TPHCM ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết, cảnh báo nguy cơ dịch khắp nơi

HN,
Chia sẻ

TPHCM là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam, chiếm 25% tổng số ca mắc của khu vực. Thành phố cũng đã ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết.

Sở Y tế TPHCM cho biết, tính đến tuần 46 của năm, thành phố đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25% tổng ca mắc của khu vực).

Mặc dù giảm so với cùng kỳ năm 2023, từ tuần 37 đến nay, số ca mắc của TPHCM có xu hướng tăng liên tục hàng tuần, đồng thời đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Bệnh nhân là nữ, 20 tuổi, ở H.Bình Chánh. Bệnh nhân sốt cao liên tục, kèm đau đầu, đau mỏi người, đi khám bệnh và điều trị ở phòng mạch tư. Đến ngày thứ 3, các triệu chứng không giảm nên bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết nặng thể sốc - sốc kéo dài, tổn thương gan nặng. Mặc dù được chuyển hồi sức tích cực nhưng tình trạng bệnh nhân không ổn định, tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu... và không qua khỏi.

Theo Sở Y tế TPHCM, qua giám sát các điểm nguy cơ gây dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã phát hiện nhiều điểm có lăng quăng, cho thấy nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết xuất hiện ở khắp nơi.

TPHCM ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết, cảnh báo nguy cơ dịch khắp nơi - Ảnh 1.

Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong những tháng cuối năm, Sở Y tế TPHCM đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã thực hiện điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.

Nhận biết dấu hiệu mắc sốt xuất huyết và các biện pháp phòng ngừa dịch

Sốt xuất huyết có 2 mức độ bệnh là sốt xuất huyết thể nhẹ và sốt xuất huyết thể nặng. Triệu chứng sốt xuất huyết tùy vào từng mức độ sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm: Sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp,…

Người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài các triệu chứng từ 4-7 ngày. Nếu sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh được chăm sóc đúng cách có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần kể từ khi sốt.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng

Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh sẽ có các triệu chứng của thể nhẹ cộng thêm các triệu chứng dưới đây.

- Xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da.

- Chảy máu mũi hoặc ở chân răng.

- Nôi ói ra máu hoặc có máu trong phân (do xuất huyết nội tạng).

- Nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ẩm.

- Người mệt mỏi li bì, choáng.

TPHCM ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết, cảnh báo nguy cơ dịch khắp nơi - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Khi người bệnh không may chuyển biến sang sốt xuất huyết thể nặng cần được cấp cứu kịp thời, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng về sau.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ có dấu hiệu sốt cao từ ngày thứ 3. Nhiều cha mẹ nhầm lẫn biểu hiện sốt xuất huyết này với bệnh cảm cúm hay bệnh liên quan đến đường hô hấp, dẫn đến phát hiện bệnh trễ, có thể gây ra các biến chứng nặng.

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Để phòng ngừa sốt xuất huyết, tiêm vắc xin là một biện pháp được khuyến khích. "Gần đây, vắc xin sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam và tạo miễn dịch chủ động bằng vắc xin là một biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ nhập viện và bệnh nặng. Nhưng tiêm vắc xin sốt xuất huyết là một phần trong giải pháp tổng thể phòng chống sốt xuất huyết. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt cần được duy trì thường xuyên ngay cả khi đã tiêm chủng vắc xin", Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo.

Ngoài ra, người dân cần thực hiện biện pháp tốt nhất nên là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Người dân thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh:

TPHCM ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết, cảnh báo nguy cơ dịch khắp nơi - Ảnh 3.

Với trẻ nhỏ nên dùng tã trẻ em xua muỗi và khăn lau xua muỗi để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt gây bệnh sốt xuất huyết.

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Phòng ngừa muỗi đốt bằng cách ngủ màn, dùng các sản phẩm khăn lau xua muỗi có hương sả tự nhiên, an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối. Đối với trẻ em nên mặc quần áo sáng màu, dùng tã quần xua muỗi.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Chia sẻ