Trả lời tin nhắn của sếp muộn 3 phút, nữ nhân viên bị đuổi việc

TUỲ Ý/VTC NEWS,
Chia sẻ

Sau khi đến công ty, nữ nhân viên bị sếp gọi vào văn phòng chửi mắng thậm tệ rồi đuổi việ, bức xúc, nữ nhân viên đã làm đơn kiện đòi quyền lợi.

Theo thông tin đăng tải, một phụ nữ ở Cam Túc, Trung Quốc mới đây đã lên tiếng tố cáo cấp trên của mình, cũng là ông chủ công ty nơi cô mới bị đuổi việc. Theo người phụ nữ này, công ty đã đưa ra thông báo nghỉ lễ trong nhóm làm việc vào tối ngày 10/4 vừa qua và yêu cầu mọi người trả lời trước 7:30 tối hôm đó, nếu không trả lời đúng giờ, sẽ được coi là từ chức tự nguyện.

Do hết giờ làm việc lại đang ăn tối với bạn, mải nói chuyện nên người phụ nữ không để ý tin nhắn trong nhóm chat công việc, đến 7:33 phút tối hôm đó cô mới vội vàng trả lời.

Trả lời tin nhắn của sếp muộn 3 phút, nữ nhân viên bị đuổi việc - Ảnh 1.

Trả lời tin nhắn của sếp muộn 3 phút, nữ nhân viên bị đuổi việc. (Ảnh minh họa)

Nào ngờ, đáp trả lại tin nhắn của người phụ nữ lại là cấp trên của cô, giọng đầy bực tức mắng chửi: "Cô đang đang chọc tức tôi đấy à?"

Không chỉ vậy, đến 3h sáng, cấp trên nhắn tin vào nhóm công việc, yêu cầu những nhân viên trả lời muộn phải báo cáo về văn phòng vào ngày hôm sau kèm theo bản kiểm điểm, văn bản kiểm tra. Tuy nhiên, do tin nhắn gửi quá muộn, lúc đó người phụ nữ đã ngủ, tới sáng ra xem tin nhắn cũng không kịp chuẩn bị.

Sau khi đến công ty, cô bị sếp gọi vào văn phòng chửi mắng thậm tệ rồi đuổi việc. Quá bức xúc vì sự vô lý, chuyên quyền của cấp trên, người phụ nữ đã khiếu nại lên đoàn thanh tra lao động địa phương. Trong thời gian chờ kết quả xử lý, cô quyết định công khai mọi chuyện lên mạng xã hội, khuyên mọi người nên sáng suốt khi chọn công ty để làm việc, cống hiến.

Ngay khi tin tức được đưa ra, cư dân mạng đã xôn xao bàn luận: "Làm sếp mà nghĩ mình là vua đúng không?", "Ước gì công ty này sớm phá sản", "Nhiều ông chủ bây giờ nghĩ rằng mình có quyền lực vô hạn, không có lề lối, không làm theo liệt, nghĩ rằng nhân viên như người hầu, gọi là đến đuổi là phải đi, mong đoàn thể sớm vào cuộc, bảo vệ quyền lợi người lao động".

Chia sẻ