các bên liên quan có động lực hơn để cải thiện cơ sở hạ tầng và vấn đề vệ sinh của các gian hàng bán hàng rong.

Low Teck Seng, một người bán đậu nành, nói rằng sự công nhận của cơ quan quốc tế cũng sẽ thu hút khách du lịch đến các trung tâm bán hàng rong khi ngành du lịch phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Văn hóa bán hàng rong đã phổ biến ở Singapore trong hơn 200 năm. Người bán hàng thường đi trên đường bằng phương tiện của họ, cung cấp cho người dân những bữa ăn nhanh với giá cả phải chăng. 

Văn hóa bán hàng rong của Singapore được Unesco công nhân là di sản văn hóa thế giới - Ảnh 5.

Đến những năm 1960, chính phủ nước này quyết định tập hợp những người bán hàng rong trên phố vào các trung tâm để đảm bảo vệ sinh và phù hợp hơn. Từ nhiều năm qua, món ăn từ những gian hàng bán rong đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của Singapore. 

Ban đầu, ở đây chỉ phục vụ các món ăn Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,... sau phát triển đa dạng, bổ sung các món ăn quốc tế. Từ đây có thể nhận thấy được đang có nhiều làn sóng mới du nhập vào văn hóa bán hàng rong của Singapore. Nhưng dù có pha trộn thế nào, thì đó vẫn là tình yêu của người dân với ẩm thực và bản sắc của đảo quốc sư tử, đưa nét văn hóa này trở thành Di sản phi vật thể của UNESCO.

(Nguồn: SCMP)

Văn hóa bán hàng rong của Singapore được Unesco công nhân là di sản văn hóa thế giới - Ảnh 6.

Chia sẻ