Tôi tiết kiệm được thêm 140 triệu/năm nhờ tuân thủ 3 việc

Ngọc Linh,
Chia sẻ

Cuộc sống của tôi ngày càng đủ đầy hơn nhờ những bí quyết tiết kiệm này.

Là một bà mẹ 31 tuổi, tôi đã bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu dùng và luôn cảm thấy mình phải chi thật nhiều tiền để con cái có chất lượng cuộc sống, chất lượng giáo dục “bằng bạn bằng bè”. Lúc đó, tôi nghĩ vợ chồng đi làm kiếm tiền, nếu không phải để cho các con có cuộc sống tốt nhất, thì còn để làm gì nữa cơ chứ?

Tuy nhiên, việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm với tư duy “phải để con được bằng bạn bằng bè” thực sự không đơn giản. Tôi luôn mua cho con những món đồ đẹp nhất, đắt nhất và xịn nhất trong khả năng, nhưng cũng bởi thế, tài khoản của tôi dần cạn kiệt, chẳng còn nổi mấy đồng để tiết kiệm nữa.

Về lâu dài, việc đó thực sự không ổn, nó khiến vợ chồng tôi bất an và buộc phải thay đổi cách chi tiêu. Tôi bắt đầu từ bỏ sự phù phiếm trong tiêu dùng, cũng như trong cả cách tư duy. Tôi không so sánh cách mình chăm con với cách người khác chăm con nữa. Tôi cố gắng tập trung vào việc chăm sóc cho con một cách tối ưu nhất.

Tôi tiết kiệm được thêm 140 triệu/năm nhờ tuân thủ 3 việc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Và sau 1 năm, chúng tôi đã tiết kiệm được thêm 40.000 NDT (khoảng 140 triệu). Đây có thể không phải số tiền lớn với mọi người, nhưng nó đích thực là phần thưởng dành cho sự nỗ lực của vợ chồng tôi.

1 - Không so sánh bản thân với người khác

Đây thực sự là bước khó khăn nhất. Trong tư duy phù phiếm trước đây, tôi luôn cảm thấy ai ăn mặc đẹp hơn, con họ tài giỏi hơn, và gia đình họ giàu có hơn thì đều là những người đáng nhìn vào, để… ghen tị một chút mà có cảm giác phấn đấu.

Họ cho con đi học trường quốc tế thì tôi cũng phải cho con đi học trường quốc tế. Họ đăng ảnh dự tiệc trà chiều sang trọng thì tôi cũng phải khoe đang đi shopping trong cửa hàng đồ hiệu,...

Cứ như vậy, việc so sánh bản thân với người khác khiến tôi tốn bộn tiền, vừa tạo ra áp lực về mặt tài chính, vừa tạo ra áp lực về mặt tinh thần. Thậm chí, giờ nghĩ lại, tôi mới nhận ra ngày ấy mình quả là một người sân si và xấu tính. Mỗi chúng ta đều có cuộc sống và hoàn cảnh sống khác nhau. Tại sao lại phải nhìn vào cách họ sống để không tự tin với cách sống của mình cơ chứ?

2 - Dần từ bỏ việc mua sắm online

Tôi bắt đầu học cách sống tối giản. Tôi xóa hầu hết các ứng dụng mua sắm trên điện thoại, cùng chồng suy nghĩ kỹ trước khi mua đồ, đặc biệt là những món đồ có giá trị lớn như máy giặt, máy hút bụi hay ô tô. Chúng tôi cùng nhau lên danh sách mua sắm, từ những danh sách nhỏ như đi siêu thị hay những danh sách lớn như mua đồ cho con chuẩn bị vào năm học mới,...

Tôi tiết kiệm được thêm 140 triệu/năm nhờ tuân thủ 3 việc- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tôi cũng không còn chạy theo thời trang và hàng hiệu nữa. Việc này thực sự giúp vợ chồng tôi tiết kiệm được rất nhiều. Riêng khoản trang phục, tôi học được từ chồng sự tối giản. Anh chỉ có 3 bộ vest, 5 chiếc áo sơ mi và 3 đôi giày tây. Tôi cũng tối giản tủ đồ của mình với số lượng tương tự, và bán bớt một vài món đồ không còn dùng tới.

Việc từ bỏ thói quen mua sắm online, nhìn chung, không chỉ giúp vợ chồng tôi tiết kiệm được thêm tiền, mà còn tiết kiệm cả thời gian lẫn không gian sống.

Và quan trọng không kém, tôi không còn cảm thấy tội lỗi sau khi mua sắm nữa. Ngày xưa, cứ mua một món đồ đắt tiền, tôi chỉ vui được chừng khoảng vài tiếng, rồi lại bắt đầu thấy hối hận “không biết mình có đang lãng phí quá không” hoặc “chừng đó bằng tiền học thêm 2 tháng của con rồi”.

3 - Ghi chép lại chi tiêu và xem lại mỗi tuần 1 lần

Tôi ghi chép sổ sách hàng ngày và thậm chí còn ghi lại từng chi phí nhỏ. Đây không phải là keo kiệt mà là để có cái nhìn tổng thể về thói quen chi tiêu của bản thân, cũng như nhu cầ chi tiêu của cả gia đình.

Tôi tiết kiệm được thêm 140 triệu/năm nhờ tuân thủ 3 việc- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Một số chi phí có vẻ không nhiều nhưng cộng lại sẽ thành một khoản lớn, chẳng hạn như phí mua mang về và đồ ăn nhẹ mua ở siêu thị. Bằng cách ghi chép lại chi tiết từng khoản chi, tôi có thể dễ dàng thấy được những khoản chi cao bất thường và không thực sự cần thiết, từ đó, tìm cách cân đối lại chi tiêu của gia đình.

Mỗi tuần 1 lần, vào tối ngày Chủ Nhật, vợ chồng tôi sẽ ngồi lại, cùng xem bảng chi tiêu và cùng rút kinh nghiệm cũng như lên kế hoạch chi tiêu cho tuần tới. Tôi thấy việc này không chỉ có ích trong vấn đề chi tiêu, mà còn giúp vợ chồng chúng tôi đồng lòng tiết kiệm và hiểu nhau hơn hẳn.

Chia sẻ