Tự ái vì vợ không "chiều"
Tắm rửa, cạo râu sạch sẽ, lăn nách thơm tho, anh Hoàn háo hức vào phòng ngủ. Tưởng vợ cũng "mong ngóng" chồng nhưng nào ngờ, vợ anh hờ hững, giả vờ ngủ, dù chồng cố lay mãi.
Ngay từ khi cưới, anh đã nhận thấy “nhu cầu” của vợ mình không được nhiều. Cả tháng, chỉ thấy nàng “hứng khởi” 1-2 lần (anh đoán là do ảnh hưởng của hormone). Nhưng sức “đàn ông” 30 tuổi như anh thì chịu sao nổi cái lịch “giao ban” ít ỏi đó.
Tắm rửa, cạo râu sạch sẽ, lăn nách thơm tho, anh Hoàn háo hức vào phòng ngủ, sau gần một tháng xa nhà đi công tác. Tưởng vợ cũng mong ngóng chồng nhưng nào ngờ, vợ anh hờ hững, giả vờ ngủ, dù chồng cố lay mãi.
Cho là vợ chưa hiểu ý, anh Hoàn gọi khẽ: “Em ơi” thì vợ khó chịu, đáp lại: “Em buồn ngủ. Anh đi xa mới về nên ngủ đi”. Anh chưng hửng vì bao nhiêu công sức để cuối cùng bị vợ dội cho “gáo nước lạnh”.
Đến khi sinh con đầu lòng, tình hình càng tệ. Anh bị vợ bắt ngủ riêng vì sợ ảnh hưởng đến con. Nhiều lần, thấy con ngủ, anh muốn “gần” vợ nhưng toàn bị chối từ. Gần đây, anh Hoàn tự ái, nghĩ: “Vợ chẳng cần mình thì mình cũng không cần vợ”. Sáng, anh dậy sớm đi làm. Tối, anh về muộn. Ăn xong là lên phòng xem tivi rồi ngủ. Vợ chồng như khách trọ.
Cũng cảnh với anh Hoàn, anh Thành (Đà Nẵng) không khỏi bức xúc. Dù đã kết hôn được gần 2 năm nhưng số lần vợ chồng “quan hệ” chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Anh Thành mải miết học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, sách báo, lên mạng nhờ tư vấn. Có ý kiến bảo tăng thời gian dạo đầu; có người gợi ý chờ thêm, một thời gian nữa, cơ thể người mẹ phục hồi thì sẽ ổn… Anh đã thử, thậm chí, đưa cả vợ đi khám nhưng vợ anh vẫn “trơ” như đá.
Một lần, anh cố “làm tới” thì vợ gắt: “Em chịu thôi. Anh thích thì cứ đi giải quyết. Miễn là an toàn”. Anh Thành tự ái và sau lần đó, anh cũng bỏ mặc vợ luôn.
Vợ chồng "lệch pha" là một trong những nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình
“Lệch” chuyện đó sau sinh
Mới sinh con là lúc người vợ cần sự hỗ trợ của chồng nhiều nhất. Trong khi đó, do bận bịu công tác và nhiều lý do khác, người chồng thường quy hết trách nhiệm nuôi con cho vợ. Có khi vì mệt mỏi, luôn luôn mất ngủ và stress nên người vợ không còn hứng thú với chồng.
Hơn nữa, sau khi sinh, lượng hormone của phụ nữ bị giảm xuống nên họ không còn “tha thiết” tới chồng. Nhiều trường hợp mắc chứng khô âm đạo, nên sợ chuyện đó. Cũng có người, do lần “yêu” lại đầu tiên sau sinh bị đau nên nảy sinh tâm lý bị ám ảnh, không thích nữa. Chưa kể, một số người vợ, “nhu cầu” tự nhiên là thấp nên sinh xong, càng thấp hơn.
Phần lớn người vợ đều biết nỗi khổ của chồng nhưng chính họ cũng không biết làm thế nào. Có khi, người vợ còn cảm thấy bị khủng hoảng, cho là chồng chỉ biết “đòi hỏi”, coi vợ như “cái máy”. Người vợ thẳng thừng từ chối và làm chồng bị tổn thương, ức chế. Người vợ thì cần chồng an ủi, động viên về mặt tinh thần; trong khi đó, người chồng thì muốn vợ “nồng nàn” hơn. Mong ước của đôi bên không khớp nhau nên dễ sinh mâu thuẫn.
Trong hoàn cảnh này, sự khéo léo của cả vợ và chồng quan trọng nhất. Nếu người chồng cảm thông thì vợ bớt được áp lực. Nếu vợ tâm lý thì chồng tránh được ấm ức. Dù thế nào, cũng nên tránh thách chồng “đi giải quyết” Chuyện này không chỉ khiến vợ chồng xa nhau mà còn gây đổ vỡ hạnh phúc.
Mới sinh con là lúc người vợ cần sự hỗ trợ của chồng nhiều nhất. Trong khi đó, do bận bịu công tác và nhiều lý do khác, người chồng thường quy hết trách nhiệm nuôi con cho vợ. Có khi vì mệt mỏi, luôn luôn mất ngủ và stress nên người vợ không còn hứng thú với chồng.
Hơn nữa, sau khi sinh, lượng hormone của phụ nữ bị giảm xuống nên họ không còn “tha thiết” tới chồng. Nhiều trường hợp mắc chứng khô âm đạo, nên sợ chuyện đó. Cũng có người, do lần “yêu” lại đầu tiên sau sinh bị đau nên nảy sinh tâm lý bị ám ảnh, không thích nữa. Chưa kể, một số người vợ, “nhu cầu” tự nhiên là thấp nên sinh xong, càng thấp hơn.
Phần lớn người vợ đều biết nỗi khổ của chồng nhưng chính họ cũng không biết làm thế nào. Có khi, người vợ còn cảm thấy bị khủng hoảng, cho là chồng chỉ biết “đòi hỏi”, coi vợ như “cái máy”. Người vợ thẳng thừng từ chối và làm chồng bị tổn thương, ức chế. Người vợ thì cần chồng an ủi, động viên về mặt tinh thần; trong khi đó, người chồng thì muốn vợ “nồng nàn” hơn. Mong ước của đôi bên không khớp nhau nên dễ sinh mâu thuẫn.
Trong hoàn cảnh này, sự khéo léo của cả vợ và chồng quan trọng nhất. Nếu người chồng cảm thông thì vợ bớt được áp lực. Nếu vợ tâm lý thì chồng tránh được ấm ức. Dù thế nào, cũng nên tránh thách chồng “đi giải quyết” Chuyện này không chỉ khiến vợ chồng xa nhau mà còn gây đổ vỡ hạnh phúc.
Theo Mẹ & Bé