Từng dạy thêm kín lịch, một giáo viên Toán giờ hụt hẫng vì thu nhập giảm rõ rệt: Tối nằm cứ ngẩn người suy nghĩ, thấy mình đen đủi
Tâm sự của thầy giáo này thu hút tranh luận.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2. Các địa phương, nhà trường và giáo viên chuẩn bị thu xếp hoạt động dạy thêm, học thêm để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Thông tư.
Trước nhiều thay đổi về quy định dạy thêm, học thêm, nhiều giáo viên từ trước đến nay "yên ấm" với khoản thu nhập thêm không khỏi hụt hẫng, bất an.
![Từng dạy thêm kín lịch, một giáo viên Toán giờ hụt hẫng vì thu nhập giảm rõ rệt: Tối nằm cứ ngẩn người suy nghĩ, thấy mình đen đủi - Ảnh 1. Từng dạy thêm kín lịch, một giáo viên Toán giờ hụt hẫng vì thu nhập giảm rõ rệt: Tối nằm cứ ngẩn người suy nghĩ, thấy mình đen đủi - Ảnh 1.](https://afamilycdn.com/150157425591193600/2025/2/6/th1-1738856660838-17388566611591060612150.png)
Ảnh minh họa
Mới đây, tâm sự của một giáo viên thu hút sự chú ý. Người này cho biết, hai vợ chồng mình "điêu đứng" vì thông tư 29. Sự ổn định mà hai vợ chồng gầy dựng trước đó bị xáo trộn, mọi sự tính toán trước đó đều sụp đổ.
"Mình và vợ đều sinh năm, công việc ổn định ở TP. HCM. Mình giáo viên Toán cấp 3 (đã đậu viên chức trường công), thu nhập 30 - 50 triệu, vợ làm phiên dịch lương "net" khoảng 1000 Usd (khoảng 25 triệu đồng)", người này kể.
Năm 2023, hai vợ chồng anh quyết định về quê để gần nhà (mới hết xã nghèo). Vợ anh xin được vào làm giáo viên tiếng Anh.
![Từng dạy thêm kín lịch, một giáo viên Toán giờ hụt hẫng vì thu nhập giảm rõ rệt: Tối nằm cứ ngẩn người suy nghĩ, thấy mình đen đủi - Ảnh 2. Từng dạy thêm kín lịch, một giáo viên Toán giờ hụt hẫng vì thu nhập giảm rõ rệt: Tối nằm cứ ngẩn người suy nghĩ, thấy mình đen đủi - Ảnh 2.](https://afamilycdn.com/thumb_w/650/150157425591193600/2025/2/6/base64-17388375411601165685154.jpeg)
Tâm sự của một giáo viên thu hút sự chú ý.
Năm đầu tiên vất vả vì lương thấp, chênh nhiều so với ở thành phố. 2 vợ chồng cố gắng tạo dựng thương hiệu cũng tốt, năm nay lượng học sinh ổn định, lương ở trường 2 vợ chồng tổng hơn 30 triệu. Dạy thêm thì kín lịch (tổng học sinh 2 hơn 100 em). Cơm nước bố mẹ nấu, 2 vợ chồng chỉ ăn rồi đi dạy. Người ngoài nhìn vào chỉ biết ước.
"Được 1 học kỳ thì đùng cái thông tư 29, giờ ngưng từ trường đến nhà, 2 vợ chồng quay về tổng 15 triệu/tháng. Sắp tới chắc cũng dạy lại nhưng chắc không được 1 nửa so với học kỳ này. 2 vợ chồng cũng đều đang hợp đồng, không được đầy đủ đãi ngộ hay chắc chắn lâu dài.
Tối nằm cứ ngẩn người ra, tiếc thì không tiếc, hối hận cũng không, nhưng cứ thấy số mình nhọ nhọ thế nào ấy. Cứ làm được 1 chút thì lại có biến cố.
Chia sẻ với mọi người thôi chứ biết là 2 đứa vẫn còn may mắn hơn nhiều người. 2 vợ chồng đang về "mo" thôi chứ cũng chưa âm. Chỉ là cảm xúc bị hụt hẫng quá nhiều thôi", thầy giáo này chia sẻ thêm.
Tranh cãi
Tâm tư của giáo viên này nhận được không ít đồng tình. Nhiều giáo viên cho rằng, đi dạy vốn lương không cao, nếu không có thu nhập từ dạy thêm thì đẩy thầy cô vào thế "khó".
Luồng ý kiến đa số ủng hộ thông tư. Họ cho rằng, thay đổi này có thể đụng chạm lợi ích của một số thầy cô nhưng lại tích cực cho số đông.
Nhiều giáo viên có thu nhập cao bao năm, giờ cắt ngang sự "giàu có" thì than vãn. Trong khi, những giáo viên bộ môn hay cán bộ nhân viên khác của trường học, vẫn sống và tận tụy với mức lương cơ bản. Thay vì chờ thu nhập từ dạy thêm, hãy tăng thu nhập bằng việc làm thêm khác để trả lại thanh bạch cho ngành giáo dục.
Không thể phủ nhận, một bộ phận học sinh đang phải đi học thêm chỉ vì sợ bị "đì", sợ bị làm bài điểm thấp. Thông tư sẽ khắc phục tình trạng học sinh hằng ngày ken đặc lịch học từ sáng đến khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, tự học, thẩm thấu, vận dụng kiến thức.
"Thông tư 29 cũng như luật giao thông hiện nay, cái gì mới thì đều khó, nhưng nếu nghiêm chỉnh thực hiện thì giảm thiểu được khá nhiều tệ nạn. Muốn biết hiệu quả hay không, phải có thời gian áp dụng và kiểm nghiệm thực tế, chỉnh sửa và bổ sung. Cá nhân tôi nhìn thấy được nhiều ưu điểm của thông tư, và tôi ủng hộ điều đó", một người nêu ý kiến.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bài viết là để chọc ngoáy, để ai nhìn vào cũng bảo giáo viên lương cao thế có gì mà kêu than. "Đang làm giáo viên biên chế ở thành phố lại bỏ về quê nghèo dạy hợp đồng. Nghe vẫn không thấy hợp lý", một phụ huynh nhận định.
Điều 6, của Thông tư cũng quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai danh sách, địa điểm, hình thức dạy học, mức tiền… để học sinh, phụ huynh được biết.
Điều này, khiến nhiều giáo viên trường công lập hiểu rằng, ngoài thực hiện nhiệm vụ dạy học theo chương trình tại nhà trường, họ có thể đứng ra mở trung tâm dạy thêm.
Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý, cũng trong Thông tư này, Bộ GD&ĐT đã quy định rõ ba trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: Học sinh tiểu học; giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công giảng dạy trên lớp; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Như vậy, theo quy định, từ ngày 14/2, giáo viên các trường công lập không thể tổ chức mở trung tâm dạy thêm ở ngoài nhà trường.
Tuy nhiên, giáo viên được tham gia dạy thêm ở các trung tâm với điều kiện phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.