Từng vật lộn với khoản nợ thẻ tín dụng, siêu anh hùng gốc Á đầu tiên của Marvel chia sẻ cách tránh nợ thẻ
Simu Liu (Lưu Tư Mộ) - siêu anh hùng gốc Á đầu tiên của Marvel đã chia sẻ về việc anh từng phải vật lộn với khoản nợ thẻ tín dụng. Mọi thứ khó khăn tới nỗi anh buộc phải dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để thanh toán khoản nợ và trang trải cuộc sống.
Nam diễn viên Shang Chi đã chia sẻ 1 bài viết trên tài khoản Twitter. Bài đăng có nội dung được tạm dịch như sau:
"10 năm trước, tôi được dẫn vào văn phòng đối tác quản lý của tôi tại Deloitte và nói rằng họ sẽ chấm dứt hợp đồng làm việc với tôi.
10 năm sau nhìn lại - nghĩa là bây giờ, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới sếp cũ của mình tại Deloitte (tên công ty cũ) vì đã sa thải tôi khỏi công việc kế toán 10 năm trước. Vì tôi biết, nghề kế toán không dành cho mình".
Anh ấy nói thêm: "Toàn bộ văn phòng lúc đó yên lặng đến mức có thể nghe thấy bất kì tiếng động nào. Không 1 ai hỏi han, thì thầm động viên, hay thậm chí nhìn về hướng tôi. Tôi đã cố nén cảm xúc và không rơi giọt nước mắt nào, càng không ngoái đầu nhìn lại".
Anh ấy từng nghĩ rằng cuộc đời mình đã kết thúc, và rằng: "Tôi đã lãng phí vô số thời gian và tiền bạc của bản thân và gia đình mình. Thời khắc đó, mọi thứ như sụp đổ hoàn toàn".
Dành 4 năm để miệt mài tìm cách gia nhập làng giải trí, trong khi đó vẫn phải vật lộn với nợ thẻ tín dụng. Để nuôi sống bản thân, anh ấy nhận bất cứ công việc nào có thể tìm được.
Rất may, những rủi ro của anh ấy cuối cùng đã được giải quyết và mọi thứ bắt đầu quay trở lại quỹ đạo với sự sắp xếp tích cực hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng lãng mạn như vậy. Và vật lộn với khoản nợ thẻ tín dụng cũng như đốt sạch toàn bộ tiền tiết kiệm trong đời là những cách quản lý tiền bạc thật tai hại.
Dưới đây là một số mẹo để tránh vật lộn với nợ thẻ tín dụng mà nam diễn viên đã đưa ra:
1. Đừng gia hạn thêm số tiền trong thẻ tín dụng
Khi được sử dụng một cách có trách nhiệm, thẻ tín dụng mang lại nhiều quà tặng, phần thưởng, khuyến mãi; đồng thời giúp bạn tiết kiệm tiền. Ví dụ: bạn được hoàn tiền cho các khoản chi tiêu hoặc tham gia vào các chương trình khuyến mãi....
Tuy nhiên, rắc rối phát sinh khi bạn phụ thuộc quá nhiều vào thẻ tín dụng và chi tiêu vượt quá hạn mức thẻ tín dụng. Lãi suất của thẻ tín dụng cho các khoản thanh toán bị bỏ lỡ cũng được tính với mức rất cao.
Lịch sử tín dụng xấu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. Điều đó kéo theo sự khó khăn trong bất kỳ khoản vay nào trong tương lai của bạn.
Theo đó, có một số cách để quản lý chi tiêu thẻ tín dụng của bạn:
- 1 là, giới hạn số lượng thẻ tín dụng. Bạn chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ và mỗi thẻ được chia ra để sử dụng cho các mục đích khác nhau.
- Xác định số tiền bạn có thể chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong mỗi tháng bằng cách lập kế hoạch tài chính cá nhân, bao gồm tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các khoản chi của mình.
Và tất nhiên, cách tốt nhất là bạn phải trả nợ đúng hạn!
Các tổ chức tài chính thường đưa ra các chương trình khuyến mãi dành cho thẻ tín dụng hàng tháng. Hãy nhớ đừng bỏ qua!
2. Học cách đầu tư để "tiền đẻ ra tiền"
Hầu hết mọi người đều bị áp lực bởi suy nghĩ phải kiếm được ra thật nhiều tiền và đầu tư thế nào luôn là điều gì đó rất áp lực. Có lẽ bởi thế, họ sẵn sàng đặt cược vào việc trúng số để đạt được điều đó. Tuy nhiên, hãy biết rằng, bạn có cơ hội xây dựng sự giàu có bằng nhiều cách đầu tư khác nhau.
Thêm vào đó, đầu tư cũng không có nghĩa là bạn cần bỏ ra thật nhiều sức lực hay trí tuệ.
Có những khoản đầu tư an toàn hơn và tất cả những gì bạn cần làm là gửi tiền của mình và đợi nó tăng giá
Một hình thức đầu tư phổ biến nhưng không tốn kém khác là quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REITs). Với REITs, bạn có thể đầu tư vào bất động sản mà không cần bỏ ra một số tiền lớn để mua bất động sản mà vẫn nhận được nguồn thu nhập thụ động dưới hình thức cổ tức. Hơn nữa, lợi nhuận trung bình của REITs trung bình là 5 đến 6% - cao hơn 2% đối với bất động sản.
Đầu tư tiền là một cách tốt để xây dựng sự giàu có của bạn và giúp bạn đối phó với lạm phát. Trong trường hợp không may xảy ra (ví dụ như: mất việc...), các khoản đầu tư có thể giúp bạn giảm bớt áp lực về đồng tiền.
3. Xây dựng quỹ tiết kiệm khẩn cấp
Cuộc sống là đầy rẫy những bất ngờ khó kiểm soát. Đó là lý do tại sao việc dành tiền cho những trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên tiết kiệm từ 3 đến 6 tháng tiền chi phí sinh hoạt của gia đình bạn cho quỹ dự phòng.
Mặc dù con số đó nghe có vẻ quá sức nhưng bạn có thể đạt được nếu bạn đặt mục tiêu và kiên trì thực hiện. Hãy bắt đầu bằng cách xác định các khoản chi tiêu của bạn mỗi tháng để tính ra số tiền cần tiết kiệm và chăm chỉ làm việc.
Để dễ dàng hơn, bạn có thể thiết lập chuyển khoản tự động vào tài khoản tiết kiệm có mức lãi suất cao mỗi tháng.
4. Tận dụng tối đa dòng tiền
Mặc dù sẽ thật tuyệt khi kiếm được những khoản tiền lớn, nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải tận dụng được tối đa giá trị của số tiền mà bạn đang có. Bạn kiếm được bao nhiêu tiền cũng không bao giờ là đủ nếu không biết cách quản lý chi tiêu.
Để quản lý chi tiêu của bạn, hãy nhóm chúng theo nhu cầu và mong muốn. Bằng cách này, bạn có thể đặt ra các mục tiêu tiết kiệm khả thi và tìm cách cắt giảm chi tiêu của mình. Hãy nỗ lực theo dõi các khoản chi tiêu, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn những gì mình nghĩ!