Ung thư trực tràng: bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Giống như ung thư vú ở phụ nữ và một số ung thư khác, ung thư trực tràng đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Thông tin nam can sĩ Trần Lập phải đối diện với căn bệnh ung thư trực tràng khiến nhiều người hâm mộ yêu quý giọng hát nhạc rock này không khỏi bị sốc bởi bình thường anh là người rất khỏe mạnh.
Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế thì ở độ tuổi nào cũng có thể gặp bệnh ung thư trực tràng.
Bệnh có thể gặp mọi lứa tuổi
Theo ThS.BS Nguyễn Hướng, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ung thư đại – trực tràng là bệnh khối u ác tính xuất phát từ lòng hoặc thành đại trực tràng hoặc trực tràng. Bệnh ung thư này khá phổ biến, nam giới hay gặp hơn nữ giới và tăng dần theo tuổi, bất kể độ tuổi nào cũng có thể mắc. Đây là một trong những ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện muộn thì cũng giống như tất cả các loại ung thư khác, khả năng điều trị ít hiệu quả.
Giống như ung thư vú ở phụ nữ và một số ung thư khác, ung thư đại, trực tràng đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, nhất là ở những người nguy cơ cao như tiền sử gia đình trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, bản thân hoặc gia đình bị bệnh đa polyp ruột già, viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohn hoặc do chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ nhưng lại quá ít chất xơ từ rau quả, trái cây…
Để nhận biết sớm được các dấu hiệu bệnh ung thư thực tràng người bệnh cần để ý khi đi ngoài ra máu, lỏng, phân lẫn máu như máu cá, có khi nhiều máu, đau bụng. Bệnh nhân có thể đi ngoài lỏng ngày một hoặc nhiều lần, cũng có thể táo bón 2 hoặc hoặc 3 ngày đi ngoài một lần phân cứng hoặc phải rặn nhiều khi đại tiện, khuôn phân có thể nhỏ hơn bình thường. Gầy sút là biểu hiện muộn, có thể chán ăn, buồn nôn… và bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
Cũng theo bác sĩ Hướng để xác định được chính xác ung thư thực tràng khi đi khám các bác sĩ xét nghiệm đánh giá đại trực tràng được dùng để phát hiện và chẩn đoán ung thư. Bác sĩ khám để đánh giá tình trạng sức khỏe chung gồm thăm khám trực tràng, tìm những khối bướu bất thường ở trực tràng, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, nội soi đại tràng…
Để xác định chắc chắn, một vài mẫu mô sẽ được lấy đi khi nội soi đại tràng Sigma hoặc nội soi đại tràng và khám nghiệm dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này được gọi là sinh thiết. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc PET scan để xem những bộ phận khác có liên quan hay không. Đối với ung thư ở trực tràng, bác sĩ cần chụp MRI để xác định rõ thêm mức độ ăn lan của khối bướu.
Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm ước tính có khoảng trên 3000 trường hợp mới mắc và hơn một nửa số đó tử vong vì bệnh ung thư trực tràng. Bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng về tỉ lệ mắc và trẻ hoá về độ tuổi mắc bệnh
Về việc điều trị, phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn trong ung thư đại – trực tràng. Thông thường là phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng các hạch lân cận. Sau phẫu thuật nếu có di căn hạch, người bệnh buộc phải sử dụng hóa chất.
Các hóa chất được sử dụng đều làm tăng thời gian sống thêm, giảm tỷ lệ tử vong. Xạ trị được chỉ định trong các trường hợp ung thư trực tràng đoạn giữa và đoạn thấp, khi mà khối u chiếm hơn một nửa lòng ống trực tràng hoặc dính, xâm lấn tổ chức xung quanh. Đối với các trường hợp không cắt bỏ được, tiến hành xạ trị với liều xạ cao và hóa trị đồng thời với xạ trị.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng
Các chuyên gia y tế khuyên hạn chế ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, thức ăn lên men, ướp muối, xông khói, ít chất xơ gây táo bón… Các chất béo no có nguồn gốc từ động vật khi sử dụng nên thận trọng vì nó không tốt cho người bệnh, có liên quan đến ung thư đại – trực tràng.
Mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện bệnh sớm nếu có. Đặc biệt người ở độ tuổi trung niên, khi có một trong những biểu hiện bài tiết không bình thường cần tầm soát ung thư qua xét nghiệm tìm máu trong phân, nội soi… Tình trạng chảy máu khi đại tiện ít hoặc nhiều có thể do viêm, trĩ hoặc ung thư.
Nên chọn những loại hoa quả có màu xanh sẫm, vàng đậm, da cam và các loại rau ví dụ như rau bina, dưa đỏ, xoài, quả đấu, và khoai lang, rau họ cải bắp, bao gồm cải bông xanh, cải brussel và súp lơ.Chất lycopen trong cà chua và các loại rau quả có màu đỏ như dâu tây, ớt đỏ là hóa chất chống ung thư rất mạnh.