Trái cây tẩm độc, yến sào tẩy hóa chất khiến người tiêu dùng kinh hãi
Bột đẩy hóa giúp tạo thành món yến sào hảo hạng; mít, sầu riêng ép chín bằng thuốc độc... là những thông tin tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Ép chín mít, chuối, sầu riêng bằng... thuốc độc
Những trái sầu riêng non bị ép chín bằng hóa chất thường chỉ có vài múi lép, nhạt thếch, thậm chí không ăn được. (Nguồn: Người lao động)
Trong các loại hải sản vỉa hè, cua biển là đa dạng và đặc biệt nhất. Ảnh: Hà Linh (Nguồn: Infonet)
Một
người bán hải sản trên đường Đỗ Xuân Hợp thừa nhận, hàng ở đây có giá
rẻ ngoài lý do không tốn kém về chi phí mặt bằng còn vì là nguồn hàng
dạt, hàng càng chết lâu, càng ươn thì giá bán càng rẻ. Ngoài ra, các
loại tôm, cua, ốc biển nuôi… cũng bị dán nhãn hàng đánh bắt ngoài biển.
Nhưng cũng theo tiết lộ của chị Dung, chỉ người bán có kinh nghiệm mới
biết được hải sản nào là loại nuôi, đâu là loại đã ươn, vì người bán nào
cũng có chiêu giữ cho hải sản chết có màu tươi như còn sống.
Váng sữa nhập ngoại: Thần thánh hóa chất lượng, lừa người tiêu dùng
Bình sữa "cao cấp" siêu rẻ được bày bán tràn lan (Nguồn: VietQ.vn)
Yến sào hảo hạng: Độn tinh bột, rửa thuốc tẩy
Mít,
chuối, sầu riêng là những loại quả được rất nhiều người ưa thích. Tuy
nhiên, để đáp ứng nhu cầu lớn từ người tiêu dùng, các thương lái đã
không ngại ngần bơm hóa chất để biến những trái còn xanh, non, thành
những thành phẩm chín vàng ươm hút mắt người tiêu dùng.
Những trái sầu riêng non bị ép chín bằng hóa chất thường chỉ có vài múi lép, nhạt thếch, thậm chí không ăn được. (Nguồn: Người lao động)
Trái
cây còn xanh được tập kết về một địa điểm, các thương lái sử dụng thùng
lớn (loại đựng sơn nước) đổ nước gần đầy, sau đó họ cho một
loại bột có màu trắng đục vào khuấy đều thành một thứ hỗn hợp sền sệt. Họ
chia một người chuyền sầu riêng, người còn lại dùng một
thanh gỗ nhỏ dài cỡ chiếc đũa, một đầu được quấn vải dày, thọc sâu vào
thùng dung dịch pha sẵn rồi bôi trực tiếp hóa chất vào cuống trái và xếp
chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín.
Đối
với mít Thái, ngoài việc bôi thuốc vào đầu cuống, nhóm thợ còn rải thuốc
lên từng trái trước khi phủ bạt. Mục đích là để thuốc ngấm sâu vào trái
mít làm nở gai và tạo màu vàng óng đến tận xơ… Riêng chuối già, công
đoạn xử lý đơn giản hơn. Nhóm thợ dùng thuốc phun trực tiếp lên từng
buồng chuối rồi phủ bạt. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn còn cứng
nhưng đã chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống còn tươi.
Nhiều
thương lái tiết lộ, bình thường ra chợ Kim Biên ở quận 5, TP.HCM hỏi
mua hóa chất xử lý trái cây thì có tìm đỏ mắt cũng chẳng ai bán. Nhưng
khi đã là bạn hàng, chỉ cần điện thoại là có người giao hàng tận
nơi. Loại hóa chất này được đóng thành từng bịch không nhãn mác, chỉ
được đánh dấu bằng chữ C và chữ T màu đỏ. Các thương lái biết thuốc này
độc nhưng độc cỡ nào thì họ không rõ.
Theo
một chuyên viên công tác trong ngành y tế dự phòng, hiện người ta
thường dú chín trái cây bằng hóa chất có tên Carbendazim và
Tebuconazole. Đây là loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn
thuộc nhóm cực độc, chúng phân hủy chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái
thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan và
gây nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đã bị Cơ
quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ coi là một chất gây ung thư
thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.
Tôm hùm, cua bể siêu rẻ trên vỉa hè Sài Gòn: đồ ươn, đồ dạt
Gần
đây, trên các đường phố Sài Gòn xuất hiện rất nhiều loại hải sản như
tôm, cua, ghẹ, nghêu, hàu... được bày bán tấp nập với giá rẻ không ngờ.
Như tôm sú 60.000 đồng/kg, tôm hùm 120.000-150.000 đồng/kg, nghêu 13.000
đồng/kg, cá mú 100.000 đồng/kg… Trong các loại hải sản vỉa hè này thì
cua biển là phong phú nhất về giá. Một kg cua cùng loại được bán với giá
từ 60.000-120.000 đồng tùy người bán và địa điểm. Do sự “rẻ bất ngờ”
như thế nên rất nhiều người dân tò mò mua thử về ăn.
Trong các loại hải sản vỉa hè, cua biển là đa dạng và đặc biệt nhất. Ảnh: Hà Linh (Nguồn: Infonet)
Khi
được hỏi tại sao lại có giá rẻ như vậy thì người bán đều giải thích là
do hàng lấy tận gốc, lại không tốn chi phí đầu tư cửa hàng, nên giá rẻ.
Theo
một người có kinh nghiệm buôn bán hải sản lâu năm ở chợ Tăng Nhơn Phú
B, quận 9, thời điểm này, cua biển sống loại ngon mua tại Cà Mau đã là
300.000 đồng/kg. Thực chất cua vỉa hè có giá hấp dẫn nhờ người bán ăn
gian về trọng lượng, do mỗi con cua được cột dây cho nặng thêm; cũng có
khi là loại cua lột, cua dạt do các chủ ao nuôi dọn ao, bán giá rẻ chỉ
20.000 - 40.000 đồng/kg, chứ không phải cua biển tự nhiên.
Váng sữa nhập ngoại: Thần thánh hóa chất lượng, lừa người tiêu dùng
Váng
sữa là loại thực phẩm được người tiêu dùng rất ưa chuộng, đặc biệt là
các bà mẹ có con nhỏ. Do tâm lý dành mọi thứ tốt nhất cho con, nên mặc
dù giá rất cao, nhiều chị em vẫn chọn các loại váng sữa nhập
ngoại. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có quá nhiều các thương hiệu
váng sữa nước ngoài được các nhà sản xuất quảng cáo - “thần thánh hóa” về
chất lượng.
Váng sữa ngoại không đạt hiệu quả "thần kỳ" như quảng cáo
Váng sữa ngoại không đạt hiệu quả "thần kỳ" như quảng cáo
Bác sỹ
Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Trung
ương - chia sẻ, dòng sản phẩm váng sữa nhập khẩu đang được nhiều nhà
phân phối và người bán quảng cáo một cách "thần thánh hóa" về hiệu quả,
như: Giúp trẻ chóng lớn, bổ sung hàm lượng canxi cao (thường giới thiệu ở
mức 15%), phát triển chiều cao vượt trội... Chưa kể, một số loại được giới
thiệu có hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, phong phú. Điều này
khiến nhiều phụ huynh lầm tưởng sản phẩm này là "những gì tốt nhất được
chắt lọc từ sữa", nên cho con ăn thay sữa.
Tuy
nhiên, thành phần dinh dưỡng in trên nhãn sản phẩm lại không ghi cụ thể
là những loại vitamin, chất khoáng nào, hàm lượng bao nhiêu. Có loại
được quảng cáo là váng sữa Pháp, "bổ sung năng lượng và các chất dinh
dưỡng đặc biệt cho các bé biếng ăn, tăng cường sức đề kháng cho cơ
thể...", nhưng thành phần ghi trên vỏ hộp không có gì đặc biệt: Sữa
nguyên kem, tinh bột sắn biến tính, đường, bột bơ sữa, muối và các hương
vị, tương tự như các loại váng sữa khác trên thị trường.
Bình sữa "cao cấp" siêu rẻ: Mớm bệnh cho con
Hầu
hết các bà mẹ đều rất quan tâm tới các đồ dùng dành cho con đặc biệt là
bình sữa. Tuy nhiên, nhiều chị em lại chỉ để ý tới công dụng của sản
phẩm hơn là chất liệu nhựa mà nhà sản xuất sử dụng.
Trên
thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình sữa, nhưng theo nhiều chủ
cửa hàng bán đồ dành cho trẻ em, sản phẩm được nhiều bà mẹ lựa
chọn nhất vẫn là các sản phẩm của Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Trung
Quốc,... với rất nhiều kiểu và giá tương đối bình dân từ
12.000-60.000 đồng/bình. Những loại bình này có mẫu mã đẹp với những
hình trang trí ấn tượng, bắt mắt nhưng không có thông tin gì về sản phẩm,
chỉ ghi đơn giản là "Nhựa cao cấp".
Bình sữa "cao cấp" siêu rẻ được bày bán tràn lan (Nguồn: VietQ.vn)
Theo
khuyến cáo từ các chuyên gia hóa học, các loại bình nhựa đều không nên
dùng ở nhiệt độ cao, nếu không chất tổng hợp polymer có thể được giải
phóng ra ngoài gây đột biến cho cơ thể và gây ung thư. Tuy nhiên, theo
quan sát của phóng viên, trên mỗi bình sữa nhựa trên thị trường hiện nay
đều có ghi: "Đun sôi 3 đến 5 phút trước khi sử dụng, khả năng chịu
nhiệt 1000 độ C...".
Theo bác sĩ Trương
Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103, tốt nhất nên hạn chế việc sử
dụng bình sữa cho trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi nên được
bú mẹ hoàn toàn. Trong trường hợp phải dùng bình sữa cho trẻ ăn ngoài,
các bà mẹ nên chọn những loại bình sữa của các nhà sản xuất có uy tín,
thương hiệu lớn. Bình sữa bằng nhựa nếu không đảm bảo chất lượng, nguy
cơ lẫn tạp chất là rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các
bà mẹ cần tìm hiểu kỹ các thông tin trên sản phẩm.
Yến sào hảo hạng: Độn tinh bột, rửa thuốc tẩy
Từ xưa đến nay, yến sào luôn là mặt hàng cao cấp được ưa chuộng bởi sự bổ dưỡng quý giá của nó. Tuy nhiên, cũng chính vì mang lại lợi nhuận cao, nên mặt hàng này thường xuyên bị làm giả bằng cách độn tinh bột và… rửa thuốc tẩy.
Theo những thông tin trên nhiều diễn đàn mạng về yến sào, những chiêu thức làm yến sào giả bao gồm: yến trắng nhuộm thành yến huyết, yến độn (dùng tổ yến vỡ rồi vá, độn thêm tinh bột hay đường hóa học vào yến tinh chế), yến làm bằng tinh bột, phun sương để tăng trọng lượng...
Đặc biệt, công nghệ làm sạch yến sào bằng thuốc tẩy cũng được phơi bày trên nhiều trang mạng xã hội. Trên một blog, bài viết "Ăn tổ yến xem như đang tự sát" đề cập đến quy trình làm yến sào còn đính kèm hình ảnh chi tiết cho thấy, để làm sạch lông chim, tạo chất dính vào tổ yến, công nhân sau khi cắt nhỏ tổ yến đã ngâm vào thuốc tẩy. Sau vài tiếng đồng hồ, yến được vớt ra, để ráo và cho vào nước sôi trụng lần nữa cho bay mùi thuốc tẩy. Yến vụn này sẽ được cho vào khuôn, đóng thành tổ và đem sấy một ngày một đêm thì cho ra thành phẩm gồm nhiều dạng như: hình chiếc lá, hình tròn, hình dài...
Để biến thành huyết yến, hoặc yến đặc biệt bán giá cao hơn, người ta nhuộm thêm màu vàng, đỏ... Không chỉ phơi bày công nghệ làm yến sào mất vệ sinh, bài viết còn cung cấp thông tin Malaysia và Indonesia mỗi năm sản xuất ít nhất 800 đến 2.000 kg tổ yến. Một số nhà máy sử dụng H2O2 (hóa chất có độc tố rất mạnh, có thể gây ung thư, tuyệt đối cấm cho vào thực phẩm) để tẩy mùi tổ yến, còn SO2 và SO3 thì dùng để làm trắng tổ yến...
ô
Nguồn: SGTT
Khi gửi đường dẫn bài viết về "công nghệ" làm yến ngâm thuốc tẩy, xử lý qua hoá chất SO2 cho một số chuyên gia công nghệ thực phẩm, chuyên gia dinh dưỡng cũng như đại diện các công ty kinh doanh yến, đa số đều cho rằng rất khó kiểm chứng.
Theo TS Lê Quang Trí, trưởng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, khoa công nghệ thực phẩm đại học Công nghệ Sài Gòn, chất SO2 dù được dùng làm chất sát khuẩn chống men, mốc và vi khuẩn trong môi trường hay tẩy màu trong công nghiệp sản xuất đường, giấy và bột giấy nhưng hàm lượng phải tuân theo quy định, đảm bảo dư lượng trong phạm vi cho phép, để không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng (tùy loại thực phẩm và quy định của mỗi quốc gia mà hàm lượng này khác nhau).
Còn TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết sử dụng thuốc tẩy để tẩy trắng tổ yến "có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột, nếu hấp thu vào máu sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như gan, thận..."
Ngoài yến nhà, yến đảo, trên thị trường nhiều cửa hàng, đại lý còn bày bán yến sào nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia... và giới thiệu là yến Việt Nam. Một người từng làm nhân viên cho đại lý bán yến sào cho biết, yến sào nhập khẩu chất lượng không thể bằng yến đảo, giá nhập vào rẻ hơn giá bán ra nên được doanh nghiệp, cửa hàng nhập về: "Khi đã lên bao bì, đóng gói thì rất khó phân biệt đâu là yến nhập, đâu là yến ta".
Cách phân biệt yến thật, yến giả Màu sắc: yến trắng thật có màu đục ngà, có lúc hơi ngả vàng nhưng khi ngâm nước, vớt ra hong khô sẽ chuyển qua màu trắng trong; trong khi đó, yến giả không đổi màu dù có ngâm nước. Yến huyết thường có màu đỏ hoặc cam, bề mặt gồ ghề, có mùi thơm và tanh nhẹ của nước biển trong khi yến huyết giả đỏ thẫm, tanh nồng... Loại tổ yến thật thường có màu vàng da cam, màu đỏ, hoặc đỏ da cam, tổ yến giả thường có màu trắng. Mùi vị: tổ yến thật có vị tanh, mùi ẩm mốc, khi hong khô thì không còn mùi; trong khi tổ yến giả thường có mùi nồng, hắc trước và cả sau khi sấy. Hình dạng: ngâm một ít vào nước, yến giả khi gặp nước sẽ nhão ra, còn yến thật khi ngâm hoặc nấu, sợi yến vẫn nguyên vẹn. Thử bằng dung dịch: với iốt, yến giả sẽ chuyển sang màu xanh. Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà nếu yến giả nhuộm ôxit sắt sẽ đen sẫm lại. Ngâm trong nước, yến giả nhuộm phẩm sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn yến thật dù nấu chín trong nước sôi vẫn không đổi màu. |