Tôi không mua quần áo trong 3 tháng và số tiền tiết kiệm được đã giúp tôi mua 1 chỉ vàng!
Tháng 3 đã khép lại, kéo theo 3 tháng đầu tiên của năm 2025 trôi qua trong chớp mắt. Tôi tự đặt cho mình thử thách “không mua quần áo mới” và bất ngờ thay, hành trình này không chỉ tiết kiệm mà còn dạy tôi trân trọng những gì mình có.
Tháng 3 đã qua, và như vậy là 3 tháng đầu tiên của năm 2025 đã trôi qua. Đầu năm, tôi tự đặt cho mình một kế hoạch: "Tiêu dùng quần áo sẵn có, không mua đồ mới".
Cho đến giờ, tôi tự hào nói rằng mình đã làm tốt. Ba tháng qua, tôi chưa hề mua bất kỳ món quần áo nào.
Nhưng nói thật, thử thách "ba tháng không mua quần áo" không hề dễ dàng. Tôi đã phải đối mặt với rất nhiều "cám dỗ". Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn những câu chuyện nhỏ trong hành trình này.
1. Tiếng "ồn" từ những cám dỗ

Khi Tết Nguyên Đán đến gần, tôi bị bao vây bởi những "tiếng nói" đầy thuyết phục:
- "Mặc quần áo đỏ trong dịp Tết sẽ mang lại may mắn".
- "Trước tiên phải tôn trọng trang phục, sau đó mới đến con người".
- "Trang phục ngày xuân không chỉ cho mình mà còn để cha mẹ được nở mày nở mặt".
Nghe riêng lẻ thì những câu này có vẻ hợp lý. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, tôi nhận ra chúng không hẳn đúng. So với những người 20 tuổi, những người 40 tuổi như tôi thường tiêu dùng hợp lý hơn và sống rõ ràng hơn. Tôi không quá quan tâm người khác nghĩ gì hay nhìn mình ra sao, miễn là bản thân thấy vui và thoải mái. Vậy nên, tôi quyết định gạt bỏ những "ý tốt", "giữ thể diện", hay "tôn trọng trang phục trước". Nếu cần thì mua, không cần thì thôi, đừng tự viện cớ hay để bản thân bị cuốn vào những lời "thúc đẩy mua sắm" ấy.
2. Nhận ra nhu cầu sai

Sau bữa tối, tôi thường đi bộ cùng chồng. Sau Tết, thời tiết ấm hơn, chỉ cần quần dài hoặc jeans là đủ để ra ngoài. Nhưng có những ngày tôi lười, không muốn mặc quần dài tử tế mà chỉ khoác thêm một lớp quần bên ngoài cho xong.
Rồi tôi nghĩ: "Nếu có một chiếc quần nỉ thoải mái thì tốt biết mấy, mặc vào là đi ngay được". Trước đây, ý tưởng vừa lóe lên là tôi đã hành động ngay – đi mua. Nhưng lần này, tôi dừng lại, suy nghĩ cả tuần và cuối cùng quyết định: Không mua.
Mặc thêm quần dài có bất tiện thật, nhưng tôi tự hỏi: "Mình lười đến mức nào chứ?". Hơn nữa, tôi đã có 4 chiếc quần lót dài và vài chiếc quần nỉ sẵn trong tủ. Mua thêm để làm gì? Để chúng nằm im trong góc à? Nghĩ đến cảnh đó, tôi thấy hơi sợ. Với tôi, "mua một chiếc quần nỉ" không phải nhu cầu thực sự, mà chỉ là một ý muốn sai lầm. Khi nhận ra điều này, cảm giác "ngứa ngáy" trong lòng cũng biến mất.
3. Thành quả ngoài mong đợi

Hai tháng không mua quần áo không chỉ giúp tôi tiết kiệm tiền mà còn mang lại những điều ý nghĩa hơn. Số tiền tiết kiệm được đã giúp tôi đạt một mục tiêu nhỏ:
- Tháng 1, tôi mua một mặt dây chuyền vàng cho con gái – một món trang sức nhỏ tôi dành dụm cho con.
- Tháng 2, tôi mua một chỉ vàng. Khi tích đủ, tôi có thể đổi thành thỏi vàng hoặc bán lấy lời.
Hiện tại, tôi chưa quyết định sẽ làm gì với số vàng đó, nhưng cảm giác tiết kiệm được tiền thật tuyệt. Ngoài ra, tôi còn học được cách trân trọng những gì mình đang có:
- Chiếc áo lông đen dễ dính bụi? Dùng chất tẩy xơ vải thường xuyên là ổn.
- Áo khoác không mặc đến? Lau sạch vết bẩn, phơi khô, cất gọn gàng.
- Chiếc quần jeans yêu thích gấu hơi sờn? Tôi mang đến tiệm may, sửa với giá chỉ 50 nghìn đồng. Kết quả hoàn hảo đến mức không ai nhận ra nếu không nhìn kỹ. Tôi vui đến nỗi cứ cảm ơn cô thợ may mãi.
4. Thay đổi tư duy, thay đổi hành động
Trước đây, nếu quần áo rách, tôi sẽ vội vứt đi và chạy ngay ra cửa hàng mua cái mới. Nhưng giờ, chỉ cần thay đổi một chút tư duy, tôi đã giảm được những lần mua sắm không cần thiết và cảm thấy hài lòng với điều đó. Tôi làm việc này hoàn toàn tự nguyện, không chút gượng ép. Hơn nữa, chiếc quần jeans ấy quá thoải mái – vải mềm, dáng đẹp. Nếu vứt đi, chưa chắc tôi đã tìm được cái thay thế vừa ý.