Nàng dâu trở mặt
"Thôi thì nước mắt chảy xuôi, mà con dâu - nó đâu có hiểu cho mình… Nó chỉ biết đến lúc mình giúp được nó, còn không nó trở mặt ngay".
Bà hàng xóm cứ ghen tị với bà Thành, bảo sướng nhất bà, mẹ chồng - nàng dâu sống rõ hòa thuận. Xóm giềng chẳng khi nào thấy mẹ con bà cãi nhau cả. Bà Thành ra ngoài cũng thường nói tốt về con dâu: "Con bé hơi vụng nhưng thật thà, sống tình cảm lắm!".
Thế nên khi bà Thành hỏi: "Bà xem có chỗ nào cần người làm thì bảo tôi nhé! Trông trẻ con hoặc tạp vụ cũng được", bà hàng xóm tỏ ra hết sức ngạc nhiên: "Sao lại thế? Sao bà lại đi làm? Bà vẫn đang trông thằng cu Tũn cơ mà". Bà Thành thở dài: "Vâng, thì đúng thế. Nhưng mà cũng nhiều chuyện lắm bà ạ".
Chuyện là con trai bà quyết định cho thằng Tũn đi học. Phần vì nó cũng gần 3 tuổi, phần vì dạo này bà Thành không được khỏe, phải thuốc men triền miên. Con trai bà bảo: "Từ giờ, mẹ chỉ việc đưa đón cháu Tũn đi học thôi. Còn vợ con sẽ dậy sớm, hỗ trợ mẹ việc nhà". Lan - con dâu bà ậm ừ. Nhưng trông vẻ mặt có vẻ không được thoải mái cho lắm.
Thường ngày mẹ chồng Lan hầu như làm hết mọi việc lặt vặt trong nhà từ nhỏ tới lớn. Sáng sớm, bà dậy sớm tập thể dục rồi tiện thể ghé qua chợ mua thức ăn. Có hôm bà nấu ăn sáng luôn cho cả nhà. Việc nấu nướng bữa trưa, bữa tối, chăm sóc cu Tũn, giặt giũ quần áo của cả nhà, lau dọn nhà cửa... bà cũng cáng đáng hết.
Buổi tối, Lan đi làm về cũng là lúc nhà cửa đã tinh tươm, cơm nước đã sẵn sàng, vậy nên mang tiếng con mọn mà Lan thảnh thơi lắm. Mọi người bảo: "Sướng nhất cô Lan. Mẹ chồng đúng là number one".
Từ ngày kết hôn cho đến lúc đó, trong gia đình bà Thanh chưa bao giờ có cảnh mẹ chồng - nàng dâu xích mích, to tiếng với nhau hay ì xèo chuyện gì sau lưng nhau cả. Mặc những cuộc tán gẫu của chị em ở cơ quan luôn xoay quanh chuyện chán chồng, ghét mẹ chồng, Lan luôn đứng ngoài cuộc. Thấy Lan thảnh thơi, ăn mặc đẹp đi làm rồi lại đủng đỉnh mỗi khi tan sở, chị em trong công ty ai cũng thầm ghen tị: "Sao số nó may thế chứ, mẹ chồng vừa chăm chỉ, thương yêu con cháu lại hiền lành, chiều con dâu còn quá chiều con gái".
Bà cảm thấy buồn cảnh thân già bệnh tật, vừa đau lòng trước thái độ đối xử của con dâu (Ảnh minh họa).
Song mọi việc đã có chiều hướng thay đổi đáng kể từ ngày chồng Lan ra quyết định chuyển hết việc nhà sang tay Lan. Thay vì ngủ nướng như mọi hôm, Lan phải dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, rồi nấu ăn sáng cho cả nhà. Xong lại đánh thức cu Tũn, giúp con đánh răng, rửa mặt và chuẩn bị đồ để bà đưa đi lớp. Đã quen với việc mẹ chồng làm hộ hết nên giờ Lan không khỏi cảm thấy uể oải. Cu Tũn thì bướng, có khi 2 mẹ con đánh vật hơn 30 phút mới đánh răng xong, đó là chưa kể thời gian ăn uống, mặc quần áo...
Thành ra, ngày nào Lan cũng phải dậy từ 5 - 6 giờ sáng, vật lộn với cả đống việc không tên mà trước giờ cô cứ ngỡ "vài việc vặt, mẹ làm tí là xong".
Chiều tối, tan giờ làm, Lan lại vội vã phóng về nhà, rồi bắt đầu điệp khúc nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ. Có khi ngán ngẩm quá, cô gọi điện báo với mẹ chồng phải ở lại công ty họp đột xuất để... trốn việc.
Dù Lan không nói ra nhưng nhìn khuôn mặt cau có, vừa làm vừa cằn nhằn, khác hẳn với vẻ mặt vui tươi trước kia, bà Thành không khỏi nghĩ ngợi. Bà cảm thấy buồn cảnh thân già bệnh tật, vừa đau lòng trước thái độ đối xử của con dâu.
Một hôm, bà tình cờ nghe được tiếng Lan nói chuyện với bạn:
- Chiều mai á? Chịu, tao còn phải về sớm cơm nước cho nhà nữa….
- Tao tưởng mẹ chồng mày đảm lắm, giành hết việc nhà cơ mà.
- Ối giời. Trước kia thôi. Giờ hộ tao mỗi việc đi chợ với đưa đón thằng cu Tũn. Mà chán lắm! Ở nhà chả làm gì, có mỗi việc lau cái nhà thôi cũng không ra hồn. Hôm qua thì đi đón thằng cu rõ muộn. Khổ thân thằng bé chờ bà khóc hết nước mắt. Giờ lại bệnh tật, kiêng khem đủ kiểu. Nhiều khi thèm ăn bát canh chua mà cũng chịu chết. Chả nhẽ bày ra 2 nồi canh?
Thức ăn thì tối ngày chỉ có thịt và thịt, chán ơi là chán mà tao không biết kêu ai. Nói thật, có khi thuê ô sin còn sướng gấp vạn. Chả phải lo tiền thuốc thang, rồi còn giúp mình làm việc này, việc kia. Lúc nào quát thì quát, không sợ cứ bị nghĩ này nghĩ kia… Đấy, bọn mày cứ bảo tao sướng đi.
Bà Thành thở dài: "Nghe lời nói ấy thốt ra từ miệng con Lan mà tôi xa xẩm mặt mày. Dạo tôi còn khỏe, làm hết việc nhà thì nó hớn hở, vui vẻ lắm. Đến khi mình yếu thế này, chỉ giúp được nó chút ít thì nó trở mặt, coi mình là đồ thừa, ví mình không bằng cả ô sin. Đấy, bà cứ tị với tôi đi. Đêm trước tôi nằm nghĩ mà không tài nào ngủ được. Cứ nghĩ lại ứa nước mắt...".
Bà hàng xóm chép miệng: "Đúng là chả biết thế nào. Mà tôi nói thật, nó đã nói thế rồi thì bà kệ xác chúng nó, không phải trông con, trông kiếc gì cả. Chúng nó khắc phải tự xoay xở. Bà về quê ở với ông nó cho sướng. Nó đối xử với bà như vậy rồi khắc có ngày sẽ bị quả báo thôi".
Bà Thành rơm rớm nước mắt: "Ừ, thì cũng tại tôi thương thằng cu Tũn, rồi thương thằng bố nó hiền lành, chỉ biết có công việc. Nó làm về muộn, con vợ nó thì giờ giấc cũng thất thường, có khi gần 8 giờ tối mới về. Tôi không đón thằng cu Tũn thì ai đón? Khổ thân nó! Hôm qua, bà đến muộn một chút mà òa khóc nức nở.
Tôi cũng nghĩ kĩ rồi. Chờ con nó lớn một chút nữa, còn sức thì tôi sẽ tìm việc khác làm, không thì tôi về quê ở với ông nó. Mà khổ, cứ nghĩ thương con, thương cháu nên mình đành cố gắng vậy. Thôi thì nước mắt chảy xuôi, mà con dâu - nó đâu có hiểu cho mình… Nó chỉ biết đến lúc mình giúp được nó, còn không nó trở mặt ngay".
Thế nên khi bà Thành hỏi: "Bà xem có chỗ nào cần người làm thì bảo tôi nhé! Trông trẻ con hoặc tạp vụ cũng được", bà hàng xóm tỏ ra hết sức ngạc nhiên: "Sao lại thế? Sao bà lại đi làm? Bà vẫn đang trông thằng cu Tũn cơ mà". Bà Thành thở dài: "Vâng, thì đúng thế. Nhưng mà cũng nhiều chuyện lắm bà ạ".
Chuyện là con trai bà quyết định cho thằng Tũn đi học. Phần vì nó cũng gần 3 tuổi, phần vì dạo này bà Thành không được khỏe, phải thuốc men triền miên. Con trai bà bảo: "Từ giờ, mẹ chỉ việc đưa đón cháu Tũn đi học thôi. Còn vợ con sẽ dậy sớm, hỗ trợ mẹ việc nhà". Lan - con dâu bà ậm ừ. Nhưng trông vẻ mặt có vẻ không được thoải mái cho lắm.
Thường ngày mẹ chồng Lan hầu như làm hết mọi việc lặt vặt trong nhà từ nhỏ tới lớn. Sáng sớm, bà dậy sớm tập thể dục rồi tiện thể ghé qua chợ mua thức ăn. Có hôm bà nấu ăn sáng luôn cho cả nhà. Việc nấu nướng bữa trưa, bữa tối, chăm sóc cu Tũn, giặt giũ quần áo của cả nhà, lau dọn nhà cửa... bà cũng cáng đáng hết.
Buổi tối, Lan đi làm về cũng là lúc nhà cửa đã tinh tươm, cơm nước đã sẵn sàng, vậy nên mang tiếng con mọn mà Lan thảnh thơi lắm. Mọi người bảo: "Sướng nhất cô Lan. Mẹ chồng đúng là number one".
Từ ngày kết hôn cho đến lúc đó, trong gia đình bà Thanh chưa bao giờ có cảnh mẹ chồng - nàng dâu xích mích, to tiếng với nhau hay ì xèo chuyện gì sau lưng nhau cả. Mặc những cuộc tán gẫu của chị em ở cơ quan luôn xoay quanh chuyện chán chồng, ghét mẹ chồng, Lan luôn đứng ngoài cuộc. Thấy Lan thảnh thơi, ăn mặc đẹp đi làm rồi lại đủng đỉnh mỗi khi tan sở, chị em trong công ty ai cũng thầm ghen tị: "Sao số nó may thế chứ, mẹ chồng vừa chăm chỉ, thương yêu con cháu lại hiền lành, chiều con dâu còn quá chiều con gái".
Bà cảm thấy buồn cảnh thân già bệnh tật, vừa đau lòng trước thái độ đối xử của con dâu (Ảnh minh họa).
Thành ra, ngày nào Lan cũng phải dậy từ 5 - 6 giờ sáng, vật lộn với cả đống việc không tên mà trước giờ cô cứ ngỡ "vài việc vặt, mẹ làm tí là xong".
Chiều tối, tan giờ làm, Lan lại vội vã phóng về nhà, rồi bắt đầu điệp khúc nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ. Có khi ngán ngẩm quá, cô gọi điện báo với mẹ chồng phải ở lại công ty họp đột xuất để... trốn việc.
Dù Lan không nói ra nhưng nhìn khuôn mặt cau có, vừa làm vừa cằn nhằn, khác hẳn với vẻ mặt vui tươi trước kia, bà Thành không khỏi nghĩ ngợi. Bà cảm thấy buồn cảnh thân già bệnh tật, vừa đau lòng trước thái độ đối xử của con dâu.
Một hôm, bà tình cờ nghe được tiếng Lan nói chuyện với bạn:
- Chiều mai á? Chịu, tao còn phải về sớm cơm nước cho nhà nữa….
- Tao tưởng mẹ chồng mày đảm lắm, giành hết việc nhà cơ mà.
- Ối giời. Trước kia thôi. Giờ hộ tao mỗi việc đi chợ với đưa đón thằng cu Tũn. Mà chán lắm! Ở nhà chả làm gì, có mỗi việc lau cái nhà thôi cũng không ra hồn. Hôm qua thì đi đón thằng cu rõ muộn. Khổ thân thằng bé chờ bà khóc hết nước mắt. Giờ lại bệnh tật, kiêng khem đủ kiểu. Nhiều khi thèm ăn bát canh chua mà cũng chịu chết. Chả nhẽ bày ra 2 nồi canh?
Thức ăn thì tối ngày chỉ có thịt và thịt, chán ơi là chán mà tao không biết kêu ai. Nói thật, có khi thuê ô sin còn sướng gấp vạn. Chả phải lo tiền thuốc thang, rồi còn giúp mình làm việc này, việc kia. Lúc nào quát thì quát, không sợ cứ bị nghĩ này nghĩ kia… Đấy, bọn mày cứ bảo tao sướng đi.
Bà Thành thở dài: "Nghe lời nói ấy thốt ra từ miệng con Lan mà tôi xa xẩm mặt mày. Dạo tôi còn khỏe, làm hết việc nhà thì nó hớn hở, vui vẻ lắm. Đến khi mình yếu thế này, chỉ giúp được nó chút ít thì nó trở mặt, coi mình là đồ thừa, ví mình không bằng cả ô sin. Đấy, bà cứ tị với tôi đi. Đêm trước tôi nằm nghĩ mà không tài nào ngủ được. Cứ nghĩ lại ứa nước mắt...".
Bà hàng xóm chép miệng: "Đúng là chả biết thế nào. Mà tôi nói thật, nó đã nói thế rồi thì bà kệ xác chúng nó, không phải trông con, trông kiếc gì cả. Chúng nó khắc phải tự xoay xở. Bà về quê ở với ông nó cho sướng. Nó đối xử với bà như vậy rồi khắc có ngày sẽ bị quả báo thôi".
Bà Thành rơm rớm nước mắt: "Ừ, thì cũng tại tôi thương thằng cu Tũn, rồi thương thằng bố nó hiền lành, chỉ biết có công việc. Nó làm về muộn, con vợ nó thì giờ giấc cũng thất thường, có khi gần 8 giờ tối mới về. Tôi không đón thằng cu Tũn thì ai đón? Khổ thân nó! Hôm qua, bà đến muộn một chút mà òa khóc nức nở.
Tôi cũng nghĩ kĩ rồi. Chờ con nó lớn một chút nữa, còn sức thì tôi sẽ tìm việc khác làm, không thì tôi về quê ở với ông nó. Mà khổ, cứ nghĩ thương con, thương cháu nên mình đành cố gắng vậy. Thôi thì nước mắt chảy xuôi, mà con dâu - nó đâu có hiểu cho mình… Nó chỉ biết đến lúc mình giúp được nó, còn không nó trở mặt ngay".
Bà Thúy thấy nàng dâu mới vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng mà đã "bật" mẹ chồng tanh tách như thế lấy làm kinh ngạc lắm.