Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học

Bài, ảnh: Văn Tiên,
Chia sẻ

Trong lúc chở bé gái hàng xóm đi ăn sinh nhật, khi mọi người về hết, nam sinh lớp 12 đã sờ mó vùng kín của bé gái, đó là nội dung của phiên tòa giả định diễn ra ngay trong trường học để xử lý vụ án "Dâm ô đối với trẻ em", thu hút hàng trăm em học sinh vùng quê tham gia.

Sáng 27-8, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cơ sở phía Nam phối hợp với Tòa gia đình và người chưa thành niên cùng trường THCS Lê Minh Xuân (xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tổ chức phiên tòa giả định xử án "Dâm ô đối với trẻ em".

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 1.

Hơn 100 em nhỏ đã đến tham dự phiên tòa giả định xử án dâm ô ngay tại trường.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 2.

Vẻ thích thú, vui vẻ khi được trực tiếp theo dõi một phiên tòa xử án.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 3.

Các thầy cô trường Lê Minh Sơn cũng chăm chú theo dõi.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 4.

Nhiều phụ huynh đã không ngại đường xa đến trường để tăng thêm hiểu biết về mặt pháp luật.

Nội dung vụ án xoay quanh câu chuyện một thanh niên hàng xóm trong lúc chở bé gái đi ăn sinh nhật đã nảy sinh ý định dâm ô. Cụ thể, vì quen biết nạn nhân, nam sinh lớp 12 đã được gia đình bé gái 12 tuổi tin tưởng cho phép đi chơi nhiều lần. Trong đợt đi sinh nhật bạn, thay vì chở bé gái về nhà, nam thanh niên này đã dẫn bé gái đi hát karaoke rồi lợi dụng dâm ô với em rồi chở bé gái về nhà với mẹ. Sau đó, bé gái kể cho mẹ nghe và người mẹ đã đi tố giác nam thanh niên này với hành vi dâm ô với trẻ em.

Với nội dung trên, phiên tòa giả định xét xử đã diễn ra hết sức trang nghiêm, các luật sư của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã đem đến cho các em học sinh tại trường THCS Lê Minh Xuân những màn đối đáp, xét hỏi kịch tích, làm rõ quá trình, hành vi phạm tội cũng như trách nhiệm giữa các bên liên quan.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 5.

Phiên tòa giả định với chủ tọa phiên tòa là luật sư Nguyễn Sơn Lâm.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 6.

Bị cáo Ngô Văn Đại (18 tuổi) phạm tội dâm ô.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 7.

Các em gái chăm chú theo dõi từng diễn biến tại tòa.

Đặc biệt, phiên tòa giả định đã cho các em học sinh hiểu rõ hơn về thế nào là dâm ô trẻ em, giúp các em hiểu rõ hơn về việc không nên cho bất cứ người nào đụng chạm, sờ mó lên cơ thể mình, nhất là những nơi nhạy cảm dù cho là cùng giới hay khác giới. Khi phát hiện hành vi dâm ô, xâm hại tình dục, tùy theo hoàn cảnh mà trẻ nên có những cách để phòng vệ chính đáng.

Ở phiên tòa giả định, trách nhiệm của gia đình, người mẹ một lần nữa được nhấn mạnh khi trong trường hợp trên, mẹ của bé gái vì quá tin tưởng thanh niên hàng xóm, cứ nghĩ coi bé gái như em gái nên đã giao con một cách vô thức. Việc các bậc cha mẹ quá lơ là, không quan tâm đến con cái, theo dõi sát tâm sinh lý của con cũng là một trong những nguyên nhân khiến con em dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, xâm hại tình dục.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 8.

Người mẹ luôn sát cánh cùng cậu con trai.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 9.

Một em học sinh thích thú khi nghe xử án.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 10.

Sự vui vẻ, kịch tính của phiên tòa giúp các em học sinh rất thoải mái.

Kết thúc phiên tòa giả định, bị cáo bị tòa tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù cho tội "Dâm ô với trẻ em" theo khoản 1, Điều 116 BLHS quy định đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tất cả các em học sinh tham gia phiên tòa. Nhiều câu hỏi, thắc mắc cũng được các em học sinh trường Lê Minh Xuân đặt ra cho các luật sư của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.

Em Kim Ngân (học sinh lớp 9) thắc mắc nếu như bạn nữ trong trường hợp này đồng thuận với nam thanh niên thì sao, nam sinh có lỗi không? Cô Minh Ánh (phụ huynh) băn khoăn tại sao lại phải mở phiên tòa xét xử khi nam thanh niên đã thừa nhận tội dâm ô của mình…Tất cả đều được các luật sư đến từ TP.HCM giải đáp một cách cặn kẽ, nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, người dân vùng nông thôn.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 11.

Hăng hái giơ tay phát biểu.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 12.

Một em học sinh đặt câu hỏi về trường hợp bị người khác dâm ô thì xử lý sao?

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 13.

Không phải học sinh của trường nhưng bé gái nhỏ tuổi mạnh dạn lên phát biểu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trung – Hiệu trường trường THCS Lê Minh Xuân cho biết: "Đây là lần đầu tiên học sinh ở xã được theo dõi một phiên tòa ý nghĩa như thế này. Không chỉ riêng học sinh, các thầy cô, phụ huynh cũng hiểu rõ hơn về quyền trẻ em, việc xâm hại tình dục ở độ tuổi mới lớn để biết được cách ứng xử phù hợp nhất. Phiên tòa rất hay và ý nghĩa".

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 14.

Vẻ mặt đáng yêu của học sinh trường quê.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 15.

Nụ cười vui vẻ của một em học sinh.

Trẻ em miền quê được giáo dục để tránh bị dâm ô trong phiên tòa giả định tại trường học - Ảnh 16.

Ba em học sinh rất thích vì học được thêm những điều mới qua phiên tòa giả định.

Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM, đây là lần đầu tiên chi hội đến với học sinh vùng quê. "Thường các vụ án dâm ô, hiếp dâm đều xảy ra ở vùng quê, nơi trình độ văn hóa, mức hiểu biết pháp luật của học sinh, người dân còn hạn chế. Qua những buổi sinh hoạt như thế này, phần nào đó giúp nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người, từ đó giảm thiểu các trường hợp bạo hành, xâm hại tình dục trong trẻ em".

Chia sẻ