Tục "Bó chân gót sen" của Trung Quốc xưa: Hình ảnh những đôi chân rỉ máu và biến dạng khiến phụ nữ thời nay phải nín thở nổi da gà
Nhìn những đôi chân "gót sen" biến dạng đáng sợ đến rùng mình này, ít ai biết rằng đó từng được coi là tiêu chuẩn của sắc đẹp và địa vị thời phong kiến ở Trung Quốc cách đây một thế kỷ.
Tục bó chân gót sen lưu truyền trong các triều đại phong kiến ở Trung Quốc cách đây 1000 năm, sau khi một vị hoàng đế nhà Đường đem lòng si mê một cung nữ có đôi bàn chân nhỏ nhắn thường quấn lụa mỗi khi múa trước triều đình.
Cụ bà Zhou Guizhen (86 tuổi) khoe bàn chân gót sen khi ngồi trước nhà ở làng Liuyi, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
4 ngón chân bẻ gập ép vào lòng bàn chân khiến bà Zhou đau đớn.
3 thiếu nữ với bàn chân bị bó chặt. Ở Trung Quốc, các cô gái trẻ buộc phải trải qua quá trình bó chân khắc nghiệt để bàn chân có hình dạng "gót sen".
Tục bó chân kỳ lạ ban đầu chỉ lưu hành trong giới quý tộc và được các cung tần, mỹ nữ trong cung vua phủ chúa ưa chuộng, tuy nhiên sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp các tầng lớp xã hội.
Bàn chân gót sen sớm trở thành thước đo, chuẩn mực cái đẹp của người con gái, đồng thời cũng là biểu tượng cho sự quyền quý, cao sang thời đó.
Người phụ nữ xỏ đôi giày "tam thốn kim liên" (gót sen ba tấc) để chuẩn bị múa biểu diễn tại làng Liuyi. "Gót sen ba tấc" là cách mô tả bàn chân bó gọn của phụ nữ Trung Quốc thời xưa, 3 tấc tương đương 8,6cm.
Cụ bà Wang Guifeng (79 tuổi) bó chân từ nhỏ và từng nổi tiếng vì có đôi chân gót sen đẹp nhất trong làng.
Bà Zhou dùng băng vải quấn chặt bàn chân trước khi xỏ đôi giày mũi nhọn.
Bà Zhou vén gấu quần, để lộ bàn chân biến dạng khủng khiếp – "chuẩn mực" cái đẹp một thời.
Các bé gái tập hát Kinh kịch tại một ngôi trường ở Bắc Kinh, tất cả đều đang bó chân.
Với những phụ nữ xuất thân từ gia đình giàu có, bó chân là chuyện dễ dàng thực hiện bởi họ chẳng bao giờ phải động chân tay vào bất cứ việc gì.
Để nắn ra đôi chân gót sen hoàn hảo, các gia đình sẽ bó chân cho bé gái từ khi mới 4-9 tuổi. Các bé gái phải cắt móng chân thật ngắn, ngâm chân vào nước thảo mộc pha máu động vật ấm để tránh nhiễm trùng, sau đó bó chặt bằng vải với 4 ngón chân bẻ quặt vào lòng bàn chân.
Việc bó chân thường bắt đầu vào mùa đông, khi bàn chân tê cóng vì lạnh, làm bớt cảm giác đau đớn. Bàn chân sẽ được tháo vải định kỳ để rửa và xoa bóp. Mỗi lần bó lại, băng vải sẽ được quấn chặt hơn nữa khiến quá trình này ngày một đau đớn. Các ngón chân bị nén chặt đến nỗi gãy xương, thậm chí có thể hoại tử nếu nhiễm trùng. Dù đau đớn và khắc nghiệt như vậy nhưng quá trình bó chân một khi đã bắt đầu sẽ rất khó dừng lại.
Những phụ nữ độ tuổi bát tuần tại thị trấn Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc là những người cuối cùng có bàn chân gót sen ở Trung Quốc.
Một thành viên của nhóm múa trong làng Liuyi khoe đôi giày đỏ nhỏ xíu thêu hoa sặc sỡ.
Đôi chân gót sen khiến cụ bà Yang Yueshi (90 tuổi) đi không vững phải chống gậy.
Tại một số ngôi làng xa xôi ở Trung Quốc, người ta vẫn có thể bắt gặp những phụ nữ có đôi chân gót sen, nay đều đã già. Họ là những người cuối cùng nhắc nhớ về hủ tục cổ xưa này.
Bàn chân của bà Wang biến dạng sau nhiều năm bị bó chặt.
Bức ảnh chụp một đoàn Kinh kịch năm 1919.
Tục bó chân bắt đầu từ thế kỷ X và cuối cùng bị cấm vào năm 1911. Một số phụ nữ Trung Quốc bó chân hiện vẫn còn sống nhưng phải chịu đau đớn và tàn tật suốt phần đời còn lại.
Cùng nhìn lại sự hiện diện của tục bó chân gót sen trong những bức ảnh hiếm từ thời nhà Thanh (1644-1912 ) – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
2 cô gái chụp ảnh cùng đàn nhị ở Hong Kong năm 1901.
Những người đàn ông tóc đuôi sam trên một con phố sầm uất ở Quảng Châu, Quảng Đông năm 1880.
Người phụ nữ cùng a hoàn của mình đứng gần lư hương bằng đồng, bức ảnh chụp tại Bắc Kinh năm 1869.
2 thương gia giàu có vừa dùng bữa vừa nghe hát.
3 thương nhân mặc y phục truyền thống phản ánh sự phân cấp địa vị. 2 người đàn ông lớn tuổi hơn đang ngồi, mặc áo lông cầu kỳ và người đàn ông trẻ hơn đang đứng, mặc trang phục giản dị hơn.
Các cung tần, mỹ nữ nhà Thanh vận y phục cầu kỳ, mặt đánh phấn trắng.
(Nguồn: The Sun)