Trẻ có thể tử vong nếu cha mẹ làm điều này khi trẻ ăn bánh mì, bánh bao
Bánh mì, bánh bao là món ăn mà rất nhiều trẻ ưa thích. Thế nhưng, nếu ăn không đúng cũng có thể dẫn tới tử vong.
Tử vong vì ăn bánh mì, bánh bao
Một bà mẹ trẻ 30 tuổi, ở thành phố Từ Hi, An Đông, Trung Quốc đã cho con nhỏ của mình ăn vài miếng bánh mì. Đột nhiên, bé bị nghẹn và cô đã cho con uống nước liên tục để hy vọng bánh mỳ sẽ trôi đi. Tuy nhiên càng cho uống nhiều nước, mặt bé càng tái xanh. Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé đã tử vong.
Một trường hợp khác, bé trai 3 tuổi khác ở Trung Quốc cũng tử vong vì ăn bánh bao. Trong dịp Tết vừa qua, mẹ của em bé này đã cho con ăn sáng với bánh bao. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng, cậu bé bị mắc nghẹn khi mới ăn được nửa chiếc bánh. Người mẹ vội cho con uống nước để giúp con khỏi nghẹn. Tuy nhiên, tình hình không hề được cải thiện, khuôn mặt của cậu bé bỗng xanh lét. Khi đưa cậu bé đến bệnh viện, cơ thể em đã thâm đen và bắt đầu lạnh ngắt, cậu bé đã ngừng thở. Sau nửa giờ, dù các bác sĩ đã cố gắng nhưng không thể cứu sống cậu bé. Theo các bác sĩ cấp cứu, nguyên nhân dẫn đến cái chết của cậu bé là do người mẹ đã cho bé uống nước khi bị nghẹn.
Em bé tử vong do nghẹn trong quá trình ăn bánh bao ở Trung Quốc
Nhiều người nghĩ rằng khi bị nghẹn cứ uống nhiều nước là khỏi. Tuy nhiên thực tế cách làm này chỉ làm tình huống thêm trầm trọng, gây sặc, nếu không cẩn thận nghẹn vào phổi sẽ gây ngạt thở.
Kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy cho biết: Trong thành phần bánh mì, bánh bao ngay cả bánh quy đều có chứa bộ nở. Tuy nhiên, trong ruột của bánh mì thường có các lỗ rỗng nên nếu ăn mà uống nước thì các lỗ rỗng trong ruột bánh mì sẽ thấm hút nước.
Vì thế trong trường hợp trẻ ăn bánh mì với miếng to gây nghẹn nếu càng cho uống nước càng nguy hiểm bởi bột nở khi gặp nước giãn ra càng gây nghẹn dẫn đến tắc đường thở. Còn nếu trẻ ăn với những miếng bánh bé khi kết hợp uống nước thì miếng bán sẽ mền ra tự tan hết. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ, vì vậy khi cho trẻ ăn, tránh cho trẻ ăn với những miếng bánh to. Nếu trẻ bị nghẹn do ăn bánh mì, bánh bao, cần tránh cho trẻ uống nước.
Lưu ý khi trẻ bị hóc dị vật, bị nghẹn
Khi nạn nhân bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khác để tống dị vật ra ngoài.
Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường. Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Để giúp tkhắc phục tình trạng hóc dị vật, nghẹn ở trẻ một cách nhanh nhất, bố mẹ cần trang bị cho mình các cách xử lý:
Đầu tiên, hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng bé ra ngoài.
Hoặc có thể cho trẻ nằm ngửa ra, dùng 2 ngón tay đè và ấn 5 lần lên vị trí nằm giữa xương ức của trẻ, ấn sâu 1,3 đến 2,5 cm cho đến khi vật bị hóc nghẹn bật ra ngoài
Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài
Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật bên trong.