Tỷ phú Jeff Bezos bay vào vũ trụ bằng con tàu hình "của quý" khổng lồ, đây là lý do tại sao

J.D,
Chia sẻ

Hóa ra, có những lý do hết sức khoa học đằng sau thiết kế con tàu New Shepherd đã chở Jeff Bezos ra ngoài vũ trụ.

Tối ngày 20/7 (giờ Việt Nam), tỷ phú Jeff Bezos đã lên con tàu để bay ra ngoài vũ trụ, qua đó trở thành tỷ phú thứ 2 làm được chuyện này bằng con tàu do chính mình sở hữu. Và dù là người thứ 2 (sau tỷ phú người Anh Sir Richard Branson), nhưng chuyến bay của Jeff Bezos nhắm đến độ cao 106km - cao hơn so với người tiền nhiệm.

Dĩ nhiên đây vẫn là một sự kiện đáng nhớ với bản thân cựu CEO Amazon cũng như cộng đồng đam mê khoa học vũ trụ thế giới. Tuy nhiên, rất nhiều người khi xem khoảnh khắc ông Bezos bay vào vũ trụ đã quan tâm đến một vấn đề khác, đó là hình dạng của con tàu New Shepherd được ông sử dụng.

Chuyến bay vào vũ trụ của Jeff Bezos

Cụ thể, con tàu ấy có hình dạng giống một cây nấm dài và mảnh. Nó khiến những người có trí tưởng tượng phong phú phải tự hỏi, vì sao nhìn lại giống... một cái dương vật khổng lồ đến như vậy?

Nhưng thực ra, mọi chuyện đều có lý do của nó. Một số chuyên gia trên thế giới đã đưa ra một vài giả thuyết liên quan đến hình dạng con tàu, và nó không kỳ cục như bạn nghĩ đâu.

Cụ thể theo như Jonathan McDowell, chuyên gia thiên văn học từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), những con tàu có mũi tù giống như vậy (còn gọi là tên lửa đầu búa - hammerhead rocket) có một lịch sử dài đằng sau.

"Nếu làm cẩn thận, con tàu sẽ có một hình dạng cực kỳ phù hợp cho khí động học."

Tỷ phú Jeff Bezos bay vào vũ trụ bằng con tàu hình "của quý" khổng lồ, đây là lý do tại sao - Ảnh 2.

Phần đầu - thứ gây tranh cãi nhất của con tàu thì theo Laura Forczyk - chủ sở hữu của Astralytical, công ty phân tích vũ trụ, đó là thiết kế để "tối ưu diện tích bên trong".

Đó cũng là lý do McDowell đưa ra. Còn về phần đuôi, ông giải thích rằng, con tàu New Shepherd có đuôi "lớn và phẳng", vì đó là thiết kế quan trọng khi con tàu trở về Trái đất.

Tuy nhiên cũng theo McDowell, dù có những ý nghĩa đầy khoa học đằng sau thiết kế như vậy, ông vẫn cho rằng Bezos và đội ngũ của mình khó lòng không để ý đến khía cạnh mà khán giả nghĩ tới.

"Họ khó mà không nhận ra điều đó. Tưởng tượng, bạn đến một cuộc họp và rồi có ý kiến đưa ra kiểu 'Liệu bạn có muốn bay trên một con tàu có hình dạng như vậy không?' Nhưng tôi đoán các kỹ sư sẽ đứng lên và nói theo kiểu 'Nó phù hợp theo toán học, là thiết kế tối ưu. Chúng tôi sẽ bay với nó.'"

Còn về phần thân - thon và dài, Forczyk cho rằng đây cũng là một thiết kế tối ưu với một con tàu.

"Rõ ràng là dễ dàng hơn để cân bằng một thân tàu dài, hẹp, so với thiết kế dày và bự hơn."

"Họ đã trải qua khá nhiều thử nghiệm để tạo ra một thiết kế hoàn hảo, cho phép tối ưu hóa thể tích, những khung cửa sổ tốt nhất, và đặc biệt là không được gây nguy hiểm."

Tỷ phú Jeff Bezos bay vào vũ trụ bằng con tàu hình của quý khổng lồ, đây là lý do tại sao - Ảnh 4.

Những người cùng đồng hành với Bezos trong chuyến bay lịch sử của mình là anh trai ông - Mark, Wally Funk - một trong 13 phi công nữ từng vượt qua bài kiểm tra của NASA hồi đầu thập niên 1960, và Oliver Daemen - sinh viên vật lý 18 tuổi, người "may mắn" được thay thế cho nhân vật từng thắng cuộc đấu giá vị trí này nhưng vì bận mà phải rút lui. Được biết, cuộc đấu giá cho "slot" đi chung với Jeff Bezos lên tới 28 triệu đô.

Nguồn: Ladbible
Chia sẻ