U40 đi ăn tất niên cùng bạn học cũ: Ai cũng tranh "bao cả bàn", khoe nhà đẹp, xe sang nhưng cuối cùng đều bẽ mặt vì 1 điều

Ngọc Mai,
Chia sẻ

Tác giả của bài viết là một người đàn ông gần 40 tuổi ở Trung Quốc. Anh có sự nghiệp khá thành đạt, có nhà đẹp xe sang. Dưới đây là những chia sẻ của anh về quan điểm giàu nghèo và sự khiêm tốn trong cuộc sống sau khi đi họp lớp cùng bạn bè.

Những ngày tháng sống chung với dịch bệnh làm tôi cảm thấy rất nhớ quê hương. Cha mẹ đã chuyển lên thành phố sống cùng vợ chồng tôi nên tôi rất ít khi về quê, cũng chẳng mấy khi liên lạc với bạn bè cũ. Nhân dịp cuối năm, tôi trở lại thị trấn nhỏ mình đã từng sinh sống để tham gia một buổi họp lớp sau 15 năm ra trường và tại đây tôi đã được chứng kiến một trò hề rất nực cười. Các bạn cùng lớp cũ của tôi thi nhau khoe khoang sự nghiệp và tài sản của mình, nhưng cuối cùng bị một người chỉ đi xe đạp điện làm cho bẽ mặt. Câu chuyện này vừa chỉ trích lòng hư vinh của con người, đồng thời cũng âm thầm dạy cho tôi một bài học về sự khiêm tốn.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đã lựa chọn rời khỏi quê hương tìm việc làm. Để bù đắp cho những tháng ngày chỉ biết trốn trong nhà cắm đầu vào học, tôi lao ra bên ngoài khám phá thế giới, miệt mài theo đuổi danh lợi không biết mệt mỏi. Sau mươi năm mài giũa, tôi bây giờ đã là giám đốc của một công ty với thu nhập khá, trở về quê cũ tham gia buổi họp lớp với mong muốn cho mọi người thấy những thành tựu của mình.

U40 đi ăn tất niên cùng bạn học cũ: Ai cũng tranh

Buổi hợp lớp do lớp trưởng Trương Thành đứng lên tổ chức, cậu ta đặt ra quy định cho chúng tôi khi đi họp lớp không được lái ô tô, không khoe giàu khoe của và không được bàn đến chuyện tiền bạc. Dự tính mỗi người sẽ góp 200 tệ (khoảng 600.000 VND), sau khi ăn xong chia đều để thanh toán. Cậu ta nói làm như vậy là để mọi người có thể trò chuyện hàn huyên với nhau nhiều hơn, gắn kết tình bạn chứ không phải biến buổi họp lớp thành nơi khoe khoang ai giàu hơn ai.

Buổi tối hôm đó, chúng tôi ngồi quanh bàn ăn và trò chuyện, từ chuyện ngày xưa đến chuyện bây giờ, bầu không khí cũng ngày càng trở nên sôi nổi. Dần dần, lòng hư vinh và tính cạnh tranh ẩn sâu trong lòng một vài người bắt đầu nổi lên. Bọn họ tranh nhau trả tiền cho bữa ăn, nhằm thể hiện sức mạnh kinh tế và địa vị xã hội của mình.

Một anh bạn đang sinh sống và làm việc ở Bắc Kinh là người đầu tiên lên tiếng, cậu ta hùng hổ tuyên bố rằng mình sẽ trả tiền cho cả bàn. Một người bạn làm kinh doanh cũng khá thành công khác cũng chẳng chịu thua, nhất quyết đòi thanh toán. Những người còn lại cũng nhao nhao tranh giành, một lòng muốn chứng minh sự trưởng thành và thành công của mình sau khi rời khỏi quê hương xây dựng sự nghiệp.

Bọn họ tranh cãi với nhau vô cùng quyết liệt nhưng vẫn rất lịch sự, trong lời nói không chỉ có sự hào phóng mà còn là sự háo hức không thể che giấu, muốn thể hiện giá trị bản thân. Cuộc chiến giành quyền thanh toán hóa đơn đã trở thành một cuộc cạnh tranh tài sản ngầm, trong tình huống đó ai cũng muốn thể hiện mình trước mặt bạn học cũ, đồng thời khéo léo khoe khoang những thành tích mình đã đạt được trong thời gian qua.

Để thể hiện năng lực kinh tế của mình, họ thi nhau ném chìa khóa xe sang của mình lên bàn: Mercedes, Benz, BMW, Land Rover... Có những xe, đèn vẫn còn bật sáng. Trong tay cầm chìa khóa chiếc Toyota của mình, tôi co rúm người lại lặng lẽ tránh0 khỏi cuộc tranh đấu ngầm này.

U40 đi ăn tất niên cùng bạn học cũ: Ai cũng tranh

Sau đó, một người phục vụ bước vào và thông báo với chúng tôi rằng hóa đơn của bữa ăn đã được thanh toán. Người trả tiền chính là Vương Cường, một cậu bạn không mấy nổi bật trong lớp, cũng không học đại học. Vậy mà cậu ta lại có thể thanh toán toàn bộ hóa đơn cho bữa ăn. Cậu ta rời khỏi nhà hàng với một chiếc xe đạp điện, trong lúc chúng tôi còn đang tranh nhau phô trương tài sản vật chất của mình thì cậu ấy đã dùng hành động thể hiện thái độ chân thành nhất đối với những người bạn cũ là chúng tôi.

Vương Cường dường như đã giáng cho chúng tôi một cái tát thật vang dội: Những người thực sự xứng đáng được tôn trọng và công nhận không phải những người giàu có về của cải vật chất mà là những người luôn khiêm tốn và chân thành ngay cả khi đang ở trong nghịch cảnh.

Bữa tiệc này giống như một cú đấm nặng nề giáng trực tiếp vào mặc cảm tự ti và lòng kiêu ngạo bên trong con người tôi. Trên đường về, tôi quyết định xem xét lại bản thân. Tôi nhận thấy mình không nên đánh bóng bản thân bằng của cải vật chất bên ngoài, cũng không nên đánh giá tự bản thân bằng cái nhìn của người khác về mình. Sau này, song song với việc theo đuổi sự nghiệp của mình, tôi cũng sẽ tập trung trau dồi phẩm chất, lấy khiêm tốn làm chủ, sống một cuộc đời có giá trị.

Sau bữa tiệc đó, tôi chợt hiểu ra: "Núi cao còn có núi cao hơn" không chỉ có nghĩa rằng ngoài kia còn có rất nhiều người giỏi giang, mạnh mẽ hơn chúng ta, mà sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta cũng đang có một ngọn núi tượng trưng cho nội tâm và tu dưỡng đạo đức của mỗi con người, ngọn núi đó đang đợi chúng ta từng bước chinh phục. Chỉ khi bản thật sự hiểu và trân trọng đạo lý đó, bạn mới có thể dễ dàng chèo lái con thuyền cuộc sống trong xã hội phức tạp nhiều biến động này.

Chính vì thế, sau khi bình tĩnh lại, tôi đã ngồi xuống và viết lại trải nghiệm này. Mong rằng quý độc giả có thể tìm thấy nguồn cảm hứng trải nghiệm của tôi để hiểu cuộc sống sâu hơn và trân trọng giá trị cá nhân của mỗi con người.

Chia sẻ