Trung Quốc lại "nóng" chuyện làm mì ăn liền bằng dầu ăn bẩn
Mì ăn liền Master Kong, một trong những thương hiệu mì nổi tiếng nhất Trung Quốc, đang bi tẩy chay dữ dội vì dùng cả dầu thuộc da, dầu cho gia súc để sản xuất.
Tuần trước, một video quay lại cảnh hướng dẫn viên người Đài Loan tuyên bố thương hiệu mì ăn liền Mastar Kong có liên quan đến bê bối “dầu bẩn” tại Đài Loan năm 2014 khiến cộng đồng mạng phản ứng dữ dội.
Trong video, hướng dẫn viên nói rằng người Trung Quốc nên tẩy chay các sản phẩm từ Tingyi, công ty con của Tập đoàn Ting Hsin, chủ thương hiệu mì ăn liền Master Kong. Hướng dẫn viên này đưa ra lý do, công ty Tingyi có liên quan đến vụ bê bối dầu bẩn chấn động thế giới năm 2014.
Hướng dẫn viên khuyên người Trung Quốc không nên ăn mì Master Kong vì dính đến dầu bẩn.
Hướng dẫn viên nói rằng, các sản phẩm mì Master Kong bán tại Trung Quốc sử dụng dầu bẩn để chế biến nhiều gắp 56 lần các sản phẩm bán tại Đài Loan. Cô cũng nói rằng, hầu hết người Đài Loan đã tẩy chay sản phẩm mì Master Kong, tuy nhiên, điều đó cũng không ảnh hưởng vì công ty Tingyi vẫn có thể dựa vào Tập đoàn mẹ Ting Hsin tại Trung Quốc.
Chỉ trong một ngày, video đã được chia sẻ 80.000 lần, đăng trên khắp các mạng xã hội phổ biến. Ngay cả người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ đoạn video này khiến tác động của nó càng nặng nề.
Phía Tập đoàn ting Hsin, có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc, đã phủ nhận các cáo buộc trên và cho rằng, sản phẩm mì ăn liền aster Kong bán tại Trung Quốc hoàn toàn không liên quan đến vụ bê bối dầu bẩn và không sử dụng nguyên liệu từ Đài Loan.
Năm 2014, mì Master Kong bị tẩy chay mạnh ở Đài Loan vì dùng cả dầu thuộc da, dầu cho gia súc để sản xuất.
Phát ngôn viên của Ting Hsin cũng cho biết sẽ có biện pháp đối với những người lan truyền tin đồn trực tuyến.
Trước đó, năm 2013, mỳ Master Kong được xác nhận có dính dáng đến bê bối dầu olive giả tại Đài Loan. Năm 2014, Master Kong Đài Loan tiếp tục bị tố sử dụng dầu ăn kém chất lược từ dầu bếp, dầu đã chiên hay thậm chí là dầu thuộc da để làm mì.
Hàng trăm tấn bánh mì, mì ăn liền, bánh bao và nhiều hơn nữa đã được đưa ra khỏi kệ tại Đài Loan và Hồng Kông sau khi nó đã được tiết lộ rằng hơn 1.000 quán ăn và nhà máy thực phẩm đã sử dụng dầu bẩn được thu thập từ bếp, Lò chiên nhúng và các nhà máy chế biến da. Đỉnh điểm là lời cáo buộc mì Master Kong Đài Loan dùng dầu cho gia súc để sản xuất đồ ăn cho người.
Chính vì thế, hàng trăm tấn bánh mì, mì ăn liền, bánh bao và các sản phẩm liên quan của Ting Hsin bị vất bỏ tại Đài Loan và Hồng Kông. Doanh thu của công ty Tingyi năm 2014 cũng giảm 10,9 tỷ US so với năm 2013.