1 kiểu "giả hiếu thảo mới" đang lan rộng, bà mẹ 68 tuổi ôm mặt khóc: Tôi quá tổn thương!

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Chuyện này có xảy ra trong gia đình bạn không?

Năm nay 68 tuổi, bà Lý (Trung Quốc) nghĩ rằng khi về già có thể sống cùng con trai, cuộc sống sẽ an nhàn và ấm áp hơn. Nhưng bà không ngờ rằng, thực tế lại cho bà một cái tát đau đớn.

Sau khi chồng qua đời, bà sống một mình ở quê, dù cuộc sống có khó khăn nhưng bà vẫn có thể tự chăm sóc bản thân. Sau đó, sức khỏe bà dần yếu đi, con trai gọi điện khuyên bà: "Mẹ, mẹ hãy về sống với chúng con đi, sống chung chúng con có thể chăm sóc mẹ".

Ban đầu, bà Lý từ chối. Bà không muốn làm phiền cuộc sống của con cái, và bản thân cũng chưa quen với việc sống cùng họ. Nhưng tuổi tác đã cao, bà cảm thấy cần có người bên cạnh. Mang trong lòng hy vọng về một cuộc sống về già vui vẻ, bà quyết định chuyển về sống cùng con trai. Bà tưởng tượng rằng sẽ ăn cơm cùng gia đình, trò chuyện, đi dạo với cháu, và cả nhà sẽ sống hòa thuận, vui vẻ.

Nhưng không ngờ, "chăm sóc theo kiểu cùng sống" của con trai cuối cùng lại trở thành một cơn ác mộng.

1 kiểu

Ảnh minh hoạ

Tưởng được con hiếu thảo chăm sóc, nào ngờ...

Ngày đầu tiên chuyển đến, bà Lý đã bận rộn từ sáng sớm. Vừa sáng, bà đã dậy làm bữa sáng, thu dọn cặp sách cho cháu, sắp xếp quần áo. Ăn sáng xong, con dâu vội vã đi làm, còn con trai uống xong tách trà rồi cũng bỏ đi.

Cả ngôi nhà rộng lớn chỉ còn lại một mình bà.

Bà thở dài, cầm chổi quét dọn nhà cửa, giặt giũ, lau nhà… Mãi đến bữa trưa, bà mới có thể ngồi xuống nghỉ một chút. Bà tưởng đây là việc thỉnh thoảng giúp đỡ, không ngờ lại trở thành công việc thường xuyên mỗi ngày.

Con dâu đi làm về, chỉ nói một câu: "Mẹ, hôm nay nhà cửa thật sạch sẽ" rồi bỏ qua, chẳng có lời cảm ơn hay "Mẹ vất vả rồi". Cháu trai vừa ăn vừa phàn nàn: "Bà chiên trứng lúc nào cũng quá cứng, chỉ có mẹ là làm ngon". Bà cười nhẹ không nói gì, nhưng trong lòng lại cảm thấy đắng cay.

Dần dần, cả con trai và con dâu đều quen với sự hiện diện của bà, quen với việc bà lo lắng mọi thứ trong nhà, làm hết mọi công việc, nhưng lại quên mất rằng bà cũng cần được chăm sóc.

Ngày qua ngày, bà Lý nhận ra rằng, mình không chỉ phải làm việc nhà mà còn phải đóng góp tiền. Trước đây, con trai vẫn gửi tiền cho bà, nhưng dần dần, khi công ty gặp khó khăn, số tiền cũng ngày càng ít đi.

Con nói: "Mẹ, gần đây nhà mình đang thiếu tiền, mẹ giúp đỡ một chút nhé". Bà Lý lấy dần tiền tiết kiệm của mình để mua thức ăn, trả tiền điện nước, thậm chí cả tiền tiêu vặt của cháu cũng trở thành gánh nặng của bà.

Một lần, bà nói về việc giá cả thực phẩm tăng lên, con trai lại nhăn mặt nói: "Mẹ, nhà mình có thể tiết kiệm thì tiết kiệm đi". Bà Lý giật mình, bà bỏ tiền ra, sao lại không có quyền tự do chi tiêu nữa?

Điều khiến bà càng thất vọng hơn nữa là khi trời mưa to, mái nhà ở quê của bà bị dột, và hàng xóm gọi điện thông báo phải sửa ngay. Bà muốn bàn với con trai về chuyện này. "Con trai, nhà mái bị dột rồi, phải sửa thôi". Đứa con trả lời: "Đâu có tiền mà sửa? Mà mẹ đã về ở đây rồi, sao lại cần quan tâm tới nhà ở quê làm gì?".

Bà Lý ngẩn người.

Tới lúc này, bà mới nhận ra rằng, mình không còn nơi để quay lại nữa.

Bà Lý không muốn than vãn, vì bà hiểu con cái cũng đang gặp khó khăn và áp lực. Nhưng bà không ngờ rằng, "chăm sóc theo kiểu sống cùng" lại trở thành một "hi sinh vô điều kiện" mà không nhận lại được sự quan tâm nào.

Câu chuyện của bà Lý không phải là trường hợp cá biệt.

Rất nhiều người cao tuổi đều mong muốn có sự chăm sóc, quan tâm và tình yêu thương. Nhưng những gì họ nhận lại chỉ là công việc nhà, những hy sinh không ngừng nghỉ và thậm chí cả sự tiêu tốn về tài chính.

Cho dù là kiểu chăm sóc nào, chúng ta cũng cần lưu ý những điều sau:

Tình yêu gia đình không nên dựa trên "hi sinh vô điều kiện": Chăm sóc người già là một quá trình tương tác hai chiều, không phải là một bên chỉ biết hy sinh. Nếu con cái thực sự muốn chăm sóc cha mẹ, họ không nên xem cha mẹ như lao động trong gia đình mà cần dành cho họ sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa. Khi tình yêu gia đình biến thành sự "mong muốn nhận lại" thì cái gọi là "chăm sóc" cuối cùng chỉ làm cho cha mẹ cảm thấy cô đơn, lạnh nhạt.

Trong câu chuyện của bà Lý, con trai và con dâu đã quen với sự hy sinh của bà, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc đền đáp lại bà. Thái độ "được cho là đương nhiên" này thực tế phản ánh hiện tượng "ăn bám cha mẹ một cách vô hình" – Cha mẹ về sống cùng để "thưởng thụ tuổi già", nhưng thực tế lại trở thành lực lượng lao động chính trong gia đình.

Mô hình gia đình như vậy không chỉ tiêu tốn sức khỏe của người già mà còn vô hình hủy hoại mối quan hệ cha mẹ – con cái.

Cần có nhiều lựa chọn phương thức chăm sóc người già: Không phải tất cả người già đều thích sống cùng con cái. Tấm lòng hiếu thảo của con cái không chỉ thể hiện ở việc "để cha mẹ sống chung," mà còn thể hiện ở việc tôn trọng phong cách sống và nhu cầu của cha mẹ.

Có những người già đã quen với sự độc lập, thích sống trong môi trường quen thuộc và chỉ cần được thăm nom, quan tâm định kỳ.

Có những người già lại muốn vào các cộng đồng dưỡng lão hoặc nhà dưỡng lão, để giao lưu với bạn bè cùng tuổi và tận hưởng cuộc sống riêng của mình.

Nếu chỉ đơn giản đưa người già về sống chung mà không xem xét đến nhu cầu thực tế của họ, thì kiểu "chăm sóc theo kiểu sống cùng" này chỉ khiến người già cảm thấy cô đơn và bị kìm hãm hơn.

Ý nghĩa thật sự của việc chăm sóc người già là làm sao để họ được an ủi và thỏa mãn cả về tinh thần lẫn thể chất, chứ không phải để họ bị gánh nặng của trách nhiệm gia đình đè lên.

Độc lập tài chính là điều kiện cần thiết để có một tuổi già đầy phẩm giá: Khó khăn của bà Lý phần lớn bắt nguồn từ việc bà không còn độc lập về tài chính. Rất nhiều người già đã dành cả cuộc đời để hy sinh cho con cái, nhưng khi đến lúc bản thân cần dùng tiền, họ lại phát hiện ra mình không còn quyền tự do chi tiêu. Vì vậy, khi lên kế hoạch cho cuộc sống về già, người già cần phải giữ được sự độc lập tài chính.

Lương hưu, tiền tiết kiệm, tài sản bất động sản, v.v. đều là những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng cuộc sống khi về già. Một khi đã giao toàn bộ tài chính cho con cái, người già sẽ trở nên bị động, và thậm chí như bà Lý, không thể tự quyết định việc sửa chữa ngôi nhà mà mình từng sống.

"Chăm sóc theo kiểu sống cùng" cuối cùng đã dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Chuyện này có xảy ra trong gia đình bạn không?

Chia sẻ