Tôi không muốn con học trường này
Không phải cháu khóc đâu,hôm nay là ngày đầu tháng, nhiều người đến thắp hương quá, từ trong lớp cháu đã ngửi thấy mùi hương ra ngoài này nhiều khói, nên bị cay mắt, nước mắt cứ chảy.
"Ở đậu" đất đình
Hễ đình làng có đại lễ, nhà trường lại cho học sinh nghỉ bởi tiếng trống, tiếng loa. Còn với những ngày lễ nhỏ, các cụ phải tiến hành cúng bái ngoài giờ để cho các cháu có điều kiện tập trung học. Câu chuyện lạ tai này đang xảy ra giữa lòng Hà Nội. Cho nên, dù cô giỏi, trò ngoan, thì trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) và trường Tiểu học Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn không thu hút được phụ huynh học sinh ghi tên cho con theo học. Bởi đơn giản, đã hàng chục năm nay, những ngôi trường này nằm trong đình làng Kim Mã Thượng và đình làng Nội Châu.
Chúng tôi đến trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc vào đúng giờ tan tầm, học sinh từ các lớp đổ ra đứng chật kín sân đình. Lại vào đúng ngày đầu tháng âm lịch, người đến thắp hương, khấn vái cũng đông nghịt. Phía trên là biển hiệu trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, nhưng chếch về phía tay phải là biển hiệu của đình làng Kim Mã Thượng. Lối vào trường cũng là lối đi chính vào đình, sân chơi cũng là sân đình, là hóa vàng mã nằm ngay cổng vào.
Chen nhau trong khuôn viên chỉ gần 1000m2, đình làng chiếm khoảng 200m2, cũng chừng ấy diện tích cho khoảng sân chung, còn lại 600m2 dành cho khuôn viên trường học. Trong khoảng diện tích chật hẹp đó, có 10 phòng học, phòng hội đồng, nơi ăn ngủ của gần 400 học sinh và giáo viên.
Hễ đình làng có đại lễ, nhà trường lại cho học sinh nghỉ bởi tiếng trống, tiếng loa. Còn với những ngày lễ nhỏ, các cụ phải tiến hành cúng bái ngoài giờ để cho các cháu có điều kiện tập trung học. Câu chuyện lạ tai này đang xảy ra giữa lòng Hà Nội. Cho nên, dù cô giỏi, trò ngoan, thì trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) và trường Tiểu học Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn không thu hút được phụ huynh học sinh ghi tên cho con theo học. Bởi đơn giản, đã hàng chục năm nay, những ngôi trường này nằm trong đình làng Kim Mã Thượng và đình làng Nội Châu.
Chúng tôi đến trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc vào đúng giờ tan tầm, học sinh từ các lớp đổ ra đứng chật kín sân đình. Lại vào đúng ngày đầu tháng âm lịch, người đến thắp hương, khấn vái cũng đông nghịt. Phía trên là biển hiệu trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, nhưng chếch về phía tay phải là biển hiệu của đình làng Kim Mã Thượng. Lối vào trường cũng là lối đi chính vào đình, sân chơi cũng là sân đình, là hóa vàng mã nằm ngay cổng vào.
Chen nhau trong khuôn viên chỉ gần 1000m2, đình làng chiếm khoảng 200m2, cũng chừng ấy diện tích cho khoảng sân chung, còn lại 600m2 dành cho khuôn viên trường học. Trong khoảng diện tích chật hẹp đó, có 10 phòng học, phòng hội đồng, nơi ăn ngủ của gần 400 học sinh và giáo viên.
![](https://afamilycdn.com/Images/Uploaded/Share/2011/03/13/anh-truong-1.jpg)
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và đình làng Kim Mã Thượng nằm cùng một chỗ
Em Trần Văn Dương (học sinh lớp 5) đưa tay quệt nước mắt chảy ròng ròng, lí nhí nói: "Không phải cháu khóc đâu, nhưng hôm nay là ngày đầu tháng, nhiều người đến thắp hương quá, từ trong lớp cháu đã ngửi thấy mùi hương, nhưng ra ngoài này nhiều quá, nên cháu cay mắt, nước mắt cứ thế cháy ra thôi".
Câu chuyện về những lớp học lúc nào cũng thoang thoảng mùi trầm hương đã trở nên quen thuộc với những học sinh nơi đây.
Đón cậu con trai đang đứng đợi mẹ, chị Dung (Phan Kế Bính, Hà Nội) nói: "Tôi cũng không muốn con mình học trong trường này, trường nằm trong đình, các cháu cũng không có được không gian yên tĩnh mà học tập, hơn nữa, chúng còn là trẻ con, chưa hiểu biết gì cả, lỡ may nghịch ngợm, làm hoen ố nơi thờ tự. Nhưng vì trường ở gần nhà, tiện đón đưa cháu, nên tôi đành ghi tên cho cháu vào học".
Len chân mãi giữa đám học sinh đang mài nô đùa trước sân đình và dòng người như nêm vào thắp hương, khấn vái. Tôi tìm mãi mới thấy phòng hiệu trưởng. Bà Vũ Thị Hoa, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc,thở dài: "Ngôi trường này ngay từ những năm khai sinh (khoảng 1960) đã ở đậu tại đình Kim Mã Thượng. Cũng chính vì điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, nên cả 5 khối lớp học ở đây chỉ có gần 400 em theo học. Nhiều mùa tuyển sinh, phụ huynh đến xem trường, rồi ngậm ngùi cho con theo học nơi khác".
Cũng vì chịu cảnh ở chung nên nhiều khi, nhà trường muốn cải tạo vài hạng mục xuống cấp để thuận tiện hơn cho giảng dạy như dãy nhà cấp 4 đối diện với mặt tiền của đình làng. Muốn làm thêm phần mái che cho đỡ nóng nhưng Ban quản lí đình không cho phép vì mái trường sẽ cao hơn mái đình. Cuối cùng, để giải quyết tình trạng này, một giàn phun nước chống nóng đã được đầu tư.
Câu chuyện về những lớp học lúc nào cũng thoang thoảng mùi trầm hương đã trở nên quen thuộc với những học sinh nơi đây.
Đón cậu con trai đang đứng đợi mẹ, chị Dung (Phan Kế Bính, Hà Nội) nói: "Tôi cũng không muốn con mình học trong trường này, trường nằm trong đình, các cháu cũng không có được không gian yên tĩnh mà học tập, hơn nữa, chúng còn là trẻ con, chưa hiểu biết gì cả, lỡ may nghịch ngợm, làm hoen ố nơi thờ tự. Nhưng vì trường ở gần nhà, tiện đón đưa cháu, nên tôi đành ghi tên cho cháu vào học".
Len chân mãi giữa đám học sinh đang mài nô đùa trước sân đình và dòng người như nêm vào thắp hương, khấn vái. Tôi tìm mãi mới thấy phòng hiệu trưởng. Bà Vũ Thị Hoa, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc,thở dài: "Ngôi trường này ngay từ những năm khai sinh (khoảng 1960) đã ở đậu tại đình Kim Mã Thượng. Cũng chính vì điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, nên cả 5 khối lớp học ở đây chỉ có gần 400 em theo học. Nhiều mùa tuyển sinh, phụ huynh đến xem trường, rồi ngậm ngùi cho con theo học nơi khác".
Cũng vì chịu cảnh ở chung nên nhiều khi, nhà trường muốn cải tạo vài hạng mục xuống cấp để thuận tiện hơn cho giảng dạy như dãy nhà cấp 4 đối diện với mặt tiền của đình làng. Muốn làm thêm phần mái che cho đỡ nóng nhưng Ban quản lí đình không cho phép vì mái trường sẽ cao hơn mái đình. Cuối cùng, để giải quyết tình trạng này, một giàn phun nước chống nóng đã được đầu tư.
![](https://afamilycdn.com/Images/Uploaded/Share/2011/03/13/anh-truong-2.jpg)
Đây không phải là ngôi trường duy nhất phải "ở đậu"
Cùng chung tình cảnh, trường tiểu học Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) cũng nửa thế kỉ qua phải "ở đậu" đất đình. Trường THCS Tứ Liên nằm đối diện với đình làng Nội Châu, còn sau lưng đình là trường Tiểu học Tứ Liên. Phía trước của trường Tiểu học này lại là đình Tứ Xuyên. Trường hiện chỉ có một dãy nhà 2 tầng với 6 phòng học, cùng 2 dãy nhà cấp bốn với 5 phòng mượn. Các phòng chức năng như thư viện, phòng nhạc, y tế, thí nghiệm…đều không có. Phòng hiệu trưởng phải kiêm luôn phòng y tế, hàng lang là nơi chứa dụng cụ, 400 học sinh và giáo viên trong trường tất cả đều chung …2 nhà vệ sinh.
Thầy Nguyễn Văn Hoạch, Hiệu trưởng THCS Tứ Liên cho biết: "Nhiều khi đình có lễ đến 4, 5 ngày, chúng tôi phải xin phòng giáo dục quận cho các em được nghỉ học. Những ngày nghỉ sau lại bắt các em đi học bù cho kịp chương trình. Nhất là khoảng thời gian sau tết, khi người ta đi lễ, hội nhiều, thì chương trình học của các em thường bị gián đoạn và chậm hơn. Không chỉ có phụ huynh học sinh bất đắc dĩ mới cho con mình vào học ở trường, mà nhiều giáo viên đến đây một thời gian cũng muốn chuyển đi. Là người đứng đầu một trường, tìm cách giải quyết ổn thỏa cũng thật đau đầu".
Thầy Nguyễn Văn Hoạch, Hiệu trưởng THCS Tứ Liên cho biết: "Nhiều khi đình có lễ đến 4, 5 ngày, chúng tôi phải xin phòng giáo dục quận cho các em được nghỉ học. Những ngày nghỉ sau lại bắt các em đi học bù cho kịp chương trình. Nhất là khoảng thời gian sau tết, khi người ta đi lễ, hội nhiều, thì chương trình học của các em thường bị gián đoạn và chậm hơn. Không chỉ có phụ huynh học sinh bất đắc dĩ mới cho con mình vào học ở trường, mà nhiều giáo viên đến đây một thời gian cũng muốn chuyển đi. Là người đứng đầu một trường, tìm cách giải quyết ổn thỏa cũng thật đau đầu".
Xé lẻ trường, học sinh tự tìm địa điểm
Trường tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là đơn vị được phong danh hiệu anh hùng từ năm 1985. Là một ngôi trường có tiếng nhưng điều kiện dạy và học của cô trò ở đây còn khó khăn. Hàng ngày, hơn 1000 học sinh (27 lớp học) phải chia học tại 4 địa điểm: 20 Ngõ Trạm, 220 Hàng Bông, 23 Nguyễn Quang Bích, 36 Lý Thái Tổ (cung thiếu nhi Hà Nội)..
Cứ đến bữa trưa, 80 học sinh ở cung thiếu nhi đi xe buýt và hơn 100 học sinh ở Nguyễn Quang Bích đi bộ đổ về trường chính ở 20 Ngõ Trạm để ăn cơm. Ăn trưa xong sẽ có một tốp học sinh lớp khác học như các lớp buổi sáng.
![](https://afamilycdn.com/Images/Uploaded/Share/2011/03/13/anh-truong-3.jpg)
Trường THPT Hồ Xuân Hương nằm sau rạp chiếu phim và nhà hàng
Tuy nhiên, cơ sở của trường Thăng Long vẫn còn là một niềm mơ ước với cô và trò trường tiểu học Bà Triệu (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ngoài địa điểm chính của trường tại 31 Tô Hiến Thành, trường còn có các địa điểm khác tại 37 Tô Hiến Thành, 173 Bà Triệu, 294 Bà Triệu, 118 Triệu Việt Vương. Ngôi trường này gần như không có sân chơi, học thể dục cô trò phải dẫn nhau ra vỉa hè. Chuyện lớp học hành lang, kê ghế ngoài hành lang ngồi dự giờ cũng không còn là chuyện lạ.
Trường THPT Hồ Xuân Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) nằm ngay trong rạp chiếu phim Trẻ, chung cổng với nhà hàng ẩm thực The One, bên cạnh là quán cà phê Hoa Lư. Vì chung cổng với rạp chiếu phim, nên nhiều người nhầm tưởng học sinh bỏ giờ học đi xem, chứ không hề biết trong đó có một ngôi trường. Chị Lan Anh -khu tập thể Thanh Xuân Bắc cho hay: "Nhiều người ở đây lâu lâu mới biết trong đây có trường học. Vì biển hiệu của trường rất khó để có thể trông thấy. Vì học chung, nên nếu em nào không có ý thức, việc đi sớm, về muộn, hay trốn học vào xem phim cũng dễ lắm".
Vì diện tích đất chật hẹp, không ít ngôi trường ở ngay giữa lòng thủ đô rơi vào tình trạng thiếu lớp, lụp xụp. Tình trạng ở chung cũng trở nên quen thuộc. Nhưng cũng chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc dạy, và học của cô và trò các cấp.
Trường THPT Hồ Xuân Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) nằm ngay trong rạp chiếu phim Trẻ, chung cổng với nhà hàng ẩm thực The One, bên cạnh là quán cà phê Hoa Lư. Vì chung cổng với rạp chiếu phim, nên nhiều người nhầm tưởng học sinh bỏ giờ học đi xem, chứ không hề biết trong đó có một ngôi trường. Chị Lan Anh -khu tập thể Thanh Xuân Bắc cho hay: "Nhiều người ở đây lâu lâu mới biết trong đây có trường học. Vì biển hiệu của trường rất khó để có thể trông thấy. Vì học chung, nên nếu em nào không có ý thức, việc đi sớm, về muộn, hay trốn học vào xem phim cũng dễ lắm".
Vì diện tích đất chật hẹp, không ít ngôi trường ở ngay giữa lòng thủ đô rơi vào tình trạng thiếu lớp, lụp xụp. Tình trạng ở chung cũng trở nên quen thuộc. Nhưng cũng chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc dạy, và học của cô và trò các cấp.
![](https://afamilycdn.com/Images/Uploaded/Share/2011/03/13/truonghoc1.jpg)
Học sinh vừa học, vừa chơi trong đình làng
Để khắc phục tình trạng ở đậu đất đình, trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc được quận Ba Đình cấp cho khu đất tại 50 phố Liễu Giai. Tuy nhiên cho đến nay kế hoạch này thực hiện chưa xong vì việc giải phóng mặt bằng vẫn còn nan giải.
Còn đối với trường tiểu học Thăng Long, từ 6, 7 năm trước đã đặt ra mục tiêu mở rộng khuôn viên , xây dựng quy hoạch tổng thể trường để học sinh cùng học một trường. Nhưng cũng chỉ có một vài trường được cấp đất để xây dựng một ngôi trường mới khang trang hơn, còn đa phần, học sinh từ năm này qua năm khác vẫn phải quen với cảnh chung đụng với đình làng, rạp chiếu phim, hay cảnh đi tìm lớp học vẫn sẽ còn tiếp diễn.