Tự đặt nguyên tắc không mua quần áo mới trong hai năm, tôi thấy nhẹ gánh tài chính và tâm lý hơn nhiều

Hồng Nhung,
Chia sẻ

Việc mua sắm bốc đồng sẽ khiến bạn sinh cảm giác muốn và muốn nhiều hơn nữa. Để không gặp phải cảnh này trong tương lai, tôi đã đặt nguyên tắc 2 năm không mua đồ mới ngay từ khi còn trẻ.

Trong một buổi cầu nguyện cuối tuần, trong khi những cô gái khác cùng tuổi tôi mặc những chiếc váy xếp nếp màu trắng kiểu mới, với những phụ kiện ánh vàng trên tóc thì tôi lại mặc một chiếc váy dài tay với phần lông giả quanh cổ và tay áo được chính mẹ mình may lại từ chiếc váy cưới của chị họ. Trong khi đó, chị gái của tôi đã giúp tôi tết tóc và buộc nó lên bằng một dải băng ren trắng có sẵn trong nhà. 

Mọi người đều yêu thích chiếc váy đó và đó chính là kỷ niệm đầu tiên của tôi khi được khen vì những gì mình đang mặc. Điều này đã giúp cho tôi hiểu và dành cả chục năm tiếp theo để theo đuổi cách ăn mặc tối giản đối với các loại quần áo hàng ngày và cả dự sự kiện của mình. 

Tự đặt nguyên tắc không mua quần áo mới trong hai năm, tôi thấy nhẹ gánh tài chính và tâm lý hơn nhiều - Ảnh 2.

Mọi người đều yêu thích chiếc váy của tôi dù nó chỉ là đồ cũ. Đây là kỉ niệm đẹp đầu đời khiến tôi dành cả chục năm tiếp theo để theo đuổi cách ăn mặc tối giản.

Từ khi còn trẻ tôi đã hiểu tác động tâm lý tới thói quen mua sắm của mình để tự đặt nguyên tắc 2 năm không mua đồ mới

Khi bạn sở hữu nhiều quần áo, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay tới sự tác động và thay đổi nhiều nhất tới từ tài chính cá nhân. Mặc dù ví tiền của tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhưng điều tôi thấy quan trọng hơn chính là tâm lý thích mua sắm sẽ ảnh hưởng tới thói quen trong tương lai. 

Bản thân tôi cũng đã đưa ra quyết định không mua quần áo mới trong trong hai năm bởi hai lý do chính. Thứ nhất là tính bền vững và thứ hai là không tạo tâm lý mua sắm quá đà cho bản thân. 

Điều này được tôi quyết định khi đọc cuốn sách Dress Your Best Life của tiến sỹ Dawnn Karen. Bà là người tiên phong trong lĩnh vực tâm lý ảnh hưởng tới vấn đề mua sắm. Trong cuốn sách này đã chỉ ra cách khám phá việc mua sắm tối giản nhưng vẫn mang tới diện mạo tuyệt vời.

Ngay khi vừa đọc cuốn sách này tôi đã biết điều mình cần làm là gì. Khái niệm tủ quần áo chật chội, lãng phí cứ luôn lặp đi lặp lại trong đầu tôi để khiến tôi muốn thay đổi. 

Đơn giản thế này, nếu cuộc hẹn hò của tôi cần sự vui vẻ và sôi nổi tôi sẽ chọn một bộ quần áo tươi sáng. Nhưng cũng với bộ đồ đó tôi có thể biến tấu để mặc đi sự kiện thay vì mua bộ quần áo mới. Điều quan trọng là tôi sẽ ra ngoài, mua một món đồ trang sức hay phụ kiện để phối cùng bộ quần áo đỏ tạo sự sang trọng hơn. Và món đồ trang sức đó vẫn có thể tái sử dụng với bộ đồ khác vào những dịp sự kiện tiếp theo.

Việc này đơn giản chỉ là tôi lặp lại bộ trang phục hoặc mặc một món đồ nhiều lần mà thôi. Tôi hiểu những cô gái thời thượng sẽ ghét việc trang phục bị lặp lại nhưng điều đó không quá quan trọng với tôi. Vì nghĩ tới sự lãng phí và khả năng tâm lý thích mua sắm tăng lên tôi lựa chọn cách mặc lại quần áo nhiều lần. Và quyết định 2 năm mới mua sắm được hình thành như thế.

Tự đặt nguyên tắc không mua quần áo mới trong hai năm, tôi thấy nhẹ gánh tài chính và tâm lý hơn nhiều - Ảnh 3.

Trước khi tôi mua chiếc áo phông cũ này, tôi đã dành nhiều ngày để xem xét tất cả các cách mình sẽ mặc và phối với nó. Và tất cả những đồ hiện có trong tủ đều có thể phối cùng với nó.

Vậy, tôi đã phải làm thế nào để hình thành được thói quen mua sắm quần áo "hà khắc" này của mình? 

1. Tôi mua sắm có chủ đích

Nếu tôi định mua quần áo thì điều đầu tiên không phải là mức giá mà tôi sẽ suy nghĩ nên mua sắm có chủ đích. Nó có nghĩa là tôi muốn trực tiếp trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng, dùng thử thay vì mua trực tuyến để biết chính xác những gì tôi muốn và sau đó mới quyết định có nên mua hay không.

"Nếu lựa chọn hình thức mua sắm online tôi cũng sẽ lưu món hàng và cho vào giỏ hàng rồi tự hỏi bản thân những câu hỏi như: Tôi muốn cái này hay tôi chỉ muốn nó bây giờ và Giá bán của món hàng có ảnh hưởng đến lý do tôi muốn mua hay không".

Tôi chính là mẫu phụ nữ yêu thời trang nhưng vẫn thích mặc cả. Ở đâu tôi cũng sẽ tìm cách để mua được món đồ mình thích với giá rẻ hơn. Khi mua sắm trực tuyến, tôi cũng sẽ tìm kiếm các mặt hàng có giá từ thấp đến cao.

2. Xây dựng mối quan hệ với những món đồ mà mình có

Tôi thường xuyên chạm và cảm nhận vào quần áo của mình hàng ngày. "Điều này nghe có vẻ lạ nhưng thực sự việc chạm và cảm nhận vào quần áo có thể khiến tôi nhớ lại mình đã mặc nó khi nào và cảm giác khi mặc nó. Vì vậy, tôi tìm cách thu hút những giác quan đó để cảm thấy như không cần quần áo mới bởi vì mình đã có mối quan hệ khá mật thiết với bộ quần áo này rồi".

Tôi thường rất ngạc nhiên khi tìm thấy một chiếc áo hay chiếc quần trong tủ quần áo vô cùng yêu thích nhưng lại quên mất nó từ lâu. Số lượng quần áo tăng lên khiến nó ngày càng bị đẩy vào sâu trong tủ. 

Để không xảy ra tình huống tương tự thì việc xây dựng mối quan hệ với những món đồ mà mình có sẽ là giải pháp thiết thực và miễn phí để nhắc nhở tôi những bộ quần áo mình đang có và cần nâng niu chúng như thế nào.

Tự đặt nguyên tắc không mua quần áo mới trong hai năm, tôi thấy nhẹ gánh tài chính và tâm lý hơn nhiều - Ảnh 4.

 3. Chọn mua quần áo cũ

Năm nay, các dịch vụ bán quần áo cũ thực sự đã lên ngôi. Tôi bắt đầu tập mua sắm tại các cửa hàng đồ cũ và nhận thấy mình có thể duy trì thói quen này lâu dài. Bởi tôi nhận ra rằng cửa hàng bán đồ cũ trực tuyến là một nơi tuyệt vời để tôi rèn luyện thói quen mua sắm tốt hơn.

Đó có thể là những món thời trang từ thương hiệu lớn hay chỉ là cửa hàng bán quần áo ký gửi. Nhưng nhìn chung đều cho tôi cảm giác thích thú khi mua sắm vì sự bền vững mà nó mang lại. Khi mua đồ cũ tôi sẽ tự đặt câu hỏi cho mình: Tại sao tôi cần nó? Tôi sẽ mặc nó bao lâu một lần? Và tôi đã sở hữu một cái gì đó giống như nó ở nhà hay chưa?

Từ việc mua sắm đồ cũ tôi cũng có thêm một quan niệm mua sắm mới, đó là: Không mua quần áo mới chỉ vì mình cảm thấy thiếu thốn. Tôi nghĩ mua sắm nên phục vụ cho bản thân để cảm thấy cần thiết thay vì chỉ để nhận lời khen từ người khác.

Theo abc.net.au

Chia sẻ