Ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của người Do Thái là HỌC TẬP: 15 nguyên tắc nhỏ giúp họ thu lượm được tinh hoa của toàn nhân loại
Làm theo 15 cách này, nếu bạn muốn có được khí chất và tinh thần học hỏi, không ngừng tiến lên giống người Do Thái.
Ai cũng biết, người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, mà điều góp phần quan trọng tạo nên một người Do Thái "chất lượng cao" đó là do họ có các thói quen tốt được rèn luyện từ nhỏ, trong đó có thói quen học tập. Vì vậy, để thành công và phát triển, mỗi người chúng ta cũng nên tự tạo cho mình thói quen học tập.
1. Luôn mang theo một cuốn sách bên mình
Không quan trọng là bạn dành một năm hay một tuần để đọc xong một cuốn sách. Quan trọng là, bất cứ khi nào và ở đâu, khi rảnh rỗi hãy dành thời gian đó để đọc sách. Bạn thậm chí chỉ cần cắt giảm một vài phút nghỉ ngơi mỗi ngày để đọc một cuốn sách thôi cũng được. Người Do Thái cũng rất nổi tiếng về mặt này, họ được bắt gặp đọc sách ở khắp mọi nơi, như ga tàu, khu vực công cộng, v.v.. Bằng cách này, bạn có thể đọc ít nhất 50 cuốn sách mỗi năm.
2. Lập danh sách "những thứ cần học"
Tất cả chúng ta đều nên lập ra một kế hoạch học tập hoàn chỉnh. Những điều được liệt kê ở trong là những mục tiêu chúng ta muốn đạt được, bạn có thể viết các kế hoạch, làm thế nào để học một kiến thức mới. Có thể bạn sẽ học một ngôn ngữ mới, thành thạo một kỹ năng mới hoặc đọc một tập sách của Shakespeare. Dù bạn định làm gì, cũng hãy ghi chú lại.
3. Gặp gỡ nhiều hơn những người bạn trí thức
Tiếp xúc với những người có lý tưởng. Những người có lý tưởng không nhất thiết phải là những người rất thông minh, mà là những người có ý định dành thời gian để học các kỹ năng mới. Những thói quen của họ sẽ ảnh hưởng đến bạn. Nếu họ có thể chia sẻ với bạn những kiến thức họ có thì càng tốt.
4. Tư duy nhiều hơn
Albert Einstein đã từng nói: "Một người dù đọc nhiều sách, nhưng lại không tiêu hóa được những gì sách nói thì cũng chỉ là một người lười mà thôi".
Nếu chỉ đơn giản học lại những kiến thức thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải dựa trên những gì đã đọc tiến hành đối chiếu, kết hợp với tình huống thực tế của bản thân và bắt đầu tiêu hóa chúng thì mới được. Hãy dành một chút thời gian để viết nhật ký sau khi đọc sách, hãy suy nghĩ về những gì bạn đã đọc được và tiêu hóa nó.
5. Đưa nó vào thực tế
Việc học sẽ chẳng có lợi ích gì nếu bạn không áp dụng nó vào thực tiễn. Đọc một cuốn sách C không giống như viết một chương trình, học vẽ không giống như vẽ bằng cọ, nếu bạn có thể vận dụng được những gì bạn đã học, thì lúc đó bạn mới hiểu nó đúng nghĩa.
6. Dạy người khác
Dạy người khác những gì bạn đã học được. Lúc bạn sử dụng những gì đã học để dạy người khác, thì khi đó bạn cũng đang củng cố lại những kiến thức đó cho bản thân. Ví dụ như: Tạo blog, cố vấn cho người khác hoặc thảo luận quan điểm với bạn bè, v.v.
7. Sắp xếp lại những gì bạn đã học
Có một số kiến thức tưởng chừng như rất đơn giản và dễ tiêu hóa, nhưng đa phần chúng ta thường không nắm vững được nội dung thiết yếu của nó. Vì vậy, cứ sau vài tháng, hãy sắp xếp lại những gì bạn đã học được, điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh lãng quên và phải học lại.
8. Học tập thể
"Học nữa học mãi, học đến già" không có nghĩa là bạn phải tự mình ôm những cuốn sách đóng đầy bụi bặm. Tham gia các nhóm học tập như các tổ chức dạy kỹ năng, hội thảo cũng rất hiệu quả, nó có thể biến việc học của bạn thành một trải nghiệm xã hội thú vị.
9. Từ bỏ những quan niệm cũ và hiểu vấn đề từ một góc nhìn mới
Bạn không thể thêm nước vào một chiếc ly đầy. Có rất nhiều người cố chấp với tư tưởng của chính mình, thậm chí họ còn tỏ ra khó chịu khi phải lắng nghe như các quan điểm của người khác. Điều đó là vô cùng có hại, vì nó chỉ khiến bạn biến thành một con ếch ngồi đáy giếng mà thôi. Vì thế nên hãy tích cực tìm kiếm thông tin, hãy khuấy đảo thế giới quan của bạn lên, đừng sợ hãi.
10. Tìm một công việc khuyến khích sự học tập
Tìm một công việc khuyến khích học lên cao hơn. Nếu bạn đang làm một công việc không mang lại nhiều sự tự do học tập cũng như không có khả năng phát triển bản thân, thì bạn nên cân nhắc chuyển sang một công việc khác có nhiều cơ hội học tập hơn. Đừng dành 40 giờ một tuần cho một công việc quá dễ dàng.
11. Làm những gì bạn chưa làm
Làm điều gì đó mà bạn không biết. Việc buộc bản thân phải học một mảng kiến thức mà mình chưa từng biết, có lẽ sẽ là một thử thách khó khăn nhưng cũng không kém phần thú vị. Nếu bạn không biết gì về máy tính, vậy hãy thử lắp ráp một chiếc máy tính xem sao. Nếu bạn sợ nghệ thuật, hãy bắt đầu vẽ.
12. Tin tưởng vào trực giác của bạn
Học tập suốt đời giống như đi bộ trong một vùng đất hoang vu rộng lớn. Bạn không biết mình muốn gì, trong đầu cũng không có bất kỳ mục tiêu cuối cùng nào. Vậy hãy để trực giác hướng dẫn bạn. Cuộc sống của chúng ta đã luôn bị chiếm cứ bởi lý trí, có thể lý trí rất giỏi ở một khu vực nào đó, nhưng đối với những thứ sâu sắc và cao thâm hơn, thì trực giác luôn thông thái hơn nhiều.
13. Mười lăm phút vào buổi sáng
Dùng mười lăm phút vào buổi sáng để học. Nếu bạn nghĩ rằng bạn vẫn còn buồn ngủ, bạn có thể học trễ hơn một chút cũng được. Nhưng đừng trì hoãn đến phút cuối cùng của ngày, vì công việc và những hoạt động bận rộn có thể chiếm hết thời gian học tập của bạn đấy.
14. Thu thập kiến thức
Hãy học những kiến thức mà bạn có thể sử dụng. Nắm vững những điều cơ bản về lập kế hoạch có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề mà không ai khác có thể làm được. Hãy tận dụng tối đa những gì bạn đã học để giải quyết vấn đề.
15. Quyền ưu tiên
Không có yếu tố bên ngoài nào có thể buộc bạn phải học, chính khao khát kiến thức của bản thân mới có thể tạo nên thói quen học tập suốt đời, bởi vì khi đó, học tập suốt đời sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của bạn.