Ung thư, béo phì, vô sinh với đồ gia dụng giá rẻ

Nhã Đan,
Chia sẻ

Bên cạnh các loại nồi, bát đĩa cao cấp có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, vẫn xuất hiện nhan nhản các loại nồi nhôm, bát đĩa nhựa, chảo chống dính không có nhãn mác xuất xứ với giá rẻ bất ngờ.

Chỉ cần nghe thấy thông tin rau nhiễm sán, lợn gạo bệnh, cúm gia cầm… các bà nội trợ sẵn sàng cho những loại thực phẩm đó vào trong danh sách “tuyệt chủng” tạm thời trong bữa ăn gia đình của mình. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ lại không hề cảnh giác với những đồ gia dụng giá rẻ. Họ cứ nghĩ rằng: “Chỉ dùng một thời gian ngắn, thay ngay cái mới chứ có ăn bát đĩa vào bụng đâu mà lo”.

Khảo sát một vòng qua các chợ lớn, chợ cóc ở Hà Nội, không khó nhận thấy bên cạnh các loại nồi, bát đĩa cao cấp có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, vẫn xuất hiện nhan nhản các loại nồi nhôm, bát đĩa nhựa, chảo chống dính không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ với giá rẻ bất ngờ. Những mặt hàng này được đông đảo những người có thu nhập trung bình mua sử dụng.

Ung thư, béo phì, vô sinh với đồ gia dụng giá rẻ 1

Ung thư, béo phì, vô sinh với bát đĩa nhựa, tráng men, hộp nhựa

Tiết kiệm, nhiều chị em thường tiện tay mua hộp nhựa, bát đĩa nhựa giá rẻ ngoài vỉa hè, hàng xén để về dùng. 

Chị Thanh Loan (Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) chia sẻ: “Nhìn vào mẫu bát đũa màu sắc bán ở ngoài chợ, tôi thấy đẹp tương tự so với những mẫu trong siêu thị bày bán. Không những thế, giá của chúng lại rất rẻ, kiểu dáng đa dạng. Thêm vào đó, nhà tôi có trẻ nhỏ, mua bát đĩa đắt tiền về lại dễ vỡ, thôi một công đôi việc, mua đồ rẻ rồi dùng một thời gian thay sau cũng được”. 

Không chỉ chị Loan, mà nhiều chị em khác cũng có cùng quan điểm đó. Họ không biết rằng, các loại nhựa kém chất lượng sau một thời gian sử dụng sẽ sản sinh ra chất độc BPA - nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, vô sinh, béo phì, ung thư...

Dù dùng một thời gian ngắn nhưng những loại hộp nhựa, bát đĩa nhựa kém chất lượng vẫn có nguy cơ khiến người dùng bị nhiễm độc. Đặc biệt, khi cho thức ăn, canh nóng vào hộp nhựa, ngoài việc khiến thức ăn bị hỏng, hộp nhựa, bát đĩa nhựa sẽ sản sinh ra độc tố khi ở nhiệt độ cao. Những chiếc bát đĩa nhựa có giá rất rẻ từ 10.000 đồng/chiếc. 

Trả lời về vấn đề này, PGS.TSKH. Lưu Văn Bôi (Bộ môn Hóa Hữu cơ - Khoa Hóa học - ĐHKHTN – ĐHQG) cho biết, việc sử dụng những loại bát đĩa nhựa không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của chính bản thân người dùng.

Cửa hàng 1 giá 10.000, 9.500 đồng khiến không ít người tò mò hiếu kỳ. Tuy nhiên, khi bước vào, ai cũng phải khóc thét đi ra với những sản phẩm được bày bán ở nơi đây. 

Ung thư, béo phì, vô sinh với đồ gia dụng giá rẻ 2
Ở cửa hàng có hàng nghìn sản phẩm với chung 1 mức giá 9.500 đồng: từ đôi dép nhựa, tới cặp tóc, bát đĩa nhựa, kìm… Nhiều sản phẩm gỉ sét, bám bụi được bày bán tràn lan. 

Ở cửa hàng có hàng nghìn sản phẩm với chung 1 mức giá 9.500 đồng: từ đôi dép nhựa, tới cặp tóc, bát đĩa nhựa, kìm… Nhiều sản phẩm gỉ sét, bám bụi được bày bán tràn lan. 

Chị Bích cho biết: “Tôi đã từng mua một vài cái bát nhựa ở đây. Nhưng chỉ 1 lần đựng đồ ăn, tôi hãi hùng khi thấy màu đỏ từ chiếc bát bị thôi ra”.

Không chỉ bát đĩa nhựa, mà nhiều người tiêu dùng ham rẻ chọn bát đĩa bằng gốm sứ tráng men thủ công. Họ không biết rằng những loại này có khả năng gây nhiễm chì cho người dùng rất cao. 

Chị Thương – người tiêu dùng ngụ ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Trước tôi cũng mua bát đĩa tráng men ở ngoài chợ cóc, một phần vì giá rẻ, một phần vì chúng nhìn bắt mắt, đẹp, màu sắc phong phú thế nhưng chỉ dùng đựng đồ ăn một thời gian ngắn là những hoa văn trên bát bay hết, men tróc, phai mầu”.

Chị tâm sự, khi mua, chị bị thu hút bởi chúng được tráng men bóng bẩy, đẹp mắt, nhìn rất hấp dẫn. Những chiếc bát đĩa tráng men được bày bán rất nhiều, giá thành từ 10-35.000 đồng/chiếc. 

Ưu điểm của men chì là giá thành rẻ và lại cho màu sắc rực rỡ, bề mặt bóng đẹp nên đồ gốm sứ men chì thường rất hấp dẫn khách hàng. Men chì nếu được pha chế đúng cách và nung ở nhiệt độ đủ cao thì ôxit chì bị khóa chặt và không có khả năng gây nhiễm độc.

Nhưng ngược lại, nếu việc pha chế hoặc nhiệt độ nung không đủ thời gian thì sau một thời gian sử dụng, chì có thể dễ dàng tách khỏi men để hòa tan vào thức ăn đựng trong bát, đĩa gốm sứ và từ đó đi vào cơ thể người. Chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người, khó bị tống đẩy ra ngoài, khi dùng lâu dài, chì sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên nhiều chứng bệnh như phá hỏng hệ thần kinh, tim mạch, vô sinh.

Ung thư, béo phì, vô sinh với đồ gia dụng giá rẻ 3
Không chỉ chị Loan, mà nhiều chị em khác cũng có cùng quan điểm đó. Họ không biết rằng, các loại nhựa kém chất lượng sau một thời gian sử dụng sẽ sản sinh ra chất độc BPA - nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, vô sinh, béo phì, ung thư... (Ảnh minh họa)

Ung thư với chảo chống dính siêu rẻ

Đã từ lâu, chảo chống dính đã trở thành một vật dụng khá quen thuộc của các bà nội trợ, bởi những công dụng mà nó đem lại. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, nhiều loại chảo chống dính không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan ở những khu chợ cóc. 
 
Nếu như trước đây để mua một chiếc chảo chống dính, người tiêu dùng thường phải bỏ ra trên dưới 1 triệu đồng thì hiện nay để có được một sản phẩm với kiểu dáng tương tự, số tiền tối thiểu chưa đến 100.000đ/chiếc. 

Với giá thành rẻ chỉ vài chục nghìn đồng cho tới 100.000 đồng/chiếc chảo chống dính thì chắc chắn khó có thể có được chất lượng tốt vì nếu chỉ tính giá nguyên liệu mua vào đã vượt xa giá bán ra, chưa nói đến những chi phí khác.

Đặc điểm của loại chảo chống dính giá rẻ đó là có lớp chống dính được làm từ những nguyên liệu rẻ tiền không qua kiểm định chất lượng. Cụ thể chúng được tráng bởi một lớp sơn chống dính rẻ tiền và chứa chất độc gây ung thư cho người dùng. Khi đun nấu, chảo sẽ xuất hiện lớp khói có chứa các chất độc gây hại cho sức khỏe.  

Hủy hoại sức khỏe với bộ nồi nhôm tái chế

Bên cạnh bát đĩa, hộp, những vật dụng để đồ ăn, người tiêu dùng còn đang hủy hoại sức khỏe của mình vào những bộ xoong nồi với nhôm tái chế được bày bán nhan nhản ngoài vỉa hè. Giá rẻ, mẫu mã đa dạng, nhiều chị em hí hửng tìm đến mua với sự huyễn hoặc rằng đây là “hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Bà Thu Toàn, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, thời buổi kinh tế khó khăn, nhà nào cũng cần tiết kiệm chứ chẳng riêng gì nhà bà, bà thường tìm đến chợ cóc, các quán bán đồ gia dụng lề đường để mua nồi những khi cần.

Bà bảo: “Mua cả bộ nồi 4 chiếc, từ to đến nhỏ mà chỉ có 239.000 đồng. Tôi rất tâm đắc vì chúng rẻ và đẹp”. 

Khảo sát qua một vài nơi như Hàng Lược, chợ Đồng Xuân, chợ cóc Tân Ấp, những sản phẩm này được bán khá nhiều. Có nồi nhôm cỡ nhỏ chỉ từ 20.000 đồng/chiếc. 

Người tiêu dùng không biết rằng lượng chì trong những chiếc nồi này rất lớn, khi được dùng lâu dài, người sử dụng có khả năng bị loãng máu, hồng cầu bị hủy hoại, chất độc dần tích tụ vào trong gan, thận gây ung thư, hỏng gan...

Phát bực vì máy sấy tóc siêu rẻ

Máy sấy tóc là vật dụng nhiều người sử dụng. Bên cạnh những chiếc máy sấy từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng chiếc, vẫn đang tồn tại những mặt hàng máy sấy tóc có giá “siêu rẻ” chỉ vài chục nghìn/chiếc.

Ung thư, béo phì, vô sinh với đồ gia dụng giá rẻ 4
(Ảnh minh họa)

Chị Hà Thương, Bạch Mai, Hà Nội bức xúc khi mua một sản phẩm rẻ và chất lượng không như lời quảng cáo: “Mình dùng được đúng 1 lần, lần thứ 2, máy cứ chạy được vài giây là tự ngắt, lần thứ 3, máy không hoạt động được, mang ra ngoài nhờ thợ kiểm tra thì người ta bảo cháy dây lò xo”.

Đầu tuần, giá vàng liên tục rớt

Sau giờ mở cửa, giá vàng trong nước liên tục “rơi” và sắp chạm ngưỡng 36 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC đã điều chỉnh giá vàng giảm 170.000 đồng/lượng. Sau đó, SJC liên tục niêm yết với xu hướng đi lùi. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá nhẹ hơn rất nhiều, chỉ từ 10.000 đồng tới 20.000 đồng/lượng.

Vào lúc 9 giờ sáng, giá vàng tại SJC giảm 230.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua (17/3). Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức 36,10 triệu đồng/lượng - 36,18 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Vàng SJC Hồ Chí Minh 36,10 triệu đồng/lượng - 36,16 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại công ty vàng bạc đá quý Doji, 36,10 triệu đồng/lượng - 36,16 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Vàng SJC TP.HCM 36,10 triệu đồng/lượng- 36,16 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng tại Sacombank, giá SJC giao dịch ở mức: 36,10 triệu đồng/lượng - 36,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank mua vào 36,10 triệu đồng/lượng, bán ra 36,17 triệu đồng/lượng.

Thị trường tiền tệ vẫn không có nhiều biến động. Tại một số ngân hàng thương mại, giá USD ít thay đổi so với hôm qua. Tại ngân hàng Vietcombank, tỷ giá giao dịch ở mức: 21.080 đồng/USD - 21.120 đồng/USD (mua vào - bán ra).

Tại Eximbank, tỷ giá niêm yết ở mức: 21.060 đồng/USD – 21.115 đồng/USD (mua vào – bán ra).

Tại Sacombank, giá USD vẫn đứng im. Tỷ giá được giao dịch ở mức 21.050 đồng/USD – 21.120 đồng/USD (mua vào – bán ra).
Chia sẻ