Cuộc đời Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Từ thôn nữ hái chè một bước trở thành mẫu nghi thiên hạ, được Chúa thượng đắm say

Min,
Chia sẻ

Nàng có xuất thân bé mọn nhưng nhờ may mắn và nhan sắc vẹn toàn nên đã có thể trở thành người được Chúa Trịnh Sâm yêu quý nhất và được rất nhiều đặc ân ngay sau khi "hớp hồn" được ông. Nhưng không may, chỉ vì lạm dụng quyền lực, "dắt mũi" Chúa Trịnh mà nàng phải chịu một kết cục bi thảm.

Trong dòng lịch sử hưng suy của thế giới, nhất là ở các quốc gia châu Á phong kiến, không hiếm có những trường hợp chỉ cần có nhan sắc lộng lẫy và biết nắm thời cơ, xuất hiện đúng thời điểm thì có thể một bước lên mây. Từ một tì nữ hèn mọn lên nắm quyền làm chủ hậu viện, hay một thị nữ dân thường, đường đường trở thành người mà thiên tử sủng ái nhất.

Hoặc như vị phi tần trong Hoàng cung Việt ở thời Lê Trung Hưng dưới đây. Nàng có xuất thân bé mọn nhưng nhờ may mắn và nhan sắc vẹn toàn nên đã có thể trở thành người được Chúa Trịnh Sâm yêu quý nhất và được rất nhiều đặc ân ngay sau khi "hớp hồn" được ông. Nhưng không may, chỉ vì lạm dụng quyền lực, "dắt mũi" Chúa Trịnh mà nàng phải chịu một kết cục bi thảm.Vị phi tần đó không ai khác chính là Tuyên phi Đặng Thị Huệ.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Xuất thân hèn kém, một bước trở thành phi tần được sủng ái, nhiều lần dắt mũi Chúa - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Thôn nữ hái chè một bước lọt vào mắt xanh của đấng quân vương nhờ vào nhan sắc

Cũng như phần lớn cung tần mỹ nữ nổi tiếng trong sử Việt thời cổ đại khác, Tuyên phi Đặng Thị Huệ có một quá khứ bí ẩn mà ít ai biết đến. Năm sinh và năm mất của nàng đến tận ngày nay cũng chỉ là những con số áng chừng. Tuy vậy, theo nhiều sử liệu, có một thông tin khá chắc chắn rằng nàng được sinh ra ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lâm), trong một gia đình nghèo khó làm nghề hái chè kiếm sống qua ngày.

Nhưng may mắn là được trời phú cho nhan sắc xinh đẹp bội phận nên nàng nhanh chóng tìm cách nhập cung để nuôi hy vọng đổi đời. Ban đầu, khi mới vào cung, nàng chỉ là một tì nữ chuyên hầu hạ phục dịch trong Hậu đình. Ngày qua ngày cam chịu phận hầu hạ cơ cực, cuối cùng cũng đến lúc ông trời ban cho nàng một thời cơ hiếm có khác, đó chính là cơ hội đánh dấu cột mốc đổi đời lớn nhất của cuộc đời Đặng Thị Huệ.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Xuất thân hèn kém, một bước trở thành phi tần được sủng ái, nhiều lần dắt mũi Chúa - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Một hôm, tiệp dư Trần Thị Vịnh sai nữ tì Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi Chúa ngồi. Đối diện với đấng cửu trùng, Đặng Thị Huệ tỏa ra khí chất xinh đẹp hiếm có với làn da nuột nà, mái tóc đen tuyền, đôi mắt long lanh, hai chiếc chân mày lá liễu mỏng manh quyến rũ. Để ý thấy điều này, Chúa Trịnh Sâm liền liêu xiêu hồn phách, cứ nôn nao khó tả. Và thế là, ông bắt đầu lao vào mối tư thông với nàng tì nữ xinh đẹp này.

Phi tần được Chúa Trịnh sủng ái nhất nên không ít lần "xỏ mũi" Thiên tử

Chẳng bao lâu sau, Chúa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ công khai đến với nhau. Ông yêu thương sủng ái Huệ nhất Hậu cung mà xưa nay chưa từng có ai làm được. Có việc gì dù riêng tư hay triều chính ông cũng đều tìm đến nàng để bàn bạc, có gì quý giá ông cũng liền sai người đến ban cho Huệ. Thậm chí, ông còn không ít lần xuống nước năn nỉ khi mỹ nhân của mình làm nũng, giận dỗi vô nguyên cớ.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Xuất thân hèn kém, một bước trở thành phi tần được sủng ái, nhiều lần dắt mũi Chúa - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Rồi từ tì nữ, Đặng Thị Huệ được Chúa Trịnh Sâm ban cho một danh phận khác, đó chính là Tư Dung. Ông càng ngày càng sa đà vào mỹ nữ này mà không màng đến việc triều chính nữa. Đặng Thị Huệ cũng lợi dụng việc được sủng ái nên đã không ít lần "xỏ mũi" Chúa Trịnh. Sử liệu chép lại, trong một lần, Đặng Thị Huệ còn ngang nhiên đập tan viên ngọc quý của Chúa Trịnh Sâm, rồi còn nổi giận bỏ về cung mấy ngày không thèm diện kiến Chúa. Nhưng Chúa chẳng những không trách phạt mà còn đi cầu xin nàng tha thứ.

Thậm chí, cũng còn nhiều giai thoại ly kỳ hơn về cuộc tình "anh hùng vướng bẫy mỹ nhân" như việc để chiều lòng người đẹp vào dịp trung thu hàng năm, Chúa Trịnh Sâm sai người lấy gấm lụa trong kho ra làm đèn lồng, mỗi cái đèn được ước tính khi đó có giá đến vài chục lạng, và ông còn sai người dựng hàng trăm cây phù dung ven hồ Long Trì để treo đèn chỉ nhằm mục đích mua tiếng cười của Đặng Thị Huệ.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Xuất thân hèn kém, một bước trở thành phi tần được sủng ái, nhiều lần dắt mũi Chúa - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Hay trong một lần khác, có một người phương xa đem đến phủ Chúa một lọ nước hoa và rao bán với giá xấp xỉ 10 xe ngọc. Thị Huệ ra vẻ thích lắm muốn được Chúa mua cho, nhưng Chúa Trịnh còn ngần ngừ vì cái giá bỏ ra là cả một gia tài. Đặng Thị Huệ thấy thế, biết là Chúa Trịnh khó lòng chiều mình, bèn dùng mánh cũ là giận dỗi, bỏ ăn ba bữa khiến Trịnh Sâm phải xuống nước đồng ý mua tặng nàng.

Tuyên phi lộng hành, ham mê quyền lực cuối cùng nhân cái kết bi thảm

Rồi cũng tới ngày Đặng Thị Huệ lộng hành hơn nữa. Năm Đinh Dậu (1777), Đặng Thị Huệ sinh hạ một người con trai, tên là Trịnh Cán, từ đó nàng được chính thức phong làm Tuyên Phi và càng được Chúa Trịnh Sâm sủng ái. Lòng tham vô đáy, Đặng Thị Huệ lúc này thấy con trai mình chỉ là Hoàng tử, nên với bản tính mưu mô, nàng liền tìm mọi cách để đưa con mình lên làm Thái tử hòng hưởng trọn ngai vàng sau khi Chúa Trịnh qua đời.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Xuất thân hèn kém, một bước trở thành phi tần được sủng ái, nhiều lần dắt mũi Chúa - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Theo đó, để thực hiện âm mưu của mình, Đặng Thị Huệ không ngại đối đầu trực tiếp với Thái tử Trịnh Khải và phe phái của vị Thái tử nhỏ tuổi. Cứ thế, nàng phi tần này đã vô tình khiến chốn cung đình lúc bấy giờ xảy ra không ít sóng gió. Thậm chí, nàng còn lập ra cho mình một phe cánh riêng để cùng hỗ trợ thực hiện tham vọng. Kết cục, phe Đặng Thị Huệ thắng thế áp đảo. Vây cánh Thái tử Trịnh Khải đa số đều nhận được cái chết thảm khốc, riêng Trịnh Khải bị phế truất và bị giam giữ nghiêm ngặt tại một ngôi nhà ba gian.

Cùng năm đó, con trai Trịnh Cán của Đặng Thị Huệ dù còn nhỏ tuổi nhưng đã được phép ngồi vào vị trí Thái tử để chờ ngày nối ngôi, vạn sự lúc này dường như đều nằm trong tay Đặng Thị Huệ. Đến tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Chúa Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán được nối ngôi Chúa, hiệu là Điện Đô Vương. Tuyên Phi Đặng Thị Huệ nghiễm nhiên trở thành Vương Thái phi. Và do con trai còn nhỏ tuổi nên mọi việc lớn nhỏ và quyền hành thực sự đều nằm trong tay Đặng Thị Huệ.

Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Xuất thân hèn kém, một bước trở thành phi tần được sủng ái, nhiều lần dắt mũi Chúa - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Nhưng ở thời loạn thế thì mọi việc dù đã nắm chặt trong tay cũng không sao chắc chắn được. Chỉ sau đúng 1 tháng Trịnh Cán được ngồi vào vị trí Chúa, Trịnh Tông - con trai trưởng thực sự của tiên đế Trịnh Sâm, và cũng không ít lần bị Đặng Thị Huệ hãm hại, liền cấu binh lật đổ quyền lực của Đặng Thị Huệ.

Kết quả, phe Đặng Thị Huệ vì quá lơ là nên đã thất bại. Nàng mất tất cả chỉ sau một đêm, con trai Trịnh Cán của nàng dù được bảo toàn mạng sống sau lần binh biến này nhưng vì sức khỏe yếu cũng qua đời ngay sau đó 1 tháng. Riêng về cái kết cuối đời của Đặng Thị Huệ, sách Hoàng Lê nhất thống chí chép lại như sau:

Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Xuất thân hèn kém, một bước trở thành phi tần được sủng ái, nhiều lần dắt mũi Chúa - Ảnh 7.

(Ảnh minh họa)

"Khi Chúa nhỏ bị bỏ, Thái phi (Dương Ngọc Hoan – mẹ của Trịnh Tông) liền sai người bắt Tuyên phi hài tội, rồi buộc bà phải lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy, Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi dập đầu xuống đất, nhưng bà vẫn nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa lời. Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau. Tại đây, Đặng Thị Huệ bị tra tấn cực kỳ khổ sở. Một bữa, bà trốn ra khỏi cửa Tuyên Vũ, chạy đến bến đò phố Khách thì bị quân lính đuổi kịp...

Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm".

(Nguồn: Hoàng Lê thống nhất chí, Từ điển lịch sử nhân vật Việt Nam, Khâm định Việt sử thông giám cương mục)

Chia sẻ