Uống nước cam thảo dễ hại thận
Cam thảo được coi là một vị thuốc lành, có tác dụng giải trừ độc tính và điều hòa các vị thuốc... Nhưng nếu dùng cam thảo hằng ngày có thể gây độc, giữ nước, phù và hỏng thận.
Cam thảo thường được người dân chế cùng các loại nước uống như nhân trần, lá vối, nụ vối, các loại trà thảo dược... cho dễ uống, giải độc, mát gan. Đặc biệt, nhiều người bị béo phì hoặc các bệnh bị kiêng đường còn sử dụng cam thảo làm chất ngọt thay thế cho đường vừa mát, vừa giúp thải độc... tốt cho sức khoẻ mà không biết nếu sử dụng cam thảo hằng ngày lại rất có hại.
BS. TTƯT Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, cam thảo là một vị thuốc bổ khí, có tác dụng nâng đỡ chân khí trong cơ thể, chống suy nhược mệt mỏi. Trong phương thuốc cổ truyền, cam thảo là vị thuốc lành, giữ vai trò là "tá", nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, cho nên mới nói "thập phương cửu thảo" (trong 10 đơn thuốc Đông y có tới 9 đơn dùng cam thảo). Theo Đông y, cam thảo có tính vị bình hòa, có công dụng bổ hư tổn, thông 12 kinh mạch, giải trừ độc tính và điều hòa các vị thuốc... Thế nhưng, nếu sử dụng cam thảo lâu, nhất là dùng thay đường sẽ giữ nước, gây hại thận.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, trong cam thảo có chứa 6 - 14% glycyrizin (cá biệt có loại chứa đến 23%), là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza. Người uống quá nhiều nước cam thảo đặc (> 100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 - 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim.
Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn. Chất glycyrizin trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali và đôi khi dẫn đến tim ngừng đập. Phụ nữ ăn nhiều cam thảo (khoảng 0,2mg/ngày) có nguy cơ bị cao huyết áp dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, việc hấp thu nhiều glycyrizin trong cam thảo sẽ gây sụt giảm kali, dẫn đến xương yếu, dễ gãy.
Vì thế, không nên dùng cam thảo khi bị rối loạn chức năng gan, yếu thận, cao huyết áp, sẩy thai... Hơn nữa, chất glycyrizin làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới.
BS. TTƯT Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, cam thảo là một vị thuốc bổ khí, có tác dụng nâng đỡ chân khí trong cơ thể, chống suy nhược mệt mỏi. Trong phương thuốc cổ truyền, cam thảo là vị thuốc lành, giữ vai trò là "tá", nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, cho nên mới nói "thập phương cửu thảo" (trong 10 đơn thuốc Đông y có tới 9 đơn dùng cam thảo). Theo Đông y, cam thảo có tính vị bình hòa, có công dụng bổ hư tổn, thông 12 kinh mạch, giải trừ độc tính và điều hòa các vị thuốc... Thế nhưng, nếu sử dụng cam thảo lâu, nhất là dùng thay đường sẽ giữ nước, gây hại thận.
Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn. Chất glycyrizin trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali và đôi khi dẫn đến tim ngừng đập. Phụ nữ ăn nhiều cam thảo (khoảng 0,2mg/ngày) có nguy cơ bị cao huyết áp dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, việc hấp thu nhiều glycyrizin trong cam thảo sẽ gây sụt giảm kali, dẫn đến xương yếu, dễ gãy.
Vì thế, không nên dùng cam thảo khi bị rối loạn chức năng gan, yếu thận, cao huyết áp, sẩy thai... Hơn nữa, chất glycyrizin làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới.