Trước “ma trận” mỹ phẩm giả, bác sĩ da liễu chỉ ra một loạt hệ lụy trầm trọng, thậm chí bị ung thư khi dùng phải mỹ phẩm giả

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Theo ThS.BS da liễu Vũ Thị Thơm, mỹ phẩm giả, nhái không đảm bảo được yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng.

Mới đây, cảnh sát tỉnh Quảng Châu (TQ) phát hiện cơ sở chuyên sản xuất kem chống nắng giả với thành phần không khác gì hàng xịn, người thường rất khó phát hiện. Theo ước tính chỉ mất 20.000VNĐ để sản xuất lọ kem chống nắng được bán với giá từ 400.000 - 500.000 VNĐ.

Trước “ma trận” mỹ phẩm giả, bác sĩ da liễu chỉ ra một loạt hệ lụy trầm trọng, thậm chí bị ung thư khi dùng phải mỹ phẩm giả - Ảnh 1.

Kem chống nắng Anessa được bày bán rất phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Kem chống nắng giả có thành phẩm được đánh giá là không khác gì hàng thật, không có khả năng chống nắng và có thể khiến da bị kích ứng. Đặc biệt, loại kem chống nắng Anessa được bày bán rất phổ biến tại thị trường Việt Nam. Điều này khiến chị em kinh hãi và cân nhắc hơn khi dùng kem chống nắng nói riêng và các sản phẩm hóa mỹ phẩm nói chung vì nếu không may dùng phải hàng giả thì hậu quả sẽ khôn lường.

Trước tình hình này, ThS.BS da liễu Vũ Thị Thơm (Giảng viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) cho biết: “Mỹ phẩm chính hãng, uy tín nói chung muốn ra thị trường đều được kiểm soát theo một quy trình nghiêm ngặt từ khâu nghiên cứu công thức, lựa chọn nguyên liệu, sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, bảo quản và vận chuyển. Như vậy mới đảm bảo chất lượng và đem lại hiệu quả cao một cách rất an toàn”.

ThS.BS da liễu Vũ Thị Thơm

Mỹ phẩm giả, nhái không đảm bảo được yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt ở tất cả các khâu nên thường sử dụng nguyên liệu bẩn, nhiều tạp chất, hoạt chất ít, công thức không phù hợp, nhiều chất bảo quản, hương liệu, tạo màu độc hại, quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, quá trình bảo quản kém…

Ngoài việc sử dụng mỹ phẩm giả không mang lại tác dụng trong việc chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp, BS Thơm nhấn mạnh thêm những hệ lụy đáng sợ từ việc dùng loại sản phẩm này như sau: 

Trước “ma trận” mỹ phẩm giả, bác sĩ da liễu chỉ ra một loạt hệ lụy trầm trọng, thậm chí bị ung thư khi dùng phải mỹ phẩm giả - Ảnh 3.

Theo BS Thơm, sử dụng mỹ phẩm giả không mang lại tác dụng trong việc chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp vì không đảm bảo công thức, ít hoạt chất hoặc hoạt chất có chất lượng kém.

Viêm da tiếp xúc kích ứng, dị ứng

Trong mỹ phẩm giả có nhiều chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi không được kiểm soát thành phần và nồng độ cho phép như fomal dehyde, parabens, PABA, benzyl alcohol, sorbitan sesquioleate… 

Các chất này sẽ trực tiếp làm tổn thương cho tế bào da hay là dị nguyên gây dị ứng cho da với biểu hiện ngứa, sưng đỏ, nổi mụn nước, bọng nước…

Mất đi hàng rào bảo vệ của da bao gồm pH da, lớp sừng và màng lipid của da

Nếu dùng phải mỹ phẩm không được nghiên cứu và sản xuất đúng quy trình sẽ tạo ra độ pH không phù hợp, hoặc tẩy lột quá mạnh làm mất đi lớp màng lipid bao phủ hay mất đi những lớp tế bào sừng của da làm da tổn thương, yếu đi, dễ bị tác nhân bên ngoài xâm nhập gây viêm nhiễm: chốc lở, nấm…

Trước “ma trận” mỹ phẩm giả, bác sĩ da liễu chỉ ra một loạt hệ lụy trầm trọng, thậm chí bị ung thư khi dùng phải mỹ phẩm giả - Ảnh 5.

Trứng cá, dãn mạch, da mỏng yếu do dùng mỹ phẩm giả.

Nhiễm trùng da

Nguyên liệu không sạch chứa nhiều vi sinh vật, sản xuất không đảm bảo vệ sinh, bảo quản không tốt là nguyên nhân làm cho sản phẩm chứa vi sinh vật gây bệnh, cộng với sự mất hàng rào bảo vệ của da dẫn đến gây nhiễm trùng cho da: viêm nhiễm, nấm da, nhiễm tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh…

Gây mụn, gây nhạy cảm ánh sáng, sạm da, tăng lão hóa da

Thành phần mỹ phẩm giả nếu không có hàm lượng chuẩn có thể gây kích thích sinh nhân mụn hay gây bít tắc cổ nang lông tuyến bã nhờn, làm cho da bị mụn, sạm đi, nhanh lão hóa... 

ThS.BS da liễu Vũ Thị Thơm

Đặc biệt, trong sản phẩm mà có các chất bảo quản, tạo khối, chất thơm, hoạt chất: halogen, goudron, sulfamid, psoralen, chất thơm bergamot, AHA… có thể gây nhạy cảm ánh sáng, sạm da nên những mỹ phẩm chính hãng sẽ không sử dụng chất này hoặc có thì ở nồng độ cho phép và khuyến cáo người dùng nên dùng kem chống nắng sau đó.

Nhiễm độc da, nhiễm độc các cơ quan, gây ung thư

Những mỹ phẩm hàng nhái, hàng giả sẽ hay dùng những chất giúp sản phẩm làm cho da mịn màng hơn, bám dính tốt hơn như chì, bột talc, tạo màu đẹp hơn, bền hơn như sudan, chất bảo quản lâu hơn như paraben... Tất cả những chất này cần kiểm soát ở hàm lượng cho phép hoặc bị cấm trong mỹ phẩm.  

FDA đưa ra mức cho phép chì trong mỹ phẩm chỉ là 10-20 phần triệu trong khi đó nhiều nghiên cứu cho thấy mỹ phẩm son, hay phấn có hàm lượng chì cao gấp hàng trăm lần. Nhiều nước Châu Âu và Nhật đã cấm không cho sử dụng Hydroquinone, sudan, thủy ngân trong mỹ phẩm,…

Nếu sử dụng lâu dài những chất này qua đường bôi cũng gây nên nhiễm độc da mạn tính, thẩm thấu vào máu đi đến các cơ quan gây nhiễm độc, tổn thương cơ quan, đột biến tế bào gây ung thư.

Chia sẻ