Nguyễn Linh đã sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản gần 2 năm. Linh chia sẻ: "Mình đến để học, và để trải nghiệm. Trải nghiệm cuộc sống, con người, cách làm việc. Cho nên, trải nghiệm tốt cũng có, chưa tốt cũng có. Không biết có phải do hơi "đen đủi" hay lý do gì mà trải nghiệm chưa tốt có vẻ nhiều hơn...
Người đi làm ở Nhật được gọi là Zombie công việc.
Zombie
công việc được chia thành nhiều loại. Loại phổ biến là zom shain, loại này hay mặc áo đen, quần đen, giầy
đen, tóc cũng đen, mang theo chiếc cặp
đen. Hoạt động chủ yếu từ 8h sáng đến 8h
tối. Loại thứ 2 dễ bắt gặp là loại arubaito. Loại này hoạt động muộn hơn thường
là 8 giờ sáng đến 18 giờ tối, có khi là nửa đêm hoặc tới sáng. Thứ 7, Chủ nhật họ làm việc thì đôi khi cả ngày.
Đặc điểm
chung của các Zoombie này là: Mặt mày
nhìn hốc hác. Mắt đỏ và thâm quầng. Khi lên tàu. Đi về thường ngủ lờ đờ chậm chạp.
Nhưng 1 khi đã nhìn thấy công việc thì lao vào "cắn như
điên" đến khi nào công việc "chết" hết thì thôi.
Nói
là Zombie vì người Nhật rất "điên cuồng" với công việc. Nếu bạn sống ở đây. Buổi sáng bạn
sẽ thấy lúc nhúc những chấm đen di chuyển rất nhanh rất đều. Ăn mặc rất chỉnh tề.
Nhưng tối về thì chỉ còn xơ xác. Đi lại khá vật vờ và khuôn mặt thì mệt mỏi.
Nhiều người còn nằm luôn tại ga hay thường thì ngủ quên trên tàu.
Một ngày của người Nhật bắt đầu từ tầm khoảng 8 giờ.
Có lẽ tiết kiệm thời gian, nên người Nhật tập thể dục luôn, bằng cách chạy trên đường đến ga. Người người chạy, nhà nhà chạy, già chạy, trẻ chạy, gầy chạy, béo đi giầy cao gót cũng chạy, thậm chí là chạy lên cầu thang với tốc độ kinh dị. Rồi chen vào được tàu thì ai cũng... thở như bò.Vậy nên phụ nữ ở Nhật chân thường có bắp, các sản phẩm massage chân giảm bắp bán rất chạy.
Cảnh chen chúc trên tàu điện ngầm.
6 giờ chiều, trên đường vẫn thưa thớt người qua lại.
Ga tàu điện lúc 12 giờ đêm đông nghẹt người, dù giờ giấc đi làm ở Nhật là từ 8 giờ đến 18 giờ.
Ngủ là một sự xa xỉ
Ở đất nước mặt trời mọc này thì việc ngủ được coi là một thứ xa xỉ. Nếu quy ra
nhà cửa thì chắc phải biệt thự, quy điện thoại chắc phải sánh với Vertu hay người
yêu thì phải dạng siêu mẫu đổ lên. Tại sao ư? Để có 1 giấc ngủ ngon cần có
nhiều yếu tố như thời gian, giường nệm, tinh thần thoải mái... Mà những điều này sống ở Nhật ai cũng thiếu.
Một người đàn ông ngủ gục trên sân ga.
Tính ra người nhật ngủ mỗi ngày trung bình tầm 5-6 tiếng. Trên tàu là một "khách sạn nhỏ" cho mọi người ngủ. Mỗi người tầm 50 cm vuông là ngủ được rồi. Ngồi ngủ đứng ngủ, đôi khi tối muộn về nằm ngủ cũng có.
Người Nhật có "văn hóa nhường chỗ" khá kỳ lạ.Trên tàu họ dành cả một khu dành cho người già, phụ nữ có thai, trẻ
em... Chỗ này các bạn trẻ khỏe
không ngồi vì đó là chỗ ưu tiên. Nhưng còn các chỗ khác một khi họ đã ngồi
rồi thì họ rất ít nhường. Vì sao? Họ mệt họ ngủ , họ tận dụng 10-15-30 phút
trên tàu để ngủ. Nếu họ nhường thì chỉ có thể đứng, Mà đứng trên tàu đâu có dễ chịu.
Lèn chen như cá đóng hộp.
Cảnh "cá đóng hộp" trên tàu điện.
Ở
trên tàu còn 1 dạng ngủ nữa mà xin đặt tên là " Ngủ tõe". Tàu Nhật có
ghế băng dài men theo sườn tàu 2 đầu cuối có góc chặn, luôn là chỗ dựa lý tưởng
thay vì chỉ ngửa cổ há mồm ra sau trông rất chi là xấu. Nên chỗ này rất
"hot" , dân đi tàu điện có khi còn tranh nhau để ngồi chỗ đó hay gần chỗ đó để khi
người ta xuống thì chui vào ngủ ngon lành.
Không là thiên đường cho sinh viên du học
Nhật là dân số già nên rất thiếu lao động phổ thông. Đôi khi bạn sẽ thấy có những người già đáng tuổi ông mình vẫn đi làm và làm vẫn rất khoẻ. Du hoc sinh (DHS) sang đây chủ yếu làm arubaito. Nếu so sánh như ở Việt Nam thì là công việc kiểu
lao động tự do đứng gầm cầu chờ việc. Lương 1 giờ thường là 200 ngàn, 1 tháng kiếm đc 12 lá-20 lá ( 24-40 triệu). Nhưng... bạn sẽ hoá thành Zombie. Ngày ngày đi làm. Xong ngủ ăn và rồi lại đi làm.
Nhiều DHS đến lớp toàn ngủ vật vờ. Về
nhà cũng ngủ, không học đc bao nhiêu... Nhưng không đi làm thì không đc. Học phí cao, sinh
hoạt phí cao, nợ nhà nhiều nên phải đi làm. Nhiều DHS tuần đi làm 40-50 tiếng là bình thường. Quy định của Nhật là DHS chỉ được đi làm 28 tiếng, nhưng chắc chắn không mấy ai thực hiện được.
Shokai là tiền giới thiệu. Để có công việc làm thêm khi bạn không giỏi tiếng và không may mắn, bạn sẽ mất khoảng tầm 2-3 man tức
4-6 triệu.
Công việc có nhiều loại. Phổ biến là làm cơm hộp trong xưởng. Bỏ thức ăn vào hộp "đóng gói theo dây chuyền". Thứ nữa là yamato. Đó là công việc kiểu bốc vác đóng hàng cửu vạn, gọi vui là câu lạc bộ thể hình. Yamato khá nặng, thích hợp cho con trai... Nữa là làm bếp, bồi bàn, thu ngân siêu thị... Hầu hết là công việc là làm chân tay.
Giày học sinh và giày nhân viên văn phòng.
Du học sinh Việt Nam cũng chìm trong vòng xoáy làm việc - đi học nên thiếu ngủ triền miên. Có những bạn chui phòng vệ sinh nửa tiếng không ra, thì chắc là ngủ trong đó.
Đặc biệt du học sinh Việt
Nam đi làm nhiều, ngủ nhiều, lên lớp bị gọi là "nết tơ Nam", tức là người Việt
Nam ngủ.
Cuộc sống áp lực, đắt đỏ, lắm quy tắc
Nhật bản là nước có áp lực công việc rất lớn. Nên chỉ số hạnh phúc của người Nhật rất thấp và tỉ lệ tự tử vì công việc của Nhật là rất cao, gần nhất thế giới. Do vậy ở nhật trên núi Fuji có khu rừng gọi là khu rừng tự sát. Có rất nhiều người vào đó đề tự sát.
Hoặc hình thức đơn giản là treo cổ tự tử ở nhà. Và ở Nhật có một nghề rất bận rộn đó là nghề dọn xác.
Mỗi lần có vụ tử tử bằng tàu là một lần hàng trăm, nghìn người bị trễ. Người thân của những người tự tử phải đền khoản tiền đến cả tỉ đồng cho mọi thiệt hại mà người tự tử gây ra.
Nếu như ở Việt Nam, việc quay phim chụp ảnh nơi công cộng gần như là thoải mái, thì ở Nhật, mọi việc làm liên quan đến người khác khi chưa được phép đều bị cấm. Đơn cử như việc chụp ảnh, mọi bức ảnh quay phim chụp ai đó đều phải được sự đồng ý của họ. Trên tivi, mọi phóng sự đều phải làm mờ mặt người dân xung quanh. Nếu bạn xàm sỡ một người phụ nữ bạn có thể sẽ bị phạt tầm 80 triệu tiền Việt.
Chuyển nhà và dọn là một điều mà mọi người đều không thích. Ở Nhật, điều đó còn khủng khiếp hơn.
Bạn phải đi thuê được nhà mới, thông qua các công ty bất động sản. Nhà càng gần ga, gần trung tâm thì càng đắt. Khi vào nhà sẽ mất 1 khoản phí gọi là tiền lễ rất cao ( rất cao từ 30 đến 60 triệu tiền Việt) chưa kể tiền nhà.
Đồ ở nhà cũ nếu ko dùng tới sẽ phải mua túi rác đặc biệt để đóng lại thì công ty chuyển rác mới đổ cho.
Với nhà điện tích nhỏ thì không được ở quá 2 người lớn. Tuy nhiên du học sinh, người lao động Việt Nam đôi khi vẫn ở ghép 4-5 người để tiết kiệm tiền nhà và các chi phí ga điện nước đắt đỏ.
Không là "thiên đường" cho phụ nữ
Áp
lực trong công việc ở Nhật là nghẹt thở. Ngày đi làm đến đêm về ăn ngủ xong lại dậy đi làm.
Cuộc sống ngày nào cũng vậy sinh ra nhàm chán, stress. Đàn ông Nhật ko buồn yêu đương hay cưới vợ. Chỉ thích sống độc thân, rảnh thì đi nhậu, chơi panchinko.
Phụ
nữ Nhật hiện đại cũng không thích lấy chồng, sinh con cho lắm. Họ không lựa chọn một người đàn ông làm chồng nếu người chồng không chu cấp được tài
chính. Khi lấy chồng họ thường ở nhà chăm con. Tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ rất cao.
Ngay
cả cuộc sống sau hôn nhân, với áp lực công việc đổ vào người đàn ông như thế. Phụ
nữ Nhật cũng không có được sự quan tâm giúp đỡ nhiều từ chồng.
Qua các nhà trẻ, tầm 9 giờ là giờ các mẹ thường đưa con đi học. Sau đó họ đi mua sắm hoặc bếp núc nội trợ.
Quan tâm người khác là một sự xa xỉ.
Người Nhật rất ngại dính
dáng đến chuyện không phải của mình, Nên cho dù có nhìn thấy một người bị mệt
quá mà ngất, hay những vụ đánh nhau. Họ thường bỏ mặc vậy. Và sẽ có cảnh sát
lo.
Một người đàn ông mệt mỏi trên đường phố.
Cảnh một người đàn ông quá mệt lờ đờ đổ gục xuống và nằm im bất động. Nhưng mọi người chỉ
đứng tránh ra và tiếp tục việc của mình. Họ cũng không hỏi han hay xem xét chỉ
nhìn ngó lẫn nhau rồi quay đi.
Với một bộ phận người Nhật, quan tâm người khác là một sự xa xỉ.
Khép lại những trải nghiệm của mình, khi được hỏi sau khi học xong, nếu được lựa chọn ở lại Nhật làm việc sinh sống, hay trở về nhà. Linh thẳng thắn chia sẻ: "Mình muốn ở lại 2 năm để làm việc rồi về Việt Nam phát triển. Áp lực công việc ở Nhật cao, họ làm việc rất nghiêm túc, không có chuyện 'ra trà đá chơi tý' như ở mình. Trước khi đi du học mình đã đi làm ở nhà 3 năm mà. Thế nên, mình muốn làm việc ở Nhật để sau này về có sự nghiêm túc, chỉn chu cho sự nghiệp. Xét cho cùng, cái gì cũng có 2 mặt của nó".