Tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng: Bác sĩ cảnh báo có thể 2 cơ quan nội tạng đã bị tổn thương
Rất nhiều người xuất hiện tình trạng đột ngột tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng. Liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh gì không?
1/3 cuộc đời của chúng ta dành cho giấc ngủ, vì vậy một giấc ngủ chất lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Một người trưởng thành nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Ngược lại, việc thiếu ngủ có thể làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến con người dễ mắc bệnh hơn. Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần. Ngủ không đủ giấc cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone, từ đó sẽ gây rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Với phụ nữ, thiếu ngủ còn đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến da mất đi độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và vết nám.
Thậm chí, y học cổ truyền Trung Quốc còn đánh giá giấc ngủ chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của lục phủ ngũ tạng. Muốn biết nội tạng có tốt hay không bạn nên kiểm tra xem mình có thường xuyên mất ngủ và thức dậy nửa đêm hay không.
Rất nhiều người xuất hiện tình trạng cứ đến 3-4 giờ sáng là đột ngột tỉnh giấc. Liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh gì không?
Tỉnh giấc lúc 3-4 giờ, coi chừng gan và phổi "tắc nghẽn"
1. Gan tổn thương
Bác sĩ phẫu thuật Vương Hồng (công tác tại Sơn Đông, Trung Quốc) cho hay, giai đoạn từ 2 - 3 giờ sáng là giai đoạn giải độc của gan. Nếu gan bốc hỏa hoặc kinh mạch gan bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến tình trạng gan khí kém, khí huyết kém lưu thông, từ đó gây tỉnh giấc giữa đêm.
Đương nhiên, khi gan bị tổn thương, ngoài dấu hiệu thức dậy bất thường, cơ thể cũng sẽ xuất hiện một số hiện tượng khác như là:
1. Đau bụng và đầy hơi: Tổn thương gan có thể gây khó chịu ở bụng, chẳng hạn như đầy hơi và đau bụng.
2. Khó tiêu: Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, buồn nôn, nôn và các triệu chứng khác.
3. Vàng da: Vàng da là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh gan, do sự cản trở chuyển hóa bilirubin trong cơ thể.
4. Mệt mỏi, sút cân: Khi gan bị bệnh, chức năng gan suy giảm, quá trình chuyển hóa năng lượng giảm sút, từ đó sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như mệt mỏi, thể lực kém, sút cân.
5. Chảy máu: Bệnh gan khiến cơ thể mất đi chức năng đông máu bình thường, làm thay đổi quá trình chuyển hóa của các yếu tố đông máu, dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường hoặc vết thương lâu lành.
2. Do kinh mạch phổi bị tắc nghẽn
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng khoảng thời gian từ 3-5h sáng là thời điểm mà phổi đang thực hiện chức năng thanh lọc. Nếu ngày nào cũng thức dậy vào đúng thời gian này kèm các triệu chứng như ho, hắt hơi, nghẹt mũi thì rất có thể phổi của bạn chứa quá nhiều độc tố cần phải thanh lọc...
Bác sĩ phẫu thuật Vương Hồng cho biết, ngoài dấu hiệu tỉnh giấc vào ban đêm, bệnh phổi còn để lộ không ít biểu hiện như:
1. Ho: Cơn ho có thể là ho khan hoặc khạc đờm, đôi khi kèm theo các triệu chứng như ho và đau ngực.
2. Khó thở: Các tổn thương ở phổi khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè.
3. Đau ngực: Tổn thương ở phổi có thể gây đau hoặc tức ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu.
4. Ho ra máu: Ho ra máu có thể là triệu chứng của bệnh phổi, điều đó chứng tỏ nhu mô phổi bị tổn thương hoặc viêm nặng.
5. Mệt mỏi và sụt cân: Tổn thương phổi có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt hoặc sụt cân.
6. Sốt: Các tổn thương ở phổi có thể gây ra các triệu chứng như sốt.
Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn?
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tránh uống rượu, hút thuốc và sử dụng caffein quá nhiều.
- Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh.
- Duy trì giờ giấc ngủ đều đặn, tốt nhất là đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định hàng ngày.
- Thư giãn trước khi đi ngủ như hít thở sâu, ngồi thiền, tắm nước nóng… giúp thư giãn cơ thể và tinh thần.