Trường mẫu giáo Đức dạy trẻ suy nghĩ độc lập chỉ bằng hai câu ngắn gọn rất đáng để cha mẹ Việt suy ngẫm

An Nhiên,
Chia sẻ

Chỉ với hai câu nói ngắn gọn và đơn giản, người Đức đã dạy cho trẻ bài học về cách suy nghĩ độc lập ngay từ khi bước chân vào mẫu giáo.

Không giáo điều, không sách vở, học sinh Đức được học bài học biết suy nghĩ độc lập đầu tiên bằng hai câu rất đơn giản: "Đừng chạm vào tôi" và "Tôi không muốn".

Với việc dạy trẻ thể hiện hai câu này, các giáo viên muốn trẻ biết cách từ chối đúng lúc và có chính kiến trong mọi chuyện.

Trường mẫu giáo Đức dạy trẻ suy nghĩ độc lập chỉ bằng hai câu, rất đáng để suy ngẫm - Ảnh 1.

Bài học đầu tiên các trường mẫu giáo Đức dạy trẻ là biết cách suy nghĩ độc lập.

Theo giáo dục mẫu giáo Đức, nói "Không" là bước đầu tiên trong suy nghĩ độc lập của mỗi đứa trẻ. Ngoài ra, khi trẻ học cách từ chối và có cơ hội từ chối, chúng có thể thể hiện ý tưởng của mình.

Dạy trẻ suy nghĩ độc lập là mục đích đầu tiên trong giáo dục mầm non tại Đức. Tuy nhiên, người Đức vẫn không quên dạy trẻ biết tôn trọng người khác khi thể hiện chính kiến của mình.

Trường mẫu giáo Đức dạy trẻ suy nghĩ độc lập chỉ bằng hai câu, rất đáng để suy ngẫm - Ảnh 2.

Khi trẻ học cách từ chối và có cơ hội từ chối, chúng có thể thể hiện ý tưởng của mình.

Dạy trẻ cách từ chối

Từ chối đơn giản và rõ ràng

Dạy con nghệ thuật từ chối sao cho vừa đơn giản, rõ ràng vừa không khiến đối phương bị tổn thương.

Nếu trẻ thực sự không muốn làm gì đó, hãy dạy trẻ cách nói thẳng với người khác rằng mình không thích điều đó. Khi cần thiết, trẻ có thể thay đổi giọng điệu một cách thích hợp để thể hiện thái độ kiên quyết.

Trường mẫu giáo Đức dạy trẻ suy nghĩ độc lập chỉ bằng hai câu, rất đáng để suy ngẫm - Ảnh 3.

 Đt câu hi hoc đ xut

Học cách từ chối là phát triển ý thức và khả năng tư duy độc lập của trẻ. Sau khi trẻ từ chối người khác, người lớn cần hỏi tại sao con làm như vậy. Khi biết rõ lý do, bạn có thể giúp con suy xét xem việc làm đó đúng hay sai, nếu sai sẽ sửa kịp thời cho con. Điều này giúp trẻ vừa biết cách vừa suy nghĩ độc lập vừa biết suy nghĩ cẩn thận trước khi từ chối một việc gì đó.

Bên cạnh đó, việc hỏi con lý do tại sao từ chối, người lớn có thể đưa ra một số gợi ý giúp trẻ giải quyết khi gặp vấn đề khó. Điều này giúp trẻ không rơi vào tình huống từ chối chỉ vì ích kỷ và làm tổn thương người khác.

T chi mt cách hài hước đ gii quyết s bi ri

Đôi khi, trẻ em không muốn tỏ ra hèn nhát khi phải đối mặt với yêu cầu của bạn bè vì sợ bị cười nhạo và ghẻ lạnh.

Vì vậy bạn có thể dạy trẻ sử dụng một số phương pháp hài hước để giải thích trực tiếp lý do của mình ví dụ như: "Nếu tôi làm điều nay, chắc chắn sẽ ăn "lươn" của mẹ"… Với cách giải thích hài hước này, trẻ sẽ không khiến bản thân và người khác khó xử.

Trường mẫu giáo Đức dạy trẻ suy nghĩ độc lập chỉ bằng hai câu ngắn gọn rất đáng để cha mẹ Việt suy ngẫm - Ảnh 4.

Chia sẻ