Tinh trùng có khả năng chữa bệnh tiểu đường

Theo Bee,
Chia sẻ

Các nhà nghiên cứu thử nghiệm cho con người, ít nhất là ở những nam giới mắc bệnh tiểu đường típ 1, có thể sử dụng mô của tinh hoàn của chính họ để sản xuất chất insulin thay thế

Điều này cho thấy khả năng của mạng lưới tế bào trong tinh hoàn có thể sản xuất insulin thay thế.

Một số nhà khoa học ở Hoa Kỳ kỹ thuật sản xuất insulin bằng cách sử dụng tế bào gốc của tinh trùng. Những phát hiện này tiếp tục được hoàn thiện để đem lại lợi ích cho việc điều trị những người bị bệnh tiểu đường típ 1.


Bệnh tiểu đường sinh ra do các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy bị hư hỏng, vì vậy mà cơ thể mất khả năng điều tiết lượng đường trong máu.

Giáo sư Ian G Gallicanp của Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, Washington DC đã biến đổi các chất tiền thân của tinh trùng người, được gọi là tế bào gốc spermatogonial (SSCs), trở thành một tế bào beta tiểu đảo.

Tế bào beta tiểu bảo này có khả năng sản xuất insulin, thường được sản xuất trong tuyến tụy. Khi tiêm vào chuột, tế bào này đã điều tiết một cách thành công lượng đường trong máu trong cơ thể chuột.

Theo trích dẫn từ trang Guardian, Gallicanp đã trình bày kết quả thử nghiệm của nhóm nghiên cứu của ông tại cuộc họp hàng năm của "Hiệp hội Tế bào Sinh học Mỹ” ở Philadelphia.

"Nếu không có tế bào gốc, người trưởng thành hoặc phôi thai bắt buộc phải sản xuất đủ insulin để chữa khỏi bệnh tiểu đường ở người. Nhưng, như chúng ta biết rằng SSCs có tiềm năng làm những gì chúng ta mong muốn, và chúng tôi biết làm thế nào để phát triển nó," ông Gallicano.

Gallicanp và nhóm của ông thực hiện việc chiết xuất SSCs của người từ tinh hoàn của người đã chết. "Từ tinh hoàn, tế bào này sẽ hình thành ba lớp mầm trong một vài tuần và sẽ phát triển thành các mô trong cơ thể," ông nói.

Trong khoảng một gram mô tinh hoàn từ con người, các nhà nghiên cứu sản xuất được khoảng một triệu tế bào gốc. Những tế bào này cho thấy trong nó chứa các thành phần sinh học giống hệt với các tế bào beta tiểu đảo có thể sản xuất ra insulin.

Tiếp theo, tế bào đó được cấy vào cơ thể chuột. Con chuột này đã được thiết kế để không có hệ miễn dịch để giảm nồng độ đường trong máu. Sau khi được ghép tế bào một tuần, con chuột này bắt đầu có khả năng sản xuất insulin để điều tiết lượng đường trong máu.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển phát hiện của mình. Họ thử nghiệm cho con người, ít nhất là ở những nam giới mắc bệnh tiểu đường típ 1, có thể sử dụng mô của tinh hoàn của chính họ để sản xuất chất insulin thay thế. Họ cũng đang thử nghiệm khả năng của tế bào gốc trong các tế bào trứng của phụ nữ.

Chia sẻ