Tuổi 30 sẽ không quay lại lần nữa: Đừng để nếm đủ cay đắng mới biết cuộc đời dài rộng, hối tiếc vì đã bỏ lỡ những "tiết học" quan trọng nhất cuộc đời
Chúng ta thường nhận ra sự ngôn ngoan hay những bài học khác cuộc sống rất lâu sau khi ta đã trải qua. Bạn có thể thay đổi cuộc sống rất nhiều nếu như nhận ra những bài học này sớm hơn.
Một danh nhân nào đó đã nói “Sự học là trọn đời”. Quả thật, từ lúc sinh ra chúng ta đã bắt đầu học những bài học cơ bản nhất từ gia đình, lớn lên phạm vi và quy mô các môn học dần được mở rộng hơn.
Chúng ta vẫn luôn bình tĩnh vì cho rằng mình có cả cuộc đời phía trước để học, nhưng hãy nhớ rằng có những bài học nên thấu hiểu trước khi chạm đến mốc “ba” của cuộc đời. Ta chỉ có một lần ở tuổi 30 vậy nên đừng để bản thân hối hận vì đã “đúp” một tiết học quan trọng.
Tiền không bao giờ thực sự giải quyết được vấn đề
Tiền là công cụ ngang giá giúp bạn mua những thứ bạn cần và những cái bạn muốn, nhưng nó không phải là thần dược cho mọi vấn đề. Có hàng tá người sống rất đơn sơ, giản dị tuy nhiên họ lại sở hữu một cuộc sống đong đầy hạnh phúc…Nhưng trái lại nhiều người mang danh giàu sang phú quý, lại sống một đời đầy phiền muộn.
Không thể phủ nhận có tiền bạn sẽ mua được nhà đẹp, xe sang, giày sành điệu, thậm chí là sự an toàn, tiện nghi cho bản thân. Nhưng, đồng tiền không cách nào giúp hàn gắn một gia đình đổ vỡ, hay chữa lành sự cô đơn.
Hạnh phúc mà nó mang lại chỉ toàn là phù du và những thứ không thật sự quan trọng. Hạnh phúc thì không thể mua được bằng tiền. Bạn sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc nếu hy vọng vào những món đó bạn có thể mua được.
Điều hòa bản thân
Thông thường, khi ở ngưỡng bắt đầu hành trình trưởng thành, chúng ta có cảm giác như thể mình phải làm tất cả mọi thứ cùng lúc. Chúng ta cần quyết định mọi việc, lên kế hoạch, trải nghiệm cuộc sống, bước lên đỉnh cao danh vọng, tìm kiếm tình yêu đích thực, thấu hiểu mục đích cuộc đời, và làm tất tần tật những thứ khác nữa trong cùng một thời điểm.
Chậm lại nào! Đừng gấp gáp với mọi thứ như vậy. Thay vào đó, hãy để cuộc sống tiết lộ với bạn. Thử chờ một vài phút để xem cuộc đời đưa bạn đi đâu, và cân nhắc để chọn lựa. Thưởng thức trọn vẹn món ăn của bạn, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, và để người khác kết thúc cuộc trò chuyện.
Cho bản thân thời gian để suy đi ngẫm lại một chút, và nhớ được tầm quan trọng của hành động. Làm việc để đạt được mục tiêu và lên kế hoạch cho tương lai là việc làm đáng khen ngợi và rất hữu ích, nhưng lao đầu về phía trước quá nhanh thì như là tấm vé một chiều đến nơi mọi thứ đã tàn lụi, cũng như là cách tốt nhất để bạn để cuộc đời trôi qua mà chưa kịp nhìn mặt nó.
Đừng cố "làm dâu trăm họ"
Bill Cosby đã từng nói: “Tôi không biết bí quyết để thành công, nhưng chìa khóa cho sự thất bại chính là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người”.
Bạn không cần tất thảy mọi người đồng ý hay thích thú với bạn. Bản năng tự nhiên của con người chính là muốn có nơi để thuộc về, muốn được yêu thích, tôn trọng và công nhận giá trị bản thân, nhưng nó không phải cái giá của sự toàn vẹn và hạnh phúc.
Người khác không thể mang lại cho bạn sự công nhận mà bạn hằng tìm kiếm, nó đến từ bên trong bạn cơ mà. Khi cần hãy giữ vững niềm tin và ý chí, hét thật lớn để khẳng định bản thân, để yêu cầu sự tôn trọng và sống đúng với giá trị mà bạn có.
Sức khỏe là vàng, vàng là thứ tài sản quý giá nhất
Sức khỏe là kho báu vô giá mà luôn phải được trân trọng, giữ gìn, và bảo vệ. Khi ta còn trẻ, ta thường lãng phí sức khỏe cho đến khi ta kịp nhận ra giá trị của nó và tìm cách trân trọng. Chúng ta thường không biết quý trọng sức khỏe vì nó vẫn luôn tồn tại, nó không bắt ta phải lo lắng, và rồi ta cũng không thật sự quan tâm đến nó cho tới một lúc nào đó ta nhận mình phải…
Bệnh tim mạch, loãng xương, đột quỵ, ung thư… Những căn bệnh nằm trong danh sách có thể phòng ngừa còn dài, vậy nên chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ hoặc không bao giờ, vì sẽ tới lúc đến cả cơ hội hối hận cũng không còn.
Không phải cứ muốn là được
“Cuộc sống là những điều xảy ra khi bạn đang mải lên kế hoạch cho những thứ khác” – John Lennon.
Đôi lúc, dù bạn lên kế hoạch rất chi tiết và chăm chỉ làm việc, cuộc sống vẫn không đi theo hướng mà bạn muốn, không sao cả. Chúng ta luôn có rất nhiều mong muốn: xác định trước tương lai lý tưởng sẽ như thế nào, nhưng rất thường xuyên, lý tưởng đó khác xa với thực tế. Thỉnh thoảng, giấc mơ của chúng ta không thành hiện thực, hoặc ta đổi hướng ước mơ giữa lộ trình, rồi “ngồi phịch xuống” để tìm ra một hướng đi mới. Cũng có đôi lúc, ta thử làm một vài thứ khác trước khi tìm ra đúng hướng.
Bạn không phải là tất cả
Đừng nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Sẽ rất khó nếu bạn nhìn thế giới này bằng lăng kính cá nhân, bởi vì chúng ta luôn tập trung vào những vấn đề xoay quanh cuộc sống của bản thân như việc hôm nay phải làm gì, làm thế có tốt cho công việc, cho cuộc sống của tôi không? Rất dễ hiểu khi chúng ta có nhận thức sâu sắc về những gì đang diễn ra đối với cuộc sống của chính mình, nhưng bạn cũng cần phải chú ý đến những thứ xung quanh mình nữa để xem cách chúng ảnh hưởng đến bạn và phần còn lại của thế giới. Cách làm này giúp chúng ta giữ mọi thứ đúng với tầm nhìn của nó.
Chẳng có gì đáng xấu hổ khi bạn không biết về điều gì đó
Chẳng ai trên đời có thể khám phá mọi thứ, cũng không ai có đáp án cho mọi câu hỏi. Vì vậy, không có gì đáng xấu hổ khi nói rằng “Tôi không biết”. Giả vờ như mình hoàn hảo không thể biến bạn trở nên hoàn hảo thật sự, nó chỉ khiến bạn phát điên khi cố tỏ ra hoàn hảo một cách giả dối mà thôi. Có một suy nghĩ rằng việc thừa nhận giới hạn hay thiếu hiểu biết của bản thân thường đi kèm với sự nhục nhã hoặc xấu hổ, nhưng bạn phải hiểu rằng chúng ta không thể nào thấu hiểu hết mọi thứ trên đời. Tất cả chúng ta đều phạm lỗi và thỉnh thoảng gây ra nhiều vấn đề phiền phức. Nhưng cuộc đời chính là “đi một đàng, học một sàng khôn”. Ngoài ra, không phải ai cũng yêu thích một kẻ biết tất cả mọi thứ. Một chút tổn thương sẽ tạo nên một con người với rất nhiều điều tương đối.
Đừng để sự bi quan giới hạn tầm nhìn
Điển hình là khi lo lắng hay sầu muộn, chúng ta thường đánh mất quan điểm, tầm nhìn của mình. Người bi quan cho rằng, mọi điều xảy đến trong đời ta dường như là chuyện rất lớn, rất quan trọng, nếu không làm chúng ta sẽ chết.
Thật ra, những trục trặc đơn lẻ này thường xuyên là vô nghĩa. Cuộc chiến chúng ta đang tham gia, công việc chúng ta không với tới, trên thực tế hay trong tưởng tượng, chúng ta cần phải thay đổi những thứ dù mình muốn nhưng không thể đạt được.
Hầu hết những điều đó sẽ không còn là vấn đề vào 20, 30, 40 năm nữa. Sẽ rất khó để có một tầm nhìn dài hạn nếu bạn cứ chỉ hiểu những điều trước mắt mình mà thôi. Trừ khi nó đe dọa đến cuộc sống của bạn, hãy cứ để nó tiếp tục tiến lên.
Bất kỳ điều gì trong cuộc sống cũng đáng trân trọng
Chúng ta thường không trân trọng những gì mình có cho đến khi đánh mất nó. Những thứ đó bao gồm sức khỏe, gia đình, bạn bè, công việc, tiền bạc, hay thứ bạn đang có hoặc nghĩ rằng sẽ sở hữu vào ngày mai.
Khi còn trẻ, dường như cha mẹ sẽ luôn ở đó nhưng thực tế không phải vậy. Bạn cho rằng bạn còn nhiều thời gian để liên lạc với bạn cũ hoặc có thêm bạn mới, nhưng sự thật thì không. Bạn có tiền và bạn nghĩ tháng sau bạn vẫn có tiền, nhưng có thể không lắm chứ. Chẳng có gì đảm bảo những thứ bạn có hôm nay sẽ vẫn ở đó vào ngày mai, kể cả những người bạn yêu thương.
Có một bài học rất khó nhưng lại quan trọng nhất trong tất cả các bài học cuộc đời, đó là: Cuộc sống có thể thay đổi ngay tức khắc, vậy nên hãy chắc rằng bạn đang trân trọng những gì mình có khi bạn vẫn còn có nó.