Tôi có mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng và đây là cách quản lý tiền cực hiệu quả mà tôi đang áp dụng

Lam Anh,
Chia sẻ

Muốn giữ được tiền bạc, bạn cần phải có ý thức lập kế hoạch tài chính và phân bổ của cải hợp lý.

01. “Phô trương” là cách đánh mất của cải nhanh nhất

Ở ngoài đời, nhiều người thể hiện sự “giàu có” bằng cách ăn uống tại nhà hàng cao cấp, mua xe hơi, ở biệt thự sang trọng và tham gia các buổi tiệc tùng hàng đêm.

Tác giả cho rằng phô trương sự giàu có là cách tốt nhất để đánh mất sự giàu có. Ông từng là nhân viên trông xe, điều thú vị của công việc này là giúp ông có cơ hội được lái những chiếc Rolls-Royce, Ferrari, Lamborghini và những chiếc xe sang khác của khách hàng.

Khi đó, ông mơ ước một ngày nào đó được sở hữu một chiếc xe hơi sang trọng như vậy. Bởi vì những chiếc xe sang trọng là biểu tượng của sự thành công và đại diện cho sức mạnh tài chính, quyền lực và danh vọng.

Nhưng ông nhận thấy mỗi khi có một chiếc xe sang đi ngang qua, thứ thường khiến ông tập trung là chiếc xe hơn là những người ngồi trong đó.

Điều này có nghĩa là chúng ta dễ bị lầm tưởng rằng ai cũng quan tâm tới vẻ bề ngoài hào nhoáng của chính mình. Nhưng thực tế, người khác không quan tâm bạn là ai? Bạn sở hữu những gì? Những “cái nhìn ghen tị từ người khác” mà chúng ta mong muốn hầu hết chỉ là “những suy nghĩ của bản thân”.

Và lầm tưởng này dẫn tới 1 hậu quả khôn lường khi có thể đẩy nhanh sự mất mát của cải vật chất.

Song, Morgan Housel cũng nói thêm, nhiều khi người ta thích đánh giá một người có giàu có qua vẻ bề ngoài hay không. Bởi vì đây là những thứ có thể nhìn thấy và chạm vào được, nhưng chúng ta không biết tình trạng tài chính thực sự của họ như thế nào. Điều đó cũng có nghĩa là dù người kia có thể trông tuyệt vời đến đâu, nhưng rất có thể, họ cũng đang mắc nợ.

Từ việc nắm bắt được đặc tính “tham lam phù phiếm” của con người, nhiều sản phẩm tài chính dành cho xu hướng tiêu dùng phô trương ra đời, kích thích lòng tham, khiến chúng ta dần rơi vào “bẫy giàu có". Để rồi sau đó là sự cạn kiệt dần dần của tiền tiết kiệm.

Nếu bạn thực sự muốn giàu có, bạn phải thiết lập một quan niệm tiêu dùng đúng đắn. Tốt nhất là bạn không nên chi tiêu vượt quá khả năng của bản thân. Hãy nhớ, chỉ có số tiền thực sự có trong tài khoản của bạn và chưa được sử dụng mới có thể giúp bạn tích lũy của cải từng chút một và cuối cùng trở nên giàu có.

Nếu thu nhập đang ở mức dưới 7 triệu thì hãy tiết kiệm và quản lý tài chính như thế này nhé - Ảnh 2.

Số tiền bạn thực sự có trong tài khoản của mình mới là thứ quan trọng.

02. 4 khía cạnh cần đặc biệt chú ý khi quản lý tài chính

Nếu bạn chỉ gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, tài sản của bạn sẽ dần bị thu hẹp lại.

Giả sử, 10 năm trước, một tô mì có thịt có giá 10.000 đồng. Nhưng ngày nay, vẫn là tô mì đó, lại có giá 25.000 đồng. Do đó, nếu 10.000 đồng được giữ trong tài khoản ngân hàng suốt 10 năm thì ngày nay thậm chí không đủ mua một tô mì, đây là kết quả của lạm phát.

Vì điều này, mọi người bắt đầu tìm kiếm nhiều cách khác nhau để đầu tư và quản lý tiền. Nhưng hầu hết mọi người dường như không những không kiếm được tiền lãi mà còn có thể bị lạm vào tiền gốc do ảnh hưởng từ lạm phát.

Về việc quản lý tài chính, ông Morgan Housel nhấn mạnh bạn đừng bao giờ mù quáng nghe theo lời khuyên quản lý tài chính của người khác. Việc học hỏi và tiếp thu kiến thức của bản thân là con đường duy nhất.

Về mặt quản lý tài chính, tác giả đưa ra 4 khía cạnh cần đặc biệt quan tâm:

1. Hãy tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu và phương pháp này rất đơn giản.

Nếu bạn làm việc chăm chỉ để tăng số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình. Sau đó áp dụng công thức tiết kiệm: Tích lũy của cải = thu nhập - chi phí, bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được tiền.

Bạn cần luôn nhớ rằng, chỉ bằng cách tiết kiệm sớm và giảm bớt ham muốn tiêu dùng thì mới có thể tích lũy của cải và có nhiều tự do hơn về thời gian cũng như cuộc sống trong tương lai.

Nếu mỗi lần bạn tiêu tiền chỉ để thỏa mãn sự phù phiếm và lạc thú thì sự giàu có sẽ không bao giờ ở bên bạn.

Nếu thu nhập đang ở mức dưới 7 triệu thì hãy tiết kiệm và quản lý tài chính như thế này nhé - Ảnh 3.

2. Nếu bạn muốn theo đuổi lợi nhuận cao, hãy kéo dài khoảng thời gian

Mỗi cuốn sách về đầu tư và quản lý tài chính đều nói về lãi kép, và đằng sau lãi kép là thời gian.

Ngay cả trong quá trình đầu tư, dù bạn sử dụng phương pháp quản lý tài chính nào cũng không thể tránh khỏi sai sót, thua lỗ. Lúc này bạn cần giữ tâm lý bình tĩnh và giảm dần rủi ro đầu tư thông qua lãi kép dài hạn.

3. Hãy tìm cách quản lý tiền bạc của riêng bạn

Nếu bạn đã từng mua một sản phẩm tài chính, có lẽ bạn đã biết nó sẽ yêu cầu bạn đánh giá rủi ro trước khi mua nó.

Một số người mong muốn mức lợi nhuận cao và cũng chấp nhận nhiều rủi ro, nhưng có một số người chỉ có thể chấp nhận quản lý tài chính được đảm bảo bằng vốn.

Vì vậy khi tìm được một sản phẩm tài chính phù hợp, bạn nhất định phải tự hỏi mình một điều trước khi mua nó. Đó là nếu lựa chọn sản phẩm này liệu bạn có thể ngủ ngon được không? Có thấy thoải mái không?

4. Xem xét khả năng chịu rủi ro

Người ta thường nói: “Kế hoạch không thể theo kịp sự thay đổi”. Trong hành trình đầu tư và quản lý tài chính có rất nhiều ví dụ như vậy.

Đặc biệt khi một số sự kiện thiên nga đen (một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những sự kiện bất ngờ, hiếm gặp và có tác động đáng kể đến thế giới) xảy ra, ngay cả những loại cổ phiếu có giá trị nhất cũng sẽ có tác động lớn đến tài chính của bạn.

Vì vậy, trước khi đầu tư, bạn phải chừa chỗ cho những sai sót trong quản lý tài chính để có thể ứng phó tốt hơn với những sự kiện bất ngờ.

Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể có được nguồn vốn cơ bản để quản lý tài chính. Nhưng điều quan trọng hơn quản lý tài chính là tiếp tục học hỏi những kiến thức liên quan, thay vì để số tiền khó kiếm được của mình cho người khác chăm sóc hoặc mù quáng lắng nghe theo ý kiến, lời khuyên của người khác.

Chia sẻ