Tuổi 80 vẫn cùng nắm tay nhau đi qua những buồn vui cuộc đời

Hương Thu,
Chia sẻ

Đã gần 80 tuổi, không một mụn con lại bị bệnh nặng nên hai vợ chồng cụ Xàng chỉ có thể sống lay lắt qua ngày với nghề bơm xe dạo. Cứ thế những buồn vui cuộc đời, họ vẫn nắm tay nhau đi qua...

bacu1
Hình ảnh ông cụ, bà cụ mỗi sáng đều ngồi cạnh bình bơm xe đã trở nên quen thuộc với người dân quanh khu vực đường Trần Quý Cáp - Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh). Đây là công việc mưu sinh hằng ngày của hai người.

bacu18
Cụ ông tên Nguyễn Văn Lượng (78 tuổi, quê An Giang), cụ bà là Nguyễn Thị Xàng (73 tuổi, quê TP.HCM). Hai ông bà lấy nhau cũng hơn nửa thế kỷ.

bacu2
Từ trước năm 1975, hai vợ chồng đã cùng nhau làm nghề sửa xe, vợ phụ chồng và bán thêm xăng lẻ. Cuộc sống trước kia vốn khá đầy đủ, hai người cũng có một căn nhà nhỏ trên đường Nơ Trang Long nhưng năm 1999 phải bán đi vì gặp chuyện khó khăn.

bacu4
Rồi hai vợ chồng già thuê phòng trọ và vẫn bám nghề sửa xe mưu sinh. Cách đây 4 năm, cụ Lượng đang ngồi vá xe cho khách thì bị một thanh niên chạy xe gây tai nạn rồi bỏ chạy. Vậy là bao nhiêu tiền nong dành dụm lại dồn vào chữa bệnh, khiến cuộc sống hai vợ chồng khốn càng thêm khó. Sức khỏe không còn đủ để sửa xe, hai vợ chồng đành chuyển sang nghề bơm xe.

bacu10
Cụ ông Lượng bị sập xương đòn. Nhưng do không có tiền phẫu thuật, vợ chồng đành chấp nhận để vậy. Từ đó đến nay, ông hoàn toàn mất khả năng lao động. Mỗi lúc trái gió trở trời, ông lại đau nhức vùng bị thương đó. Không chỉ bị bệnh đau nhức ở bả vai, cụ Lượng còn bị bệnh tim, thoái hóa cột sống lưng và một số bệnh người già khác. “Trước đây, ông ấy to khỏe, việc gì cũng làm, tôi chỉ phải phụ vài việc vặt thôi. Giờ thì ông không thể sửa xe như trước, họa hoằn thị bơm xe phụ tôi", bà Xàng nói.

bacu5
Nếu trước kia, còn sửa xe thì mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn nhưng giờ chỉ mỗi bơm xe nên ngày nào thu nhập của hai cụ cao nhất cũng chỉ 50 ngàn. Hơn nữa, chung quanh khu vực này cũng có nhiều tiệm sửa xe, khiến góc mưu sinh của hai vợ chồng già càng theo hiu hắt, vắng khách.

bacu6
Không có khách, hai người cứ ngồi ngoài đường chờ hết giờ rồi về.

bacu7
"Chúng tôi không dám ăn uống gì nhiều, bao tiền có được dành hết vào thuốc thang, phòng trọ nên luôn thiếu trước hụt sau", bà Xàng than thở. Bữa ăn sáng của hai người thường là chiếc bánh mì không hoặc chẳng ăn sáng.

bacu8
Hỏi về bữa trưa, bà Xàng nói: "Vài ngày tôi đi chợ một lần, chỉ để mua mắm muối, đồ khô và hũ chao chấm rau ăn chứ nào dám mua cá thịt như người ta. Bữa nay được người trong xóm biếu cho ít thịt bằm và đồ nấu canh chua. Hai vợ chồng chỉ nấu một bữa ăn cả ngày cho khỏi tốn kém". Vừa nói bà vừa giờ nắm dọc mùng, giá... để nấu canh chua.

bacu9
Người dân khu phố thường gọi cụ cái tên quen thuộc là cụ Hai Kim. Cảm thương cảnh già neo đơn của hai vợ chồng, lâu lâu lại có người đến thăm hỏi, tặng tiền, gạo, thuốc... cho hai người. Có người thì ghé bơm xe rồi cho vài chục ngàn tiêu vặt...

bacu11
Mỗi ngày bà dạy từ 5h30 sáng, đi bộ từ phòng trọ ra góc đường bơm xe. Chiếc bình bơm hơi được một cửa hàng cạnh đó cho để nhờ. Bơm đến khoảng 8h30, khi nắng lên chói chang thì cụ Xàng lại kéo bình vào cửa hàng. "Tôi chỉ bơm trong khoảng thơi gian đó, lúc mọi người đi làm có nhiều khách. Thời gian còn lại nắng mưa lắm, thân già này chịu không nổi", bà chia sẻ.

bacu13
Đây là toàn bộ số tiền hai vợ chồng cụ kiếm được trong một ngày giữa tháng 10. Một người bơm một bánh xe (giá 2 ngàn) và một khác bơm cả hai bánh (giá 4 ngàn). Có hôm, hai người còn không thể kiếm được một đồng nào.

bacu12
Bà ở dãy phòng trọ cách đó khoảng 1km. Đến giờ nghỉ làm, họ được một người dân thương tình chở về tận phòng.

bacu14
Điều hai vợ chồng tiếc nhất là không thể có một mụn con, đành chịu cảnh lẻ bóng tuổi xế chiều. "Tôi có hai lần mang thai nhưng đều bị sảy thai, sinh non. Nếu các con còn sống giờ cũng ngoài 50 tuổi rồi", bà Xàng bộc bạch.

bacu15
Căn nhà trọ nhỏ của hai người nằm sâu trong con hẻm 290 Nơ Trang Long. Mỗi tháng hết gần 2 triệu tiền trọ, đó là cả một vấn đề lớn với ông bà nhất là khi họ còn phải trang trải cho tiền thuốc thang hàng ngày. "Trong nhà không có gì quý giá, tất cả những vật dụng ở đây đều do người ta cho hết cả đấy", ông Lượng nói.

bacu16
Sau khi đi làm về, hai vợ chồng cứ thể ở trong nhà vì "mệt, chỉ nằm nghỉ thôi chứ không đi đâu được nữa". Nằm hoài, họ lại ngóng ra ngoài đường như trong chờ một điều gì mới mẻ trong cuộc sống.

bacu17
Hỏi về mong ước trong cuộc sống, bà Xàng chỉ mong giá như ông không bị đau ốm thì họ vẫn sửa xe mưu sinh được. Xa xôi hơn thì hai vợ chồng luôn ước giá như có con đàn cháu đống để nương đỡ tuổi già.


Chia sẻ