"Hai mặt" của mẹ chồng
Hóa ra căn nhà hào nhoáng này cũng chỉ để đẹp trong mắt thiên hạ, bất chấp cảnh mẹ con phải ăn kham, sống khổ từng ngày.
Khi mẹ chồng thích “đeo mặt nạ”
Ngày cưới nhau, họ hàng Lê xuýt xoa, bạn bè cô ghen tỵ vì cô "ngã vào võng đào". Mẹ chồng tươi cười đón khách, vẻ mặt mãn nguyện khi trao tặng hai con đến cả vài cây vàng. Ngay từ ngày yêu nhau, những lần đến nhà Dũng chơi, Lê đều rất thoải mái bởi mẹ Dũng thân thiện, dễ gần lại tâm lý và hết lòng chiều các con.
Số quà cưới đó, bản thân Lê cũng hơi bất ngờ, vì như Lê biết, gia đình Dũng vốn rất bình thường, vốn liếng của anh cũng chẳng có bao nhiêu. Thế mà đùng cái, mẹ chồng tặng hết dây chuyền lại nhẫn, lại lắc tay… Cô nghĩ thầm, chắc hẳn mẹ chồng thương nên dành dụm vàng tặng hết cho vợ chồng cô.
Bước chân về nhà chồng, cô mới vỡ lẽ. Ngay sau hôm cưới, mẹ chồng đã thủ thỉ: “Con à, số vàng hôm trước mẹ tặng, để mẹ giữ cho, khi nào có việc dùng đến cứ nói mẹ một tiếng là được”. Nghe mẹ nói có lý, Lê đưa hết số vàng cho mẹ mà chẳng mảy may nghĩ gì. Đến tối hôm ấy, dọn dẹp ở phòng ngoài, Lê đã nghe tường tận câu chuyện mượn vàng cho đẹp mặt ngày cưới của mẹ chồng. Hóa ra, tất cả số vàng đó bà đã vay mượn của 3 dì út, giờ bà đòi lại để trả. Lê hơi sốc, nhưng cô lại nghĩ “mẹ một mình nuôi anh Dũng khôn lớn thì lấy đâu ra nhiều tiền thế, bà làm vậy cũng chỉ vì vợ chồng mình”.
So với cả khu phố, nhà chồng Lê khang trang nhất nhì khu này. Căn nhà 3 tầng rộng rãi, nội thất đẹp, đến cả cái bát, đôi đũa trong nhà cũng toàn loại đắt tiền. Hàng xóm láng giếng mỗi lần đến chơi đều một điều “nhất cháu nhé, về nhà này sướng như tiên, nhà cửa đàng hoàng, mẹ chồng khéo léo”, hai điều “chẳng ai được như bà ấy, một mình nuôi con nên người, lại xây được căn nhà to đẹp”.
Đúng là Lê sống trong căn nhà khang trang thật. Song chỉ khi có khách, mẹ chồng mới lôi bát đũa đẹp và thết đãi cả nhà thật nhiều món ăn ngon. Còn lại, những ngày có 3 mẹ con, bữa cơm chỉ quanh quẩn với trứng, với đậu, ít rau như ăn lấy lệ cho qua bữa. Lê thấy lạ, thắc mắc với chồng thì Dũng giải thích: “Xưa nay mẹ quen sống khổ nên tiết kiệm lắm. Giờ còn phải tiết kiệm trả nốt nợ vay xây nhà…”. Lúc này Lê mới ngã ngửa người. Hóa ra căn nhà hào nhoáng này cũng chỉ để đẹp trong mắt thiên hạ, bất chấp cảnh mẹ con phải ăn kham, sống khổ từng ngày.
Mới làm dâu vài tháng mà Lê đã choáng váng hết lần này đến lần khác trước lối sống “đẹp” của mẹ chồng. Cô chợt nghĩ không biết còn bao chuyện mẹ chồng “đeo mặt nạ” nữa mà cô chưa rõ. Điều cô lo lắng hơn cả là bà quen sống “đẹp” như thế, thì liệu rằng có khi nào thật lòng với con, với cháu.
Có tiền mẹ vui, hết tiền mẹ “lạnh”
Cùng chung hoàn cảnh có mẹ chồng sống giả tạo nhưng Linh Anh (Thanh Trì, Hà Nội) còn rơi vào cảnh khốn khổ hơn.
Trước mặt Linh Anh, mẹ chồng lúc nào cũng đon đả “may mà thằng Hải nhà tôi lấy được nó, không thì chẳng làm nổi việc gì. Cháu nó chu đáo, đảm đang lắm, lúc nào cũng nghĩ đến chồng con, gia đình”.
Quả thật, Linh Anh rất đầu cuối, lần nào về cô cũng quà cáp đầy đủ và đều đặn biếu bà tiền hàng tháng. Còn dịp giỗ Tết, cô đưa riêng tiền cho mẹ lo việc gia đình. Lần nào đưa, bà cũng đùn đẩy: “Thôi con, mẹ ở nhà cũng có đồng lương hưu rồi, không phải biếu mẹ đâu”, rồi thì: “Vợ chồng con cứ bày vẽ, công việc đã bận lại còn quà cáp làm gì, về với mẹ là quý lắm rồi”. Nhưng sau những lần ấy, bà vẫn nhận tiền, nhận quà bình thường.
Từ ngày sinh con, hai vợ chồng bận bịu chẳng về thăm quê. Bà thì mắc bệnh khớp nên cũng không chăm được cháu. Bà vẫn động viên: “Hai vợ chồng cố gắng, mẹ mà khỏe mạnh cũng lên giúp hai đứa nhưng chân tay thế này thì chịu rồi”. Nói là thế, song thực tình không thấy con về thăm, không có quà cáp, cũng không được biếu tiền như trước, bà đã “trở mặt” từ lúc nào.
Một lần về quê, Linh Anh vô tình nghe được cuộc trò chuyện của bà với người hàng xóm: “Số tôi khổ bà ạ, ông ấy mất sớm, một thân một mình mà chúng nó có thèm về thăm bao giờ”. Hôm khác, cô lại bắt gặp bà “buôn dưa lê” với cô Mai – em ruột của bố: “Chúng nó chỉ biết vác mặt về chứ có bao giờ quà cáp, đóng góp gì. Tết nhất cũng chỉ ăn vài bữa rồi nhanh chóng về ngoại. Thằng này từ ngày lấy vợ bị con Linh Anh nó “dắt mũi” rồi, nó chỉ đạo gì là nghe hết”. Cô giật bắn mình. Cô cứ ngỡ mình may mắn vì không bao giờ xung đột với mẹ chồng, vậy mà…
Càng ngày, sự quan tâm của vợ chồng cô dành cho mẹ giảm giần cũng là lúc bộ mặt thật của bà càng lộ rõ. Hơn ai hết, chồng Linh Anh là người hiểu rõ tính mẹ, song anh thấy mẹ chồng – con dâu hòa thuận nên cũng chẳng khới ra làm gì. Cho đến khi nghe được chuyện bà trách cứ vợ chồng anh không gửi tiền thường xuyên về cho bà như trước đây, anh mới điên tiết cắt hẳn khoản trợ cấp hàng tháng cho bà.
Suốt mấy tháng trời, lần nào hai vợ chồng về, bà cũng “mặt lạnh như tiền”, hỏi gì thì bà nói nấy chứ nhất định không mở lời trước. Bà chỉ niềm nở bế cháu, còn với hai vợ chồng, bà vờ như không có trong nhà.
Ngày cưới nhau, họ hàng Lê xuýt xoa, bạn bè cô ghen tỵ vì cô "ngã vào võng đào". Mẹ chồng tươi cười đón khách, vẻ mặt mãn nguyện khi trao tặng hai con đến cả vài cây vàng. Ngay từ ngày yêu nhau, những lần đến nhà Dũng chơi, Lê đều rất thoải mái bởi mẹ Dũng thân thiện, dễ gần lại tâm lý và hết lòng chiều các con.
Số quà cưới đó, bản thân Lê cũng hơi bất ngờ, vì như Lê biết, gia đình Dũng vốn rất bình thường, vốn liếng của anh cũng chẳng có bao nhiêu. Thế mà đùng cái, mẹ chồng tặng hết dây chuyền lại nhẫn, lại lắc tay… Cô nghĩ thầm, chắc hẳn mẹ chồng thương nên dành dụm vàng tặng hết cho vợ chồng cô.
Bước chân về nhà chồng, cô mới vỡ lẽ. Ngay sau hôm cưới, mẹ chồng đã thủ thỉ: “Con à, số vàng hôm trước mẹ tặng, để mẹ giữ cho, khi nào có việc dùng đến cứ nói mẹ một tiếng là được”. Nghe mẹ nói có lý, Lê đưa hết số vàng cho mẹ mà chẳng mảy may nghĩ gì. Đến tối hôm ấy, dọn dẹp ở phòng ngoài, Lê đã nghe tường tận câu chuyện mượn vàng cho đẹp mặt ngày cưới của mẹ chồng. Hóa ra, tất cả số vàng đó bà đã vay mượn của 3 dì út, giờ bà đòi lại để trả. Lê hơi sốc, nhưng cô lại nghĩ “mẹ một mình nuôi anh Dũng khôn lớn thì lấy đâu ra nhiều tiền thế, bà làm vậy cũng chỉ vì vợ chồng mình”.
So với cả khu phố, nhà chồng Lê khang trang nhất nhì khu này. Căn nhà 3 tầng rộng rãi, nội thất đẹp, đến cả cái bát, đôi đũa trong nhà cũng toàn loại đắt tiền. Hàng xóm láng giếng mỗi lần đến chơi đều một điều “nhất cháu nhé, về nhà này sướng như tiên, nhà cửa đàng hoàng, mẹ chồng khéo léo”, hai điều “chẳng ai được như bà ấy, một mình nuôi con nên người, lại xây được căn nhà to đẹp”.
Đúng là Lê sống trong căn nhà khang trang thật. Song chỉ khi có khách, mẹ chồng mới lôi bát đũa đẹp và thết đãi cả nhà thật nhiều món ăn ngon. Còn lại, những ngày có 3 mẹ con, bữa cơm chỉ quanh quẩn với trứng, với đậu, ít rau như ăn lấy lệ cho qua bữa. Lê thấy lạ, thắc mắc với chồng thì Dũng giải thích: “Xưa nay mẹ quen sống khổ nên tiết kiệm lắm. Giờ còn phải tiết kiệm trả nốt nợ vay xây nhà…”. Lúc này Lê mới ngã ngửa người. Hóa ra căn nhà hào nhoáng này cũng chỉ để đẹp trong mắt thiên hạ, bất chấp cảnh mẹ con phải ăn kham, sống khổ từng ngày.
Mới làm dâu vài tháng mà Lê đã choáng váng hết lần này đến lần khác trước lối sống “đẹp” của mẹ chồng. Cô chợt nghĩ không biết còn bao chuyện mẹ chồng “đeo mặt nạ” nữa mà cô chưa rõ. Điều cô lo lắng hơn cả là bà quen sống “đẹp” như thế, thì liệu rằng có khi nào thật lòng với con, với cháu.
Cô cứ ngỡ mình may mắn vì không bao giờ xung đột với mẹ chồng, vậy mà… (ảnh minh họa).
Có tiền mẹ vui, hết tiền mẹ “lạnh”
Cùng chung hoàn cảnh có mẹ chồng sống giả tạo nhưng Linh Anh (Thanh Trì, Hà Nội) còn rơi vào cảnh khốn khổ hơn.
Trước mặt Linh Anh, mẹ chồng lúc nào cũng đon đả “may mà thằng Hải nhà tôi lấy được nó, không thì chẳng làm nổi việc gì. Cháu nó chu đáo, đảm đang lắm, lúc nào cũng nghĩ đến chồng con, gia đình”.
Quả thật, Linh Anh rất đầu cuối, lần nào về cô cũng quà cáp đầy đủ và đều đặn biếu bà tiền hàng tháng. Còn dịp giỗ Tết, cô đưa riêng tiền cho mẹ lo việc gia đình. Lần nào đưa, bà cũng đùn đẩy: “Thôi con, mẹ ở nhà cũng có đồng lương hưu rồi, không phải biếu mẹ đâu”, rồi thì: “Vợ chồng con cứ bày vẽ, công việc đã bận lại còn quà cáp làm gì, về với mẹ là quý lắm rồi”. Nhưng sau những lần ấy, bà vẫn nhận tiền, nhận quà bình thường.
Từ ngày sinh con, hai vợ chồng bận bịu chẳng về thăm quê. Bà thì mắc bệnh khớp nên cũng không chăm được cháu. Bà vẫn động viên: “Hai vợ chồng cố gắng, mẹ mà khỏe mạnh cũng lên giúp hai đứa nhưng chân tay thế này thì chịu rồi”. Nói là thế, song thực tình không thấy con về thăm, không có quà cáp, cũng không được biếu tiền như trước, bà đã “trở mặt” từ lúc nào.
Một lần về quê, Linh Anh vô tình nghe được cuộc trò chuyện của bà với người hàng xóm: “Số tôi khổ bà ạ, ông ấy mất sớm, một thân một mình mà chúng nó có thèm về thăm bao giờ”. Hôm khác, cô lại bắt gặp bà “buôn dưa lê” với cô Mai – em ruột của bố: “Chúng nó chỉ biết vác mặt về chứ có bao giờ quà cáp, đóng góp gì. Tết nhất cũng chỉ ăn vài bữa rồi nhanh chóng về ngoại. Thằng này từ ngày lấy vợ bị con Linh Anh nó “dắt mũi” rồi, nó chỉ đạo gì là nghe hết”. Cô giật bắn mình. Cô cứ ngỡ mình may mắn vì không bao giờ xung đột với mẹ chồng, vậy mà…
Càng ngày, sự quan tâm của vợ chồng cô dành cho mẹ giảm giần cũng là lúc bộ mặt thật của bà càng lộ rõ. Hơn ai hết, chồng Linh Anh là người hiểu rõ tính mẹ, song anh thấy mẹ chồng – con dâu hòa thuận nên cũng chẳng khới ra làm gì. Cho đến khi nghe được chuyện bà trách cứ vợ chồng anh không gửi tiền thường xuyên về cho bà như trước đây, anh mới điên tiết cắt hẳn khoản trợ cấp hàng tháng cho bà.
Suốt mấy tháng trời, lần nào hai vợ chồng về, bà cũng “mặt lạnh như tiền”, hỏi gì thì bà nói nấy chứ nhất định không mở lời trước. Bà chỉ niềm nở bế cháu, còn với hai vợ chồng, bà vờ như không có trong nhà.