Từ Tiếng Việt: "Có con mà chẳng có cha, có lưỡi, không miệng?" - Câu đố nhiều người phải bó tay nhưng đáp án siêu dễ

BOB V,
Chia sẻ

Câu đố Tiếng Việt này nói đến một thứ thông dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Là một ngôn ngữ trong rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhưng TiếngViệt lại đặc biệt hơn khi được ví von với "phong ba bão táp" và thuộc hàng khó nhất thế giới. Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, chỉ cần nhìn ngay những người Việt dùng ngôn ngữ mẹ đẻ hàng chục năm vẫn cứ là bị làm khó.

Vốn chỉ là những vật dụng quen thuộc, ai cũng có hằng ngày nhưng khi được đố bằng một câu vần vèo Tiếng Việt là trở nên khó nhằn ngay. Nếu chưa tin thì mời bạn trả lời câu đố sau:

"Có con mà chẳng có cha,

Có lưỡi không miệng đó là vật chi?".

Từ tiếng Việt: Có con mà chẳng có cha, có lưỡi, không miệng? -  Câu đố nhiều người phải bó tay nhưng đáp án siêu dễ - Ảnh 1.

Trước câu hỏi này, bạn có nghĩ ra thứ gì đang được nhắc đến? Có vật gì lạ lùng như thế?

Có đấy, mà vật này có các đặc tính trên không phải nhờ kết cấu, hình thù mà lại bởi cách người ta gọi chúng. Đó là con dao.

Đúng thật, dù là một vật dùng trong việc chế biến món ăn hay dụng cụ cắt gọt, song chúng thường được người ta gọi là con dao nhiều hơn là cái dao. Ngoài phần cán dao, đầu làm bằng kim loại nhận nhiệm vụ làm đứt các vật được cắt lại được gọi là lưỡi.

Lại thêm một kiến thức thú vị nữa dành cho những ai quan tâm!

Một câu đố Tiếng Việt khác trong chương trình Nhanh Như Chớp cũng nói về thứ ta thường thấy trong nhà bếp có nội dung như sau:

"5 anh vác một đôi sào

Lùa đàn cò trắng chạy vào trong hang?".

Từ tiếng Việt: Có con mà chẳng có cha, có lưỡi, không miệng? -  Câu đố nhiều người phải bó tay nhưng đáp án siêu dễ - Ảnh 2.

Tưởng chừng hóc búa lắm nhưng chỉ cần tinh ý ghép các dữ kiện lại với nhau là bạn có thể có câu trả lời rồi. Theo đó, đáp án của câu đố trên đó là hành động ăn cơm.

5 anh vác một đôi sào tức chỉ 5 ngón tay đang cầm đôi đũa. Còn hành động "lùa đàn cò trắng chạy vào trong hang" tức là đưa cơm vào miệng. Đây là một câu đố dân gian mà những ai chăm đọc các tài liệu văn học cổ có thể sẽ bắt gặp đấy!

Nguồn: Nhanh Như Chớp

Chia sẻ