Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp

Nhã Đan, ảnh: Chí Toàn,
Chia sẻ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, ngay từ sáng sớm, cảnh người mua kẻ bán đã tấp nập ở từng góc phố, con chợ nhỏ.

Ngày 5/5 Âm Lịch, hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ (Ngày Tết giết sâu bọ - Tết Đoan Dương), một ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam ta. Năm nay, ngày này rơi vào 2/6 Dương lịch. Theo phong tục cổ truyền của người Việt, cứ đến Tết Đoan Ngọ, mọi người lại tấp nập đi chợ chuẩn bị đồ ăn làm lễ cúng gia tiên. 

Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa của ngày mùng 5/5 Âm Lịch hàng năm. Từ đời xưa truyền lại, ý nghĩa của ngày này đó là trong cơ thể con người nhất là đường tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho sức khỏe con người. Tại các khu vực tỉnh miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, vào Tết Đoan Ngọ, người dân thường ăn hoa quả, rượu nếp để diệt sâu bọ.

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 1
Chị Hồng - tiểu thương bán rượu nếp cho biết: "Lượng khách mua rượu nếp ngày hôm nay tăng đáng kể"

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 2
Trùng với ngày đầu tuần, các bà nội trợ tranh thủ đi chợ từ sáng sớm. Chị Bích (Lương Ngọc Quyến) cho hay: "Rượu nếp và chuối là hai món không thể thiếu trên bàn thờ trong gia đình tôi vào ngày này"

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội hôm nay đo được từ 36-37 độ C nhưng người dân vẫn tấp nập mua bán khiến thị trường đồ ăn truyền thống bán trong ngày này khá đa dạng. 

Theo ghi nhận trên thị trường Hà Nội, tại một số tuyến phố cổ, theo những người bán hàng, lượng khách mua hoa quả, rượu nếp trong những ngày này tăng đột biến so với ngày thường.

Một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ chính là rượu nếp. Theo chị Dương Thị Cúc - người bán rượu nếp lâu năm ở phố Hàng Nón cho biết: "Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để mặt hàng rượu nếp lên ngôi. Từ sáng sớm tới giờ, tôi bán không ngơi tay, khách đến mua ngày một đông. Tôi thường bán sẵn trong từng chiếc túi nilon nhỏ, mỗi ngày khoảng 50-60 túi nhưng riêng hôm nay, trong vòng 3 tiếng từ sáng, tôi bán gần 300 túi".

Chị chia sẻ, rượu nếp ngon là loại rượu nếp được làm từ gạo nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, đó là loại gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, màu vàng óng. Ăn hạt chắc mà dẻo thơm mềm, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhưng vẫn để lại dư vị ngọt ngào trên đầu lưỡi của người thưởng thức.

Trong ngày đặc biệt này, không khó để tìm thấy các chị, các bà gánh hàng rong bán rượu nếp. Hoặc tại các khu phố cổ như Hàng Nón, Hàng Đường, Chợ Hàng Da, chợ Hôm đều có nhiều hàng quán bán món ăn thơm phức này. Rượu nếp được bán với giá từ 6000 đồng/lạng.

Bên cạnh món rượu nếp đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền này, thì thị trường hoa quả cũng sôi động không kém. Trên thị trường, giá vải dao động từ 35.000 đồng - 55.000 đồng/kg, dưa lê từ 15.000 đồng - 25.000 đồng/kg, chôm chôm 60.000 đồng/kg, dưa hấu 35.000 đồng/kg, bơ sáp giá 30.000 đồng/kg, dưa hấu ruột đỏ giá 20.000đ/kg, măng cụt 50.000 đồng/kg...

Tại các chợ truyền thống như chợ Hôm, chợ Hàng Bè, chợ Đền Lừ, lượng trái cây, hoa cúng về chợ những ngày này tăng khoảng 20% so với ngày thường. 

Cô Phương - tiểu thương bán hoa tại chợ Hàng Bè cho biết: "Cả tuần nay trời nóng khiến giá hoa quả cũng hơi nhích nhẹ. Tuy thế, người mua vẫn đông. Trong ngày này, mọi người thường mua vải, dưa hấu, xoài về thắp hương và diệt sâu bọ".

Thị trường hoa trong ngày này không có nhiều biến động. Cụ thể, hoa hồng có giá dao động từ 1500-2000 đồng/bông; hoa loa kèn 2500-3000 đồng/bông; hoa ly 3000-3500 đồng/bông... 

Giải thích về lý do hoa rẻ, chị Chi - tiểu thương bán hoa nói: “Tuy thời tiết nắng nóng trong thời gian gần đây nhưng hoa phát triển tốt, người trồng hoa thu hoạch đúng dịp nên hoa được tung ra thị trường nhiều hơn, cung nhiều nên có giá tốt đến tay người tiêu dùng".

Các loại bánh truyền thống như bánh ú nước tro, bánh bá trạng nhân nấm, trứng muối thịt heo cũng thu hút được nhiều người mua. Bánh ú nước tro có giá từ 55.000 đồng/12 chiếc, bánh bá trạng nhân nấm đông cô có giá từ 120.000 đồng/ 6 chiếc. 

Tay chọn hoa quả, chị Tâm (Hàng Gai, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày đầu tuần, nên hôm nay tôi dậy sớm để mua đồ. Mong làm nhanh chiều cả nhà đi làm về kịp giết sâu bọ".

Những đồ không thể thiếu trong ngày này đó là: Hương, hoa, vàng mã, rượu nếp, hoa quả (mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối...)

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 3
Tết Đoan Ngọ năm nay  trùng vào thứ 2 đầu tuần. Ngay từ sáng sớm, nhiều chị em đã đi chợ chọn, mua sắm thực phẩm về thờ cúng và ăn Tết.

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 4
Khắp các con chợ nhỏ, góc phố lớn đều dễ dàng thấy các chị, các bà bày bán gánh hàng rượu nếp thơm phức 

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 5
Nhiều loại hoa quả mà người tiêu dùng thường mua trong ngày này: Dưa lê, chôm chôm, mận, dưa hấu...

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 6

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 7

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 8

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 9
Trong ngày đặc biệt này, hoa vẫn không tăng giá

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 10

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 11

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 12

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 13

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 14


Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 15
Hình ảnh các chị các mẹ chen chúc mua rượu nếp

Trời nóng bức, thị trường Tết Đoan Ngọ vẫn nhộn nhịp 16
Chia sẻ